Nghị định do Bộ Tài chính soạn thảo để làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai các nội dung cải cách cơ bản trong Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu, được phê duyệt kèm theo Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 12/1/2021.
Theo Bộ Tài chính, dự thảo Nghị định cụ thể hóa vai trò đầu mối của cơ quan hải quan trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu.
Dự thảo Nghị định cũng quy định áp dụng đồng bộ 3 phương thức kiểm tra cho cả lĩnh vực kiểm tra chất lượng, kiểm tra ATTP dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro hàng hóa và mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, được công kai trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (NSW) để doanh nghiệp tra cứu, chủ động thực hiện.
Tất cả các thủ tục hành chính tại dự thảo Nghị định được quy định phải thực hiện trên NSW. Việc ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính giúp đơn giản hồ sơ, trình tự, thủ tục kiểm tra; cắt giảm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp; tăng cường vai trò quản lý nhà nước; minh bạch hóa, công kai hóa thông tin xử lý của các cơ quan, tổ chức.
Tại cuộc họp, các ý kiến phát biểu xoay quanh những nội dung còn có ý kiến khác nhau, như thẩm quyền của cơ quan hải quan trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra chất lượng, kiểm tra ATTP đối với hàng nhập khẩu; phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị định đối với hàng hóa công bố hợp quy theo biện pháp 2a, 2b quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP....
Sau khi nghe các ý kiến phát biểu của các bộ, ngành, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đánh giá cao nỗ lực của Bộ Tài chính trong việc chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ giao Bộ Tài chính tiếp tục tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành liên quan để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định bảo đảm không trái với các văn bản luật liên quan đồng thời bám sát nội dung của Đề án.
Phó Thủ tướng yêu cầu việc xây dựng Nghị định phải hướng tới cải cách tốt nhất thủ tục hành chính, giảm thiểu các đầu mối, phối hợp sử dụng công nghệ thông tin để tránh gặp gỡ trực tiếp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nhập khẩu hàng hóa.
Ngày 19/01/2022, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 502/VPCP-KGVX. Tại văn bản này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế nghiên cứu, tổ chức thực hiện việc sửa đổi một số nội dung của Nghị định 15/2018/NĐ-CP theo trình tự, thủ tục được quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy định chi tiết. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan báo cáo, đề xuất cụ thể với Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo Đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 12/1/2021 bảo đảm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đúng quy định của pháp luật. |
(vasep.com.vn) Nguồn cá xa bờ của Nhật Bản đang suy giảm, làm dấy lên lo ngại rằng ngành thủy sản của nước này có thể phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt vào năm 2050.
(vasep.com.vn) Theo Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Ứng dụng Tiên tiến (CEPEA), giá cá rô phi nuôi của Brazil tiếp tục xu hướng giảm trên hầu hết các thị trường. Nguyên nhân chủ yếu là do sự kết hợp giữa tình trạng cung vượt cầu và nhu cầu trong nước yếu hơn.
(vasep.com.vn) Theo Tổ chức Dầu cá và Bột cá Quốc tế (IFFO), sản lượng bột cá toàn cầu trong chín tháng đầu năm 2024 đã tăng gần 23% so với cùng kỳ năm 2023. Sự gia tăng đáng kể này phần lớn là do vụ thu hoạch cá cơm dồi dào của Peru, giúp tăng đáng kể nguồn cung tích lũy của quốc gia này.
(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.
Trong 30 năm, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 150 thị trường cùng nhiều loại cá thịt trắng khác nhờ vào nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil đã đạt đến mức cao mới trong quý 3 năm 2024, với khối lượng xuất khẩu tăng 158% và giá trị tăng 174% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.031 tấn với giá trị 18,5 triệu USD.
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia (MAFF) xác nhận rằng Cục Thủy sản (FA) và lực lượng đặc nhiệm đang tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp trên toàn quốc trong mùa cấm đánh bắt để bảo tồn nguồn lợi cá.
(vasep.com.vn) Một báo cáo mới từ Pew Charitable Trusts cho rằng cần có phương pháp tiếp cận đa loài trong quản lý nguồn cá để giải quyết tình trạng suy giảm nguồn cá ở Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá rô phi của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 9, với mức giảm đáng kể về khối lượng và giá, chủ yếu là đối với phi lê tươi.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn