Bình Thuận: Phấn đấu sản xuất thủy sản “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”

Nguyên liệu 09:56 15/11/2021 Kim Thu
Để sản xuất thủy sản “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trong thời gian tới, Bình Thuận sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân, doanh nghiệp thu mua, chế biến thực hiện các quy định về an toàn phòng chống dịch trong hoạt động sản xuất. Đồng thời, nắm chắc nguồn cung hải sản và tổ chức tốt các kênh phân phối, tiêu thụ hải sản, không để ùn ứ, ách tắc,…

Khai thác, chế biến thủy sản gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận, trong thời gian vừa qua, khi tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, việc áp dụng một số biện pháp phòng chống dịch đã tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất của ngư dân, doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy sản trên địa bàn.

Cụ thể, đối với hoạt động đánh bắt hải sản, trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các địa phương đã quy định tạm dừng hoạt động khai thác thủy sản trên biển đối với các tàu cá trong địa bàn đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg và tại một số địa phương đang phong tỏa do các ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tổng hợp số liệu từ các địa phương trong tỉnh cho thấy, trong khoảng thời gian từ cuối tháng 7/2021 đến đầu tháng 9/2021 có khoảng 3.228 tàu cá/12.600 lao động tạm ngưng hoạt động; khoảng 85% tàu cá hoạt động nghề hậu cần huyện Phú Quý gặp khó khăn trong việc cập cảng Phan Thiết để bốc dỡ sản phẩm.

Bên cạnh đó, theo báo cáo từ các đơn vị quản lý cảng cá, trong thời gian áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg, công tác kiểm soát tàu thuyền ra, vào cảng thực hiện chặt chẽ, gắn với các biện pháp phòng chống dịch, đồng thời, áp dụng biện pháp cấm tàu cá từ các địa phương vùng dịch vào cập cảng bốc dỡ sản phẩm, hoặc vào bốc dỡ sản phẩm phải cách ly tập trung thuyền viên theo quy định.  Nhiều tàu cá từ các địa phương khác cũng không vào cảng cá đang áp dụng chỉ thị 16/CT-TTg để bốc dỡ sản phẩm do quy định khi quay lại địa phương phải cách ly,… Do đó, số lượng tàu cá cập cảng, sản lượng qua cảng giảm mạnh.

Đối với hoạt động sản xuất, chế biến thủy sản, Sở NN&PTNT Bình Thuận cho biết, từ đầu quý III/2021 trở đi khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, hoạt động thu mua, chế biến hải sản gặp khó khăn. Theo kết quả khảo sát của Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản của tỉnh, trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg, có khoảng 39% cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản trên địa bàn tạm ngưng hoạt động do không đáp ứng được yêu cầu phòng chống dịch theo phương án 3 tại chỗ; 16% cơ sở chỉ thực hiện thu mua, bảo quản nguyên liệu và 40% cơ sở còn lại hoạt động cầm chừng với năng suất từ 30-50% so với bình thường.

Đáng chú ý, do ảnh hưởng của dịch bệnh, một số ngành nghề bị hạn chế hoạt động, tình hình vận chuyển tiêu thụ hải sản gặp khó khăn nên ảnh hưởng đến giá bán hải sản. Theo báo cáo của các đơn vị quản lý cảng, giá thu mua hải sản khai thác biến động giảm khác nhau tùy theo mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 tại các địa phương và tùy thuộc chủng loại, không xảy ra tình trạng giảm sâu đồng loạt. Trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg, giá bán tại cảng cá giảm giảm từ 20-30% so với điều kiện bình thường. Riêng giá hải sản tươi sống giảm khá sâu do việc cung ứng hải sản chất lượng cao phục vụ nhu cầu khách du lịch, các hàng quán cao cấp, bị đình trệ. Việc vận chuyển, lưu thông không thuận lợi, thời gian kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Hiện nay, giá bán các mặt hàng hải sản cơ bản đã ổn định trở lại, trừ một số loại hải sản tươi, sống, giá vẫn còn thấp so với điều kiện bình thường.

Sản xuất thủy sản “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”

Để lĩnh vực sản xuất thủy sản của địa phương đạt được hiệu quả trong thời gian tới, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận cho biết, tỉnh sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân, doanh nghiệp thu mua, chế biến thủy sản hiểu và thực hiện các quy định về an toàn phòng chống dịch trong hoạt động sản xuất. Bên cạnh hình thức tuyên truyền thông qua tổ chức lớp tập huấn, tờ rơi, pa nô, phát thanh trên hệ thống loa của cảng cá, sẽ phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền qua phương tiện truyền thông đại chúng; thí điểm tuyên truyền qua tin nhắn điện thoại cho chủ tàu,…

Bên cạnh đó, Bình Thuận sẽ tổ chức sản xuất thủy sản trên biển và tại cảng hợp lý, thích ứng an toàn với dịch COVID-19. Trong đó, chỉ đạo Chi cục Thủy sản phối hợp các địa phương thường xuyên theo dõi, nắm tình hình hoạt động nghề cá của tỉnh, nhất là tình hình tàu cá nằm bờ, ngư dân dừng sản xuất,…để phản ánh và có kiến nghị, đề xuất tỉnh và Trung ương có hình thức hỗ trợ kịp thời. Tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả của các Tổ công tác chuyên đề tiêu thụ hải sản để hỗ trợ bốc dỡ, tiêu thụ hải sản tại cảng; Tổ kiểm soát, phòng chống dịch liên ngành tại cảng cá để kiểm soát, phòng chống dịch đối với tàu cá khi xuất, cập bến. Đồng thời, hướng dẫn ngư dân, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất trong cảng xây dựng kế hoạch sản xuất an toàn, thích ứng trong điều kiện phòng, chống dịch.

Đặc biệt, Bình Thuận sẽ tổ chức nắm chắc nguồn cung hải sản và tổ chức tốt các kênh phân phối, tiêu thụ hải sản, không để ùn ứ, ách tắc. Cụ thể, chỉ đạo Chi cục Thủy sản phối hợp các Ban Quản lý cảng cá và các địa phương theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh về số lượng tàu cá, ngành nghề, sản lượng, chủng loại. Đồng thời, phối hợp các lực lượng chức năng nắm bắt số tàu cá ngoài tỉnh hoạt động, tập kết tiêu thụ hải sản trên địa bàn tỉnh để dự báo sản lượng hải sản khai thác trong tỉnh và sản lượng hải sản tập kết qua các cảng cá để chủ động trong khâu tiêu thụ.

Các Ban Quản lý cảng cá thực hiện tốt quy định về thông tin tàu cá cập cảng, giám sát sản lượng hải sản tiêu thụ tại các cảng cá, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, thực hiện nghiêm quy định trong công tác phòng chống dịch COVID-19 tại cảng cá cho từng nhóm đối tượng tàu cập cảng.

Ngoài ra, theo dõi kênh tiêu thụ trực tiếp tại các chợ, siêu thị và các hình thức cung ứng theo nhu cầu trong và ngoài tỉnh. Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản phối hợp ngành Công Thương đồng thời thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin thị trường thủy sản của Bộ NN&PTNT để cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp về đầu ra và các hình thức hỗ trợ tiêu thụ phù hợp. Ngoài ra, hỗ trợ, hướng dẫn các cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh thủy sản tham gia các sàn thương mại điện tử, hướng dẫn đưa sản phẩm lên các sàn để tiêu thụ; tiếp tục kết nối với Tổ công tác 970 của Bộ NN&PTNT để kết nối tiêu thụ hải sản cho ngư dân, doanh nghiệp sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Về nhiệm vụ dài hạn, Bình Thuận tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng phát triển bền vững. Trong đó, ổn định đội tàu khai thác xa bờ, giảm dần tàu cá nhỏ hoạt động ven bờ, nâng cấp, cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ trong hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá, nhất là công tác bốc dỡ hải sản tại cảng,…/.

(Theo dangcongsan.vn)

Mời Quý DN thủy sản tham gia khảo sát về khả năng tiếp cận các gói hỗ trợ do ảnh hưởng dịch Covid - 19

TIN MỚI CẬP NHẬT

NFA hợp tác với các đối tác để chống đánh bắt trái phép

 |  08:36 03/05/2024

(vasep.com.vn) Cơ quan Thủy sản Quốc gia (NFA) của Papua New Guinea (PNG) cho biết họ đang hợp tác với các đối tác để chống lại việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm dự kiến tăng trưởng 5,2% giai đoạn 2024-2032

 |  08:34 03/05/2024

(vasep.com.vn) Theo Global Market Insights Inc, quy mô ngành sản xuất thức ăn cho tôm được dự kiến sẽ tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 5,2% từ năm 2024 đến năm 2032. Điều này được dự đoán dựa trên nhu cầu ngày càng cao của thị trường toàn cầu về các sản phẩm thức ăn cho tôm.

Công ty protein côn trùng Ý định xây nhà máy 40.000 tấn ở Na Uy vào năm 2027

 |  08:33 03/05/2024

(vasep.com.vn) Nhà sản xuất nguyên liệu thức ăn nuôi trồng thủy sản thay thế Ittinsect của Ý đã công bố kế hoạch tăng trưởng đầy tham vọng của mình tại Diễn đàn Hải sản Bắc Đại Tây Dương hồi đầu tháng này.

VASEP phát hành Báo cáo Xuất khẩu thủy sản Quý I/2024

 |  14:07 02/05/2024

(vasep.com.vn) Sau khi sụt giảm liên tục trong nửa cuối năm 2023, sang quý I/2024, XK thủy sản của Việt Nam đã có tín hiệu hồi phục nhẹ với mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 2 tỷ USD. XK bứt phá mạnh mẽ vào tháng 1 là giai đoạn trước Tết Nguyên đán, nhưng có chiều hướng chững lại trong tháng 2 và tháng 3.

ASPA đề xuất cấm nhập khẩu tôm Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức

 |  08:58 02/05/2024

(vasep.com.vn) Hiệp hội Chế biến tôm Mỹ (ASPA) đã trình yêu cầu lên Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) về việc cấm nhập khẩu tôm từ Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức, theo quy định của mục 307, Đạo luật thuế quan năm 1930.

Nga trợ cấp vận tải đường sắt trong nước để thúc đẩy tiêu thụ thủy sản nội địa

 |  08:49 02/05/2024

(vasep.com.vn) Vận tải đường sắt nội địa của Nga chở các sản phẩm thủy sản từ vùng Viễn Đông đến miền Trung đã tăng đáng kể trong quý 1/2024. Chính phủ Nga đã trợ cấp vận chuyển thủy sản đông lạnh bằng đường sắt từ khu vực đánh bắt trọng điểm trong một nỗ lực rõ ràng nhằm khuyến khích tiêu dùng nội địa trong bối cảnh hạn chế xuất khẩu ngày càng tăng.

Giá surimi sẽ tiếp tục giảm trong năm 2024

 |  08:44 02/05/2024

(vasep.com.vn) Thời kỳ khó khăn trên thị trường surimi cá minh thái vẫn tiếp tục đối với các nhà sản xuất Mỹ, nhưng mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng giá trước đó. khi mà tập đoàn Pacific Andes bùng nổ giữa cuối năm 2015 và 2017.

Peru: Công bố hạn ngạch mùa cá cơm đầu tiên năm 2024

 |  12:45 01/05/2024

(vasep.com.vn) Peru đã chính thức công bố mùa khai thác cá cơm đầu tiên trong năm 2024, dự kiến sẽ bắt đầu ngày 16/4/2024, với hạn ngạch khai thác chính thức 2,475 triệu tấn.

Tìm hiểu về nhu cầu thị trường tôm châu Âu

 |  12:43 01/05/2024

(vasep.com.vn) Với gần 30 quốc gia và 10 loài tôm đặc biệt phổ biến, việc nhìn vào thị trường tôm châu Âu mang lại cái nhìn sâu sắc hấp dẫn về sự khác biệt văn hóa và ẩm thực trên khắp lục địa. Tôm thẻ chân trắng có thể là loại tôm phổ biến nhất ở châu Âu nhưng có tới hơn 10 loài tôm được tiêu thụ rộng rãi

FTA với Trung Quốc có hiệu lực trong bối cảnh bất lợi cho tôm Ecuador

 |  08:53 29/04/2024

(vasep.com.vn) Thuế suất nhập khẩu của Trung Quốc đối với tôm Ecuador mã HS 0306170 sẽ giảm xuống 0% theo các điều khoản của hiệp định thương mại tự do song phương.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC