Chuỗi cá ngừ còn điểm nghẽn

Doanh nghiệp 09:22 12/07/2019
Trong quy hoạch phát triển ngành thủy sản của Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, cá ngừ đại dương (CNĐD) được xem là sản phẩm thủy sản chủ lực.

Để nghề đánh bắt CNDD phát triển bền vững, tỉnh Bình Định thực hiện thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Tuy đã phát huy hiệu quả, nhưng chuỗi cá ngừ cũng đã bộc lộ điểm bất cập.

Trong vòng 5 năm qua, nghề đánh bắt CNĐD ở Bình Định phát triển mạnh mẽ. Nếu như năm 2014 tỉnh này chỉ có 1.522 tàu cá chuyên khai thác cá ngừ thì đến năm 2018 con số này đã tăng lên đến 2.134 chiếc. Kích thước tàu đánh bắt CNĐD cũng ngày càng tăng và vật liệu đóng tàu cũng ngày càng hiện đại hơn.

Cách đây 5 năm, tàu đánh bắt CNĐD ở Bình Định chỉ là tàu vỏ gỗ, có chiều dài dưới 24m thì hiện đã có 34 tàu có chiều dài hơn 24m, 18 tàu vỏ thép và 7 tàu vỏ composite.

Trước năm 2011, ngư dân Bình Định đánh bắt CNĐD chủ yếu bằng nghề câu vàng. Từ năm 2012, ngư dân chuyển sang nghề câu tay kết hợp ánh sáng. Nghề này cho năng suất đánh bắt cao, thời gian đi biển ngắn, sản lượng trung bình đạt từ 1,2 - 2 tấn/chuyến biển, thời gian khai thác quanh năm, nên hầu hết ngư dân đã chuyển hết sang nghề câu tay kết hợp ánh sáng.

Số lượng tàu làm nghề câu tay kết hợp ánh sáng tính đến nay là 1.337 tàu, chỉ còn 14 tàu câu vàng. Nghề lưới vây khai thác cá ngừ cũng là thế mạnh của Bình Định với 726 tàu khai thác vùng khơi.

Hiện tỉnh đang triển khai thực hiện 3 mô hình liên kết theo chuỗi: Chuỗi khai thác CNĐD theo công nghệ Nhật; chuỗi khai thác, tiêu thụ của các tàu vây cá ngừ và chuỗi liên kết giữa chủ tàu khai thác với doanh nghiệp chế biến.

Bước đột phá của nghề đánh bắt CNĐD là ngư dân được chuyển giao công nghệ, ngư cụ của Nhật để khai thác, tiêu thụ nội địa và XK CNĐD. Ngư dân đã biết vận hành thiết bị, công nghệ Nhật và ứng dụng vào SX, nhờ vậy mỗi tàu đánh bắt CNĐD giảm được 1 lao động, chất lượng cá ngừ được nâng cao và tăng hiệu quả SX.

Về chuỗi khai thác, tiêu thụ của các tàu vây cá ngừ có đội tàu 14 chiếc của lão ngư Bùi Thanh Ninh ở xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn) tham gia. Trong nhóm tàu này có sự liên kết giữa các tàu với nhau từ khai thác, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.

Chủ đội tàu khuyến khích thuyền viên góp vốn vào tàu mình đang đi và cùng chia lợi nhuận theo tỉ lệ góp vốn. Thu nhập các thành viên trong đội tàu phụ thuộc vào kết quả khai thác của tàu mình và có sự dung hòa thu nhập của cả đội tàu...

Ngoài ra, Bình Định còn thực hiện chuỗi liên kết giữa Cty TNHH Thịnh Hưng (Khánh Hòa) với 160 chủ tàu khai thác CNĐD ở huyện Hoài Nhơn thông qua 2 cơ sở thu mua Hải Hà và Quốc Thu; chuỗi liên kết giữa Cty Hồng Ngọc và Phúc Hưng (Phú Yên) cam kết thu mua CNĐD với hơn 400 tàu của ngư dân Bình Định, thông qua các đại lý.

Theo đánh giá của ông Trần Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, sau khi thực hiện các chuỗi nói trên, nghề đánh bắt CNĐD đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên cũng đã bộc lộ những bất cập.

Ví như liên kết khai thác, tiêu thụ của các tàu vây cá ngừ tuy có kết quả tốt nhưng rất khó nhân rộng, bởi để thực hiện mô hình này đòi hỏi người “cầm chịch” phải góp vốn lớn và có uy tín với các thuyền viên, có năng lực trong việc điều hành toàn bộ hoạt động của đội tàu.

Hoặc mô hình liên kết giữa các Cty và ngư dân, tuy các chủ tàu có cam kết bán hàng cho các đại lý vệ tinh của các Cty, nhưng không có hợp đồng mua bán ràng buộc. Vậy nên nếu giá thu mua của các cơ sở khác cao hơn giá của các đại lý của Cty thì ngư dân sẽ bán ra ngoài, vì vậy chuỗi này chưa có sự liên kết chặt chẽ.

“Việc xây dựng cảng cá ngừ chuyên dụng, chợ đấu giá cá ngừ, cơ sở dịch vụ hậu cần nghề CNĐD có vai trò quan trọng, nhưng do thiếu lực nên Bình Định chưa thực hiện được, trong đó khi chưa có chính sách xã hội hóa khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này. Đề xuất Bộ NN-PTNT hỗ trợ địa phương kêu gọi vốn ODA hoặc có cơ chế chính sách để xã hội hóa việc xây dựng cảng cá ngừ chuyên dụng, chợ đấu giá cá ngừ và cơ sở dịch vụ hậu cần”, ông Trần Văn Phúc.

(Theo NNVN)

Bạn đang đọc bài viết Chuỗi cá ngừ còn điểm nghẽn tại chuyên mục Doanh nghiệp của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

VASEP phát hành Báo cáo Xuất khẩu thủy sản Quý I/2024

 |  14:07 02/05/2024

(vasep.com.vn) Sau khi sụt giảm liên tục trong nửa cuối năm 2023, sang quý I/2024, XK thủy sản của Việt Nam đã có tín hiệu hồi phục nhẹ với mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 2 tỷ USD. XK bứt phá mạnh mẽ vào tháng 1 là giai đoạn trước Tết Nguyên đán, nhưng có chiều hướng chững lại trong tháng 2 và tháng 3.

ASPA đề xuất cấm nhập khẩu tôm Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức

 |  08:58 02/05/2024

(vasep.com.vn) Hiệp hội Chế biến tôm Mỹ (ASPA) đã trình yêu cầu lên Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) về việc cấm nhập khẩu tôm từ Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức, theo quy định của mục 307, Đạo luật thuế quan năm 1930.

Nga trợ cấp vận tải đường sắt trong nước để thúc đẩy tiêu thụ thủy sản nội địa

 |  08:49 02/05/2024

(vasep.com.vn) Vận tải đường sắt nội địa của Nga chở các sản phẩm thủy sản từ vùng Viễn Đông đến miền Trung đã tăng đáng kể trong quý 1/2024. Chính phủ Nga đã trợ cấp vận chuyển thủy sản đông lạnh bằng đường sắt từ khu vực đánh bắt trọng điểm trong một nỗ lực rõ ràng nhằm khuyến khích tiêu dùng nội địa trong bối cảnh hạn chế xuất khẩu ngày càng tăng.

Giá surimi sẽ tiếp tục giảm trong năm 2024

 |  08:44 02/05/2024

(vasep.com.vn) Thời kỳ khó khăn trên thị trường surimi cá minh thái vẫn tiếp tục đối với các nhà sản xuất Mỹ, nhưng mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng giá trước đó. khi mà tập đoàn Pacific Andes bùng nổ giữa cuối năm 2015 và 2017.

Peru: Công bố hạn ngạch mùa cá cơm đầu tiên năm 2024

 |  12:45 01/05/2024

(vasep.com.vn) Peru đã chính thức công bố mùa khai thác cá cơm đầu tiên trong năm 2024, dự kiến sẽ bắt đầu ngày 16/4/2024, với hạn ngạch khai thác chính thức 2,475 triệu tấn.

Tìm hiểu về nhu cầu thị trường tôm châu Âu

 |  12:43 01/05/2024

(vasep.com.vn) Với gần 30 quốc gia và 10 loài tôm đặc biệt phổ biến, việc nhìn vào thị trường tôm châu Âu mang lại cái nhìn sâu sắc hấp dẫn về sự khác biệt văn hóa và ẩm thực trên khắp lục địa. Tôm thẻ chân trắng có thể là loại tôm phổ biến nhất ở châu Âu nhưng có tới hơn 10 loài tôm được tiêu thụ rộng rãi

FTA với Trung Quốc có hiệu lực trong bối cảnh bất lợi cho tôm Ecuador

 |  08:53 29/04/2024

(vasep.com.vn) Thuế suất nhập khẩu của Trung Quốc đối với tôm Ecuador mã HS 0306170 sẽ giảm xuống 0% theo các điều khoản của hiệp định thương mại tự do song phương.

ASC khảo sát nhu cầu người tiêu dùng với thủy sản được chứng nhận

 |  08:51 29/04/2024

(vasep.com.vn) Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) đã hoàn thành nghiên cứu người tiêu dùng lớn nhất cho đến nay, thông qua một cơ quan nghiên cứu thị trường độc lập, phỏng vấn hơn 15.000 người tiêu dùng ở 14 quốc gia khác nhau về nhận thức và tiêu thụ thủy sản của họ.

Tồn kho cá minh thái ở Trung Quốc giảm

 |  08:00 29/04/2024

(vasep.com.vn) 2 tháng đầu năm 2024, cả NK và XK cá minh thái của Trung Quốc đều có xu hướng giảm. Tháng 1/2024, Trung Quốc NK hơn 17 nghìn tấn cá minh thái, giảm 43% so với cùng kỳ.

Nga cung cấp hơn 98% nguồn cung cá minh thái cho Hàn Quốc

 |  08:38 26/04/2024

(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã nhập khẩu 18.606 tấn cá minh thái đông lạnh trong tháng 3/2024, giảm 10% so với 20.677 tấn nhập khẩu cùng kỳ năm 2023.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC