Chỉ 30 - 40% doanh nghiệp thủy sản có khả năng hồi phục lại sản xuất ngay sau giãn cách

Tiêu điểm 08:19 06/09/2021 Kim Thu
(vasep.com.vn) Theo khảo sát của VASEP tính tới cuối tháng 8/2021, chỉ có khoảng 30-40% doanh nghiệp (DN) thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam hoạt động được “3 tại chỗ”; khoảng 30-40% DN không đủ thực hiện “3 tại chỗ” đã phải ngừng sản xuất, số phần trăm còn lại đã tạm dừng sản xuất để tổ chức lại nhà máy để thực hiện “3 tại chỗ”. Với những nhà máy thực hiện được phương án này thì lượng công nhân có thể huy động được khoảng từ 30-50% tổng số lượng lao động, số còn lại nghỉ việc hoặc nghỉ không lương, công suất chế biến đã giảm từ 50-60% so với trước. Ước tính, công suất chung của cả vùng đã giảm từ 60-70%.

Tiền Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp là các tỉnh có số lượng DN thủy sản ngừng hoạt động hoàn toàn hoặc tạm ngừng sản xuất nhiều nhất để tổ chức lại thực hiện “3 tại chỗ”.

Do nhiều địa phương thực hiện giãn cách quá lâu, công nhân, người lao động làm việc “3 tại chỗ” đã bắt đầu mệt mỏi và mong được về nhà, do đó các DN rất khó khăn nếu muốn tiếp tục thực hiện “3 tại chỗ”. Ngoài ra, việc thực hiện 3 tại chỗ đã phát sinh rất nhiều chi phí trong khi công suất sản xuất giảm, do đó các doanh nghiệp không thể tiếp tục trụ lâu thêm nếu không có sự hỗ trợ của Chính phủ.

Chỉ  30-40% doanh nghiệp thủy sản đủ năng lực phục hồi sản xuất ngay sau giãn cách

Các DN thủy sản tổ chức được “3 tại chỗ” cố gắng duy trì lực lượng lao động chủ chốt để tiếp tục sản xuất và vận hành nhà máy, số công nhân còn lại tạm thời cho nghỉ việc và DN trả lương cơ bản. Những DN khác ngừng hoạt động cho nhân viên nghỉ nhưng vẫn cố gắng duy trì lương cho các công nhân, nhân viên nhằm giữ chân người lao động. Riêng tại các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng,… một số ít DN vẫn đang cố gắng duy trì số lượng công nhân, thực hiện chia ca, phân luồng để vừa đảm bảo sản xuất vừa đảm bảo phòng, chống dịch tại nhà máy.

Theo kết quả khảo sát, chỉ có 30 – 40% doanh nghiệp có đủ năng lực để phục hồi sản xuất ngay sau khi kết thúc giãn cách xã hội, số DN còn lại rất khó hoặc cần thời gian dài để khôi phục lại hoạt động sản xuất. Việc phục hồi sản xuất của DN đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi các nguyên nhân như: Chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị dứt gãy, hoặc khó khăn trong vận chuyển; DN bị mất khách hàng do thời gian thực hiện giãn cách quá lâu, không đảm bảo tiến độ giao hàng. Đặc biệt là khó quy tụ lại lực lượng lao động như ban đầu do công nhân chưa được tiêm vaccine nên chưa thể đến cơ sở sản xuất, đã về quê, cách ly, hay đang điều trị Covid…

Ngoài ra, chủ trương của nhiều tỉnh thành đang thực hiện Chỉ thị 16 cùng với việc chỉ tập trung vào mục tiêu chống dịch, do đó khả năng hồi phục sản xuất rất khó, nếu việc tiếp tục giãn cách đến giữa tháng 9/2021 thì nguy đứt chuỗi là rất cao và khả năng khó hồi phục lại sản xuất như bình thường.

Do ảnh hưởng của việc giãn cách xã hội, các NCC giảm công suất hoạt động hoặc thực hiện “3 tại chỗ, việc hạn chế đi lại, chậm vận chuyển giao nhận hàng hóa – nguyên vật liệu cho chế biến và xuất nhập khẩu, do đó nguồn nguyên vật liệu chỉ tạm thời đủ cung cấp cho hoạt động sản xuất trong thời gian ngắn, nếu kéo dài giãn cách XH theo chỉ thị 16 thì chuỗi cung ứng sẽ bị đứt gãy và DN phải ngừng hoạt động do không đủ nguyên vật liệu cho sản xuất.

Doanh nghiệp khó khăn xuất khẩu, giá tôm, cá đã giảm mạnh

Nguồn nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn và quyết định giá thành sản phẩm, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh, quy định giãn cách nên DN thủy sản không thể quy động được nguồn nguyên liệu, nguyên liệu bị đùn ứ nên giá nhiều mặt hàng thủy sản đã giảm mạnh, người dân không tiếp tục thả nuôi… Dự báo, nguồn nguyên liệu từ nuôi trồng sẽ thiếu từ 20-30% và giá nguyên liệu sẽ tăng từ 10-20% trong những tháng cuối năm

Đối với nguyên liệu khai thác biển cũng gặp nhiều khó khăn do ngư dân không thể đi biển đánh bắt, các cảng cá cũng giới hạn hoặc ngưng hoạt động, dự kiến nguồn nguyên liệu khai thác trong nước giảm thiếu 30-40% và dự kiến giá nguyên liệu tăng 20-30%.

Tính đến tháng 7/2021, số lượng các đơn hàng tăng 10-20% so với năm 2020 do các thị trường NK trên thế giới đều đã khôi phục lại. Tuy nhiên, ngay sau đó, từ đầu tháng 8/2021, dịch bệnh Covid-19 lan rộng và nhanh từ Tp.Hồ Chí Minh xuống miền Tây, đặc biệt từ ngày 23/8 - 15/9, toàn bộ các tỉnh Nam bộ, ĐBSCL thực hiện Chỉ thị 16 nghiêm ngặt nên từ vận chuyển nguyên vật liệu, đến thực hiện các thủ tục XNK, thủ tục C/O, thủ tục cảng,….đã ảnh hưởng mạnh đến tiến độ sản xuất và giao hàng của DN.

Tính tới cuối tháng 8/2021, có tới 40-50% các đơn hàng bị giao trễ hẹn và có khoảng 10-15% các đơn hàng bị hủy. Ngoài ra, nhiều nhà NK đã tỏ thái độ quan ngại cho rằng, trước mắt vẫn giữ đơn hàng nhưng có thể cân nhắc tới việc tìm nguồn cung thay thế.

Theo các DN được khảo sát, trường hợp DN được trở lại sản xuất bình thường sau khi nới lỏng giãn cách (sau 15/9) thì khả năng lấy được các đơn hàng cho mùa lễ cuối năm cũng rất hạn chế.

Ngoài ra, cước phí vận chuyển của các hãng tàu hiện nay vẫn rất cao tăng từ 2-3 đến 10 lần và chưa có sự điều chỉnh phù hợp, thêm vào đó việc book container, book tàu cũng gặp nhiều khó khăn khi DN hoàn toàn thụ động về thời gian và cước tàu nên đã ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch vận chuyển và giá thành sản phẩm thủy sản, làm ảnh hưởng kế hoạch kinh doanh, uy tín  của DN và sự cạnh tranh của thủy sản Việt Nam.

Tỷ lệ doanh nghiệp được tiêm vaccine mũi 1 đạt 30-40%

Mặc dù hiện nay Chính phủ đã chỉ đạo đưa lực lượng công nhân tại các KCN, KCX vào diện ưu tiên tiêm vaccine ngừa Covid-19, tuy nhiên với việc giới hạn về lượng vaccine của Việt Nam, theo kết quả khảo sát, tính tới cuối tháng 8/2021, tỷ lệ tiêm vaccine (mũi 1) cho công nhân thủy sản tại miền Nam, ĐBSCL đạt trung bình 30-40%,  chưa có DN nào được triển khai tiêm mũi 2. Việc ưu tiên triển khai tiêm vaccine cho công nhân của các địa phương thực hiện khác nhau, trong khi nhóm DN ở tỉnh Cà Mau được tiêm vaccine nhiều và nhanh nhất từ 90-95% công nhân thì ở các địa phương khác như: Long An, Cần Thơ, Hậu Giang,… hay các tỉnh ven biển miền Trung, Nam Trung Bộ như: Đà Nẵng, Khánh Hòa… tỷ lệ tiêm rất ít và chưa phù hợp với mức độ bùng phát dịch tại các địa phương.

VASEP cũng đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét thứ tự ưu tiên các thành phần được tiêm vaccine ngừa covid-19. Theo đó, sau những người làm tại các cơ sở y tế và những cán bộ liên quan phải tiếp xúc với người dân, người cao tuổi, người có bệnh nền thì thứ tự tiếp theo là những người lao động (trong sản xuất, lưu thông các mặt hàng thiết yếu; trong các nhà máy, các khu công nghiệp – thực hiện sản xuất cho xuất khẩu nói chung và sản xuất, XK thủy sản nói riêng), trong đó đặc biệt ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng lao động tại các nhà máy đang áp dụng phương thức “3 tại chỗ” tại các địa phương trong tháng 9/2021. Đặc biệt là lực lượng công nhân ngành thủy sản làm việc trong môi trường khép kín và ẩm ướt rất dễ lây lan dịch bệnh.

Ngoài ra, VASEP cũng đề xuất các địa phương không áp dụng cứng nhắc quy định sản xuất “3 tại chỗ” bằng việc hướng dẫn DN thực hiện “1 cung đường - 2 điểm đến” sau khi đã tiêm đủ vaccine ngừa Covid-19 và nơi ở công nhân là một địa điểm ngoài nhà máy.

gian cach xa hoi covid 3 tai cho doanh nghiep lao dong cong nhan giam cong suat dut gay chuoi cung ung

TIN MỚI CẬP NHẬT

Lượng cá ngừ vận chuyển giảm mạnh ở Quần đảo Marshall

 |  08:29 17/01/2025

(vasep.com.vn) Thủ đô Majuro của Quần đảo Marshall, một trung tâm vận chuyển cá ngừ quan trọng ở Thái Bình Dương, đã ghi nhận số lượng vận chuyển thấp nhất trong hơn một thập kỷ vào năm 2024.

Cần nỗ lực tiếp thị hơn để vực dậy doanh số bán lẻ tôm đang giảm sút ở Mỹ

 |  08:28 17/01/2025

(vasep.com.vn) Nhà phân tích hải sản cấp cao Angel Rubio khuyên rằng các chiến lược tiếp thị hiệu quả hiện đóng vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy sự quan tâm của người tiêu dùng Hoa Kỳ và hỗ trợ doanh số bán lẻ tôm khi nhu cầu trong lĩnh vực bán lẻ giảm sau đợt tăng đột biến do đại dịch.

Nhu cầu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ thế giới tăng do nguồn cung giảm

 |  09:17 16/01/2025

(vasep.com.vn) Vào những tháng mùa hè, nhu cầu về nhuyễn thể hai mảnh vỏ tăng mạnh ở châu Âu. Người tiêu dùng tìm kiếm nguồn hải sản bền vững và coi đó là ứng cử viên hàng đầu. Năm 2024 không phải ngoại lệ.

Giá tôm thế giới trong tuần thứ 3 của tháng 1/2025

 |  09:12 16/01/2025

(vasep.com.vn) Giá tôm chân trắng nuôi tại trang trại của Trung Quốc vẫn ở mức thấp mặc dù Tết Nguyên đán đang đến gần, thông thường đây là thời điểm nhu cầu đạt đỉnh và giá cả tăng mạnh, trong khi giá từ các nguồn khác giảm hoặc ổn định.

Louisiana (Hoa Kỳ) ban hành luật ghi nhãn thực đơn mới nhằm bảo vệ người tiêu dùng

 |  08:46 16/01/2025

(vasep.com.vn) Kể từ 1/1/2025, tiểu bang Louisiana của Hoa Kỳ đã ban hành luật mới nhằm bảo vệ tốt hơn cả ngành công nghiệp hải sản của tiểu bang và người tiêu dùng.

Philippines: Nuôi thành công ấu trùng tôm mũ ni thành tôm giống

 |  08:29 16/01/2025

Philippines vừa công bố nghiên cứu nuôi thành công ấu trùng tôm mũ ni (slipper lobster) thành tôm giống, mở ra triển vọng nuôi thương phẩm loại hải sản giá trị này.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

 |  08:53 15/01/2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Ấn Độ thúc đẩy công bằng trong các quy tắc trợ cấp thủy sản của WTO

 |  08:35 15/01/2025

(vasep.com.vn) Ấn Độ đã và đang ủng hộ các quy tắc chặt chẽ hơn của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để điều chỉnh trợ cấp cho hoạt động đánh bắt ngoài khơi, nhấn mạnh nhu cầu chống lạm thác và bảo vệ đa dạng sinh học biển. Là một quốc gia đánh bắt cá lớn, Ấn Độ đã lên tiếng lo ngại...

Thị trường sò điệp Hoa Kỳ tuần 3/2025: Giá cao kỷ lục

 |  08:28 15/01/2025

(vasep.com.vn) Thị trường sò điệp dường như đang chịu áp lực gia tăng trong tuần 3 năm 2025, với mức giá cao kỷ lục, đặc biệt là đối với loại U10. Doanh số bán hàng dường như đã chậm lại đáng kể vì giá tăng thêm. Sự gián đoạn thời tiết và nhu cầu theo mùa chậm lại đang làm phức tạp thêm những thách thức, với một số người mua chuyển sang sò điệp Nhật Bản như một lựa chọn tiết kiệm chi phí/có sẵn hơn.

Giá sò điệp Nhật Bản tăng vọt do nhu cầu toàn cầu tăng, sản lượng thu hoạch của Hoa Kỳ giảm

 |  11:14 14/01/2025

(vasep.com.vn) Thị trường sò điệp Nhật Bản đang chứng kiến sự gia tăng giá mạnh mẽ từ mùa hè năm 2024, một phần do nhu cầu xuất khẩu tăng cao từ các thị trường toàn cầu, đặc biệt là từ Hoa Kỳ và Đông Nam Á. Giá sò điệp, đặc biệt là sò điệp Yesso, dự báo sẽ tiếp tục tăng do sản lượng sò điệp tại Hoa Kỳ được dự đoán sẽ giảm trong thời gian tới.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC