Đảo Hòn Chuối thuộc khóm 1, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau - nằm cách cửa biển Sông Đốc khoảng 17 hải lý về hướng Tây. Biển hào phóng ban tặng cho vùng biển quanh đảo Hòn Chuối nhiều tôm cá, thủy sản… nên trước kia nhiều gia đình ở đảo Hòn Chuối sống chủ yếu dựa vào công việc đánh bắt, khai thác hải sản.
Tuy nhiên, sinh kế thực sự giúp nhiều gia đình ấm no, có “của ăn, của để” như hôm nay, phải kể đến công việc nuôi cá bớp. Trong đó, ông Huỳnh Phong Vụ (thị trấn Sông Đốc) và ông Lê Văn Út (quê ở Kiên Giang) được xem là những người tiên phong đầu tư đóng bè nuôi cá bớp lồng ở Hòn Chuối. Hiện bè cá của ông Vụ, ông Út thường xuyên có vài nghìn con cá giống...
Thời gian nuôi một lứa cá bớp lồng bè ở Hòn Chuối kéo dài trong khoảng 10 tháng
Là một trong những cư dân ở Hòn Chuối được ông Vụ, ông Út tận tình hướng dẫn cách nuôi cá bớp, tính đến nay, anh Hồng Nhật Trường đã gắn bó với công việc này được hơn 10 năm. “Tiền đóng bè, mua cá giống không nhiều nhưng nặng là phần thức ăn cho cá (chủ yếu là cá cào, cá lưới bao). Với giá bán cá như hiện nay, trừ chi phí con giống và thức ăn, người nuôi cá thu lời khoảng 50.000 - 60.000 đồng/kg” - anh Trường phấn khởi chia sẻ. Với 500 cá bớp giống mua hết 300 triệu đồng, anh Trường nuôi đã được hơn 7 tháng, sau khi bán cá, anh Trường dự kiến sẽ thu về khoảng 120 -150 triệu đồng tiền lãi.Theo ông Út tính toán, với trên 3.000 con cá bớp giống, mỗi ngày chi phí tiền thức ăn hết khoảng 3 triệu đồng. Thời gian nuôi dự tính là 10 tháng, cân nặng của cá khi thu hoạch đạt từ 8-10kg. Với giá cá như thời điểm tháng 10, 11/2021 - giao động từ 110.000 đồng đến 120.000đồng/kg - người nuôi cá không có lời. Nhưng với giá bán thời điểm hiện tại là 155.000 đồng/kg, những người nuôi cá bớp ở Hòn Chuối ai cũng phấn khởi.
Theo thiếu tá Trương Văn Kết - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hòn Chuối - bởi từ hiệu quả kinh tế mang lại của việc nuôi cá bớp, đến nay trên đảo Hòn Chuối hiện có 37 hộ/68 hộ đang nuôi cá bớp lồng bè với 196 bè, khoảng trên 30.000 con cá giống. Tổ ấm của họ chính là những con tàu với không chỉ chỗ ngủ, bếp nấu ăn, mà còn có cả ti vi, máy phát điện, dàn năng lượng mặt trời....
Theo chân những cán bộ biên phòng đi thăm các lồng cá, nghe chia sẻ của những người nuôi cá bớp ở Hòn Chuối mới hay, để có thể “trụ” được với công việc này, người nuôi cá bớp ở Hòn Chuối phải chịu không ít những rủi ro, khổ cực. “Sống giữa biển thì nắng gió là đương nhiên rồi. Đảo nhỏ nên năm nào cư dân Hòn Chuối cũng phải di chuyển bè cá quanh đảo để tránh sóng, tránh gió, tốn kém không ít. Nhưng khó khăn nhất của cư dân hiện nay vẫn là vốn đầu tư do mua thức ăn cho cá bớp rất tốn kém. Bên cạnh đó, trước đây, cá bớp giống chủ yếu từ các tàu đánh bắt tự nhiên trên biển cung cấp nên cá khỏe, nuôi nhanh lớn. Hai năm trở lại đây, cá giống tự nhiên hiếm hơn nên nhiều hộ chủ yếu mua cá giống tại các trại nhân giống ở Nha Trang, Bà Rịa - Vũng Tàu nên cá lớn chậm hơn… Hơn thế, người nuôi cá bớp ở Hòn Chuối vẫn chưa có được đầu ra ổn định, khâu vận chuyển cá sống từ đảo vào đất liền cũng không thuận nên vẫn phải chấp nhận tình trạng giá cả bấp bênh mỗi khi đến vụ thu hoạch cá…” - ông Lê Văn Út chia sẻ. Bù lại, do cá bớp ở Hòn Chuối nuôi trong lồng bè đặt giữa biển, lại được ăn thức ăn hoàn toàn là cá tươi đánh bắt trên biển, nên chất lượng được người tiêu dùng đánh giá rất cao, giá bán cá bớp Hòn Chuối theo đó luôn nhỉnh hơn cá bớp nuôi ở nhiều nơi khác.
Các bè cá bớp của cư dân được nuôi quanh khu vực đảo Hòn Chuối
Đến đảo Hòn Chuối thời gian này, thấy ấm lòng hơn bởi nụ cười của những cư dân; thấy vui hơn khi chứng kiến cảnh vớt cá, cân cá rộn ràng, tấp nập… Những mong, sẽ có thêm nhiều những vụ cá bớp được giá để người nuôi cá ở Hòn Chuối vui hơn, từ đó an lòng gắn bó, giữ gìn biển đảo quê hương. Xa đất liền, gặp thời tiết xấu có khi cả chục ngày mới có tàu cập đảo, nhưng bất chấp nắng chói chang hay mưa rát mặt, nhiều cư dân Hòn Chuối vẫn cặm cụi bên những bè cá; san sẻ cùng nhau thực phẩm, nước ngọt. Có người vì dịch bệnh gây chết cá hàng loạt phải bỏ nghề; nhưng cũng có người sẵn sàng đầu tư thêm vì hi vọng vào những mẻ cá lớn khoẻ, được giá... Để nghề nuôi cá bớp lồng bè ở đảo Hòn Chuối phát triển bền vững, cư dân đang rất cần Nhà nước tiếp thêm nguồn vốn với lãi suất thấp để bà con đầu tư mở rộng quy mô. Cùng với đó, định hướng đầu ra cho sản phẩm để bà con yên tâm lựa chọn mô hình sản xuất theo hướng bền vững và lâu dài.
(vasep.com.vn) Giá dầu cá đã giảm đáng kể vào đầu năm 2025, khi các nhà sản xuất Peru bán dầu cá sang Trung Quốc với giá khoảng 2.600 USD/tấn, giảm mạnh so với mức cao nhất 3.190 USD/tấn vào tháng 12/2024.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo nuôi trồng thủy sản mới nhất của Rabobank, những người sản xuất tôm có thể kỳ vọng giá sẽ cải thiện trong nửa đầu năm.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới của ENACT Africa, một sáng kiến do EU hậu thuẫn nhằm giải quyết tội phạm xuyên quốc gia, nghề cá của Somalia, bao gồm cả cá ngừ vây vàng, đang chịu áp lực nghiêm trọng từ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong năm 2024 tăng 4,99%, giá trị xuất khẩu đạt gần 113,37 triệu SGD, chiếm thị phần 9,68%
Đây là mục tiêu mà ngành thủy sản tiếp tục đặt ra trong năm 2025 - năm cuối tăng tốc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Xuất khẩu thủy sản năm 2024 vượt mốc 10 tỷ USD, kỳ vọng sẽ tiếp tục nối dài đà tăng trưởng trong năm 2025.
(vasep.com.vn) Dù đối mặt với nhiều thách thức trong nửa cuối năm nhưng khép lại năm 2024, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam vẫn tăng 17% so với năm 2023, đạt 299 triệu USD. Để có thể tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng trong năm 2025, ngành sản xuất và xuất khẩu cá ngừ đóng hộp rất cần sự phối hợp đồng bộ của các bên liên quan.
Trong tháng cuối cùng của năm 2024, thị trường nội địa đã soán ngôi Mỹ để vươn lên vị trí số 1 về đóng góp doanh thu cho Vĩnh Hoàn.
Sau gần một ngày ra khơi, 8 tàu cá của ngư dân phường Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh đánh bắt được 100 tấn cá cơm, bán thu hơn một tỷ đồng.
(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã đạt mốc xuất khẩu hải sản vượt 3 tỷ USD vào năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp đạt mức tăng trưởng kỷ lục. Theo báo cáo từ Bộ Đại dương Hàn Quốc, xuất khẩu hải sản trong năm nay đạt 3,03 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm 2023, mặc dù gặp phải những thách thức về kinh tế và môi trường toàn cầu.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn