Bảo vệ môi trường biển quyết định sự bền vững cho nuôi biển

Nguyên liệu 08:57 13/07/2021 Nguyễn Trang
Các địa phương cần xây dựng và phát triển các vùng nuôi tập trung, chuyển từ phương thức nuôi truyền thống sang nuôi công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao.

Đó là một trong những giải pháp được PGS.TS Võ Văn Nha, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (Viện Thủy sản III) cho biết xung quanh việc hướng đến phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.

Lồng bè tăng đột biến, mật độ quá dày

Phú Yên có bờ biển dài khoảng 189 km, có tiềm năng trên 21.000 ha mặt nước đầm, vịnh, bãi triều, cửa sông... rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn và nuôi trồng thủy sản lồng, bè trên các vùng biển ven bờ, đặc biệt có vùng biển mở gần bờ và xa bờ rất thuận lợi để phát triển nuôi biển công nghiệp.

Mật độ lồng, bè nuôi quá dày đặc ở các vịnh kín là nguyên nhân khiến môi trường nuôi biển tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm.

Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, nghề nuôi trồng thủy sản trên biển bằng lồng, bè thủ công trên địa bàn hình thành từ những năm 1990, đến nay phát triển khá mạnh khoảng hơn 1.000 ha mặt nước với những đối tượng nuôi chính như tôm hùm, cá biển…

Trong đó, nuôi tôm hùm chủ yếu ở vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông (Thị xã Sông Cầu) và các vùng biển mở ven bờ tại các xã An Ninh Đông, An Hòa, An Hải, An Chấn (huyện Tuy An) và vịnh Vũng Rô (Thị xã Đông Hòa). Tổng lồng nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh hiện khoảng 78.220 lồng gồm: Huyện Tuy An gần 7.700 lồng, Thị xã Đông Hòa 13.645 lồng và Thị xã Sông Cầu khoảng 56.875 lồng; tổng sản lượng đạt trên 700 tấn/năm.

Ngư dân Phú Yên có nhiều kinh nghiệm nuôi tôm hùm nhưng công nghệ nuôi vẫn còn lạc hậu theo kiểu truyền thống. Theo đó, lồng nuôi làm bằng khung sắt có lưới bao quanh với kích thước khoảng 3m × 3m × 1,5m, được treo vào các bè hoặc can nhựa.

Bè nuôi có các ô nuôi kích thước 3m × 3m × 4m, vật liệu là bè bằng tre hoặc gỗ, được giữ bởi các phuy nhựa nổi trên mặt nước. Nguồn giống tôm hùm nuôi chủ yếu nhập khẩu từ các nước Philippines, Malaysia, Indonesia. Thức ăn cho tôm ăn chủ yếu cá tạp và các loại giáp xác, nhuyễn thể; kỹ thuật chăm sóc quản lý thủ công, bè nuôi chưa có thiết bị giám sát môi trường.

Các lồng, bè nuôi kiểu truyền thống, mật độ thả nuôi dày đặc không đảm bảo môi trường trong quá trình nuôi trồng thủy sản.

Do nghề nuôi tôm hùm mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, thị trường tiêu thụ tương đối ổn định nên khoảng 5 năm gần đây, khi có tôm hùm giống nhập khẩu, nhiều cá nhân trong và ngoài tỉnh tự phát đóng mới lồng, bè nuôi, số lồng nuôi tăng đột biến, chiếm hầu hết diện tích đầm vịnh. Từ đó gây ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường đầm, vịnh.

Đối với nuôi cá lồng, bè của các hộ gia đình, hiện chủ yếu được nuôi ghép một vài lồng tại các bè nuôi tôm hùm ở vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông, đầm Ô Loan và vùng biển mở ven bờ huyện Tuy An, Vũng Rô. Đối tượng nuôi chủ yếu là cá bớp, cá mú, cá chẽm... Kỹ thuật, công nghệ nuôi đơn giản, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.

Kết cấu lồng nuôi theo kiểu truyền thống, đơn giản, chỉ có thể nuôi trong các vịnh kín mà chưa thể phát triển nuôi ở các vùng biển mở ven bờ có sóng, gió cấp 6, cấp 7. Hiện một số vùng nuôi tôm thẻ chân trắng bị ô nhiễm môi trường nên người nuôi chuyển sang nuôi một số đối tượng khác như rong biển, ốc hương, cua, ghẹ... Trong đó, diện tích nuôi cua 180 ha, ốc hương 102 ha, rong biển 33 ha, với sản lượng lần lượt đạt 150 tấn, 750 tấn và 200 tấn.

Đa số người nuôi thủy sản lồng, bè ở Phú Yên theo kiểu truyền thống, công nghệ lạc hậu.

Tại Khánh Hòa, tiềm năng nuôi biển cũng rất lớn, với chiều dài đường biển 385 km, 200 hòn đảo lớn nhỏ, diện tích vùng đất ngập triều lên tới 1.660 km2 và nhiều đầm, eo vịnh với khoảng 400.000 km2 mặt nước biển (bao gồm cả quần đảo Trường Sa).

Theo Sở NN-PTNT Khánh Hòa, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản hàng năm trên địa bàn tỉnh khoảng 4.000 ha, sản lượng đạt 16 – 18.000 tấn. Đối tượng nuôi chủ yếu trong ao đìa như tôm chân trắng, tôm sú, cá biển, ốc hương, cua… Nuôi lồng, bè như tôm hùm và các loại cá biển. Trong đó, tôm hùm là đối tượng nuôi biển trọng điểm của tỉnh, với tổng số lồng thả nuôi trong năm 2020 là 60.647 ô lồng, sản lượng đạt trên 1.500 tấn.

Theo các địa phương, việc nuôi lồng bè trong đầm, vịnh kín với mật độ dày, kéo dài nhiều năm dẫn đến môi trường bị ô nhiễm. Đặc biệt, tại vùng nuôi ở Thị xã Sông Cầu (Phú Yên), các chỉ tiêu trực tiếp tác động lên sức khỏe tôm, cá nuôi như NH3, PO4, DO, Vibrio… thường vượt ngưỡng cho phép, tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây thiệt hại lớn cho người nuôi và xã hội khi có sự cố môi trường, dịch bệnh xảy ra.  

Chuyển nuôi truyền thống sang nuôi công nghiệp

Theo PGS.TS Võ Văn Nha, Phó Viện trưởng Viện Thủy sản III, đối với nuôi trồng thủy sản, môi trường nước ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật thủy sản. Trong đó, những yếu tố chính liên quan đến phát triển của động vật thủy sản như: Nhiệt độ, pH, DO (oxy hòa tan), độ mặn… Các yếu tố ô nhiễm gây độc như: NH3, NO2, H2S, kim loại nặng, thuốc BVTV…

Mô hình nuôi cá chim vây vàng kiểu lồng công nghệ Na Uy trên vịnh Vân Phong, Khánh Hòa.

Do đó, chất lượng nước là yếu tố cực kỳ quan trọng trong nuôi thủy sản, quyết định hiệu quả kinh tế thông qua việc sử dụng thức ăn, tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của thủy sản nuôi. Việc duy trì chất lượng nước tốt rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển tối ưu của các đối tượng thủy sản nuôi. Đây chính là khâu quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự thành công trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt trong nuôi thâm canh, công nghiệp.

Về nguyên nhân khiến môi trường nước bị ô nhiễm, PGS.TS Võ Văn Nha cho biết do nhiều nguyên nhân như chất thải của các khu dân cư, khu sản xuất công nghiệp, nông nghiệp… và cũng do chính chất thải của hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Tình trạng nuôi ngoài vùng quy hoạch, hoặc cơ sở hạ tầng nuôi chưa đảm bảo (đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải) nhưng nuôi mật độ quá cao là mối nguy lớn gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thuốc, hóa chất phòng bệnh và xử lý môi trường không nằm trong danh mục cho phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản cũng là nguy cơ rất nguy hiểm.

Do đó, để đảm bảo môi trường vùng nuôi, phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, PGS.TS Võ Văn Nha cho rằng, các địa phương cần xây dựng và phát triển các vùng nuôi tập trung, chuyển từ phương thức nuôi truyền thống sang nuôi công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao.

Để phát triển môi trường nuôi thủy sản bền vững, cần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho ngư dân cũng như người dân vùng ven biển.

Bên cạnh đó, có thể mở rộng diện tích nuôi ra các vùng biển mở, vùng biển xa bờ, nơi có độ sâu lớn; loại bỏ các vùng nuôi trồng thủy sản tự phát, không theo quy hoạch chung; siết chặt công tác quản lý, cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển.

Đồng thời, cần tăng cường công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, suy thoái môi trường tại các vùng nuôi thủy sản tập trung, hạn chế thấp nhất nguy cơ bùng phát bệnh trên các đối tượng thủy sản nuôi.

Đối với người nuôi cần chủ động, mạnh dạn đầu tư công nghệ, quy trình sản xuất hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường (mô hình nuôi an toàn sinh học không sử dụng hóa chất, kháng sinh; mô hình biofloc, VietGAP...). Coi trọng công tác phòng chống dịch bệnh trên các đối tượng nuôi. Đặc biệt chú ý áp dụng phương pháp nuôi an toàn sinh học. Có ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Theo PGS.TS Võ Văn Nha, để bảo vệ môi trường vùng nuôi, cần tăng cường và nâng cao chất lượng quan trắc và dự báo môi trường nuôi trồng thủy sản, duy trì và phát triển các điểm quan trắc môi trường.

Thực hiện tốt chế độ báo cáo và chia sẻ thông tin quan trắc và cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong hoạt động này. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xây dựng các mô hình nuôi hiệu quả, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Quản lý, kiểm soát việc sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh và có biện pháp nghiên cứu thay thế chúng trong nuôi trồng thủy sản. Tăng cường công tác quản lý việc thu gom và xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản...

(Theo Nông nghiệp VN)

bao ve moi truong bien nuoi bien

TIN MỚI CẬP NHẬT

Các tổ chức phi chính phủ kêu gọi chính phủ Na Uy cấm dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi

 |  08:55 17/07/2024

(vasep.com.vn) Tổng cộng có 39 tổ chức từ Tây Phi và Na Uy đã kêu gọi chính phủ Na Uy cấm sử dụng dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi tại các trang trại nuôi cá hồi của quốc gia này. Một phần đáng kể dầu cá được sử dụng trong ngành cá hồi của Na Uy có nguồn gốc từ Tây Phi, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.

Yuehai Feed của Trung Quốc thua lỗ trong nửa đầu năm

 |  08:52 17/07/2024

(vasep.com.vn) Trong khi một nhà sản xuất thức ăn thủy sản Trung Quốc báo cáo rằng họ kỳ vọng đạt lợi nhuận kỷ lục trong nửa đầu năm thì một nhà sản xuất khác lại dự đoán mức lỗ lớn hơn, do tình hình thị trường nuôi trồng thủy sản Trung Quốc đang gặp nhiều thách thức. Guangdong Yuehai Feeds Group đã nêu lý do thời tiết khắc nghiệt, thị trường hải sản ảm đạm và giá thức ăn chăn nuôi giảm là nguyên nhân dẫn đến hiệu suất suy yếu.

Đóng cửa ngư trường: Thúc đẩy nghề cá bền vững

 |  08:50 17/07/2024

(vasep.com.vn) Trong một động thái mang tính bước ngoặt, ba quốc gia Tây Phi: Benin, Bờ Biển Ngà và Ghana đã hợp lực để bảo vệ tài nguyên biển của họ bằng cách thực hiện các mùa đóng cửa toàn diện cho toàn bộ nghề cá của họ. Nỗ lực phối hợp này đánh dấu một bước quan trọng hướng tới việc thiết lập một mùa đánh bắt cá khép kín trong khu vực, đảm bảo tính bền vững lâu dài của nghề cá.

Xuất khẩu cá tra sang UAE tiếp tục tăng khá

 |  08:06 16/07/2024

(vasep.com.vn) Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất UAE là 1 trong những khách hàng tiêu thụ nhiều cá tra Việt Nam. Việt Nam đồng thời là nguồn cung cá tra lớn nhất tại thị trường này, chiếm 40 - 50% thị phần tại UAE. XK cá tra sang quốc gia Tây Á này tiếp tục nhận được sự đón nhận và tăng trưởng mạnh mẽ, ngay cả khi Hiệp định thương mại CEPA - Hiệp định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam đàm phán với một nước ở khu vực Trung Đông và châu Phi chưa được ký kết.

Nga: Sản lượng hải sản nửa đầu năm tăng 1%

 |  08:03 16/07/2024

(vasep.com.vn) Theo cơ quan thủy sản liên bang Rosrybolovstvo, 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng hải sản đánh bắt tự nhiên cũng như khối lượng chế biến của Nga tăng nhẹ.

Argentina: Xuất khẩu thủy sản tăng trong tháng 5/2024

 |  08:02 16/07/2024

(vasep.com.vn) Sự tăng trưởng doanh số này chủ yếu nhờ vào mức tăng 75% doanh số bán mực với giá tăng và mức tăng 19% doanh số bán phi lê. Doanh số bán đuôi tôm hiện giảm 26% so với năm 2023.

Các công ty nhập khẩu Mỹ, EU lo lắng vì cước vận tải tăng vọt

 |  08:00 16/07/2024

(vasep.com.vn) Cước vận tải cho một container đông lạnh 40 feet đi từ châu Á tới châu Âu đã tăng gấp ba lên khoảng 9.000 USD kể từ đầu năm, khiến các nhà nhập khẩu hết sức lo lắng.

Scotland: Báo cáo sản lượng và giá trị ngành động vật có vỏ năm 2023

 |  08:49 15/07/2024

(vasep.com.vn) Chính phủ Scotland vừa công bố một báo cáo chi tiết về năng suất, giá trị và tình hình việc làm của ngành động vật có vỏ trong năm 2023. Báo cáo này được xây dựng dựa trên thông tin từ 103 doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hoạt động hợp pháp và 294 trang trại đang hoạt động tại Scotland.

Trung Quốc: Thương mại thủy sản giảm sâu

 |  08:47 15/07/2024

(vasep.com.vn) Từ đầu năm 2024 tới nay, tình hình thương mại thủy sản của Trung Quốc khá ảm đạm, giá trị nhập khẩu giảm sâu và nhanh hơn xuất khẩu.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC