Xuất khẩu nông, thủy hải sản sang thị trường Nhật Bản vẫn gặp khó

Nguyên liệu 10:19 24/09/2018
Ngày 14/9, tại thành phố Cần Thơ, Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công Thương tổ chức hội thảo xúc tiến hàng nông, thủy hải sản sang thị trường Nhật Bản.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Trưởng phòng Quan hệ quốc tế (Cục Xúc tiến Thương mại), hiện nay các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nhật Bản là thủy sản và nông sản. Đối với thủy sản là tôm, mực, bạch tuộc, cá ngừ, cua, ghẹ…; trong khi đó, nông sản gồm các mặt hàng rau quả, hạt tiêu, hạt điều, cà phê, cao su, sắn…

Năm 2017, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 33,84 tỷ USD, tăng 16,8% so với năm 2016. Riêng 7 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 20,93 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nhật Bản trong 7 tháng đầu năm nay gồm: hàng dệt may đạt 2 tỷ USD; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,4 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 1 tỷ USD; hàng thủy sản đạt trên 734 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 620 triệu USD, giày dép các loại đạt gần 493 triệu USD…

Mặc dù kim ngạch thương mại giữa hai bên liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây, nhưng theo ông Hùng, trong lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy hải sản của Việt Nam sang Nhật Bản vẫn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc.

Cụ thể, trái cây Việt Nam muốn sang được thị trường Nhật cần được xử lý hơi nước nóng, tránh côn trùng xâm nhập nên hiện vẫn mới có thanh long (ruột đỏ và ruột trắng), xoài và chuối có mặt tại thị trường cao cấp này. Trong khi đó, hàng thủy sản cũng phải đối mặt với quy định kiểm soát tồn dư tối đa cho phép đối với hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm.

Ông Đặng Văn Thái - Giám đốc Công ty Artex Gobelin (Thành phố Hồ Chí Minh), một doanh nghiệp có hơn 10 năm kinh nghiệm xuất khẩu sang Nhật Bản chia sẻ, bất kỳ loại nông sản nào chỉ cần giữ được đặc trưng và thuần chủng thì sẽ được đón nhận tại thị trường Nhật Bản. Khi sang đây, tôi nhận thấy người Nhật Bản rất quý gạo hương lài, loại gạo được trồng ở cả Việt Nam và Campuchia. Trong các siêu thị ở Nhật Bản, gạo hương lài được bán với giá rất cao.

Tuy nhiên, nếu Campuchia xuất khẩu gạo hương lài với giá trên 850 USD/tấn thì Việt Nam chỉ bán được khoảng 600 – 650 USD/tấn do khác nhau về phương thức sản xuất. Theo ông Thái, các sản phẩm hữu cơ, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của người Nhật Bản sẽ được chào đón ở quốc gia này.

Để xúc tiến vào thị trường Nhật Bản, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, cần phải đổi mới phương thức tiếp cận thị trường cùng với quảng bá mạnh mẽ hơn nữa thương hiệu cho từng thế mạnh của các sản phẩm xuất khẩu.

Cùng đó, cần tổ chức, chủ động tham gia xúc tiến thương mại cũng như marketing giới thiệu các sản phẩm nông sản có thế mạnh của Đồng bằng sông Cửu Long tại các Hội chợ có uy tín ở Nhật Bản để cho thị trường và người tiêu dùng Nhật Bản có cơ hội tiếp cận.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chủ động tham gia vào các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường Nhật Bản. Hàng năm, Cục Xúc tiến thương mại đều tổ chức đoàn doanh nghiệp đi tham dự các hội chợ cùng với giao thương tại thị trường Nhật Bản.

Thời gian tới, Cục sẽ phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư – Thương mại và Hội chợ triển lãm thành phố Cần Thơ lựa chọn các doanh nghiệp tham dự những hoạt động chung này. Với cách làm này, chắc chắn các mặt hàng nông sản của Việt Nam sẽ có mặt tại thị trường Nhật Bản trong tương lai gần - ông Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa ASEAN và Nhật Bản (AJCEP) có hiệu lực từ 1/12/2008 và Hiệp định Thương mại tự do song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực từ 1/10/2009 là khuôn khổ pháp lý cho sự hợp tác Việt Nam – Nhật Bản.

Đối với AJCEP, Việt Nam cam kết loại bỏ thuế quan đối với 82% giá trị nhập khẩu từ Nhật Bản trong 16 năm và 69% giá trị nhập khẩu trong vòng 10 năm. Ngược lại, Nhật Bản cam kết loại bỏ thuế quan đối với gần 94% giá trị nhập khẩu từ Việt Nam trong vòng 10 năm.

Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản lập tức loại bỏ thuế quan đối với 7.287 dòng thuế, tương đương 80% biểu thuế. Riêng đối với hàng thủy sản, Nhật Bản giảm thuế từ mức bình quân 5,4% năm 2008 xuống 1,31% năm 2019. Đặc biệt, tôm, cua, ghẹ và một số sản phẩm cá đã được hưởng thuế suất 0% ngay từ năm 2009.

Trong khi đó, VJEPA thì cam kết cao hơn AJCEP. Trong vòng 10 năm, khoảng 92% hàng hóa sẽ được miễn thuế khi vào thị trường của mỗi bên; Việt Nam cam kết tự do hóa đối với 87,66% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm; Nhật Bản cam kết tự do hóa đối với 94,53% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm.

Nhóm hàng da giày Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất 0% trong vòng từ 5 - 10 năm; nhóm hàng rau quả tươi cũng được hưởng thuế suất 0% sau 5 - 7 năm kể từ năm 2009; các sản phẩm nông sản sẽ giảm thuế bình quân từ 8,1% năm 2008 xuống 4,74% vào năm 2019.

(Theo Vietnambiz)

TIN MỚI CẬP NHẬT

VASEP khuyến nghị DN thành viên tuân thủ tốt các quy định tại NĐ 37/2024 và các quy định chống khai thác IUU trong thời gian chờ Chính phủ sửa đổi phù hợp nghị định 37/2024

 |  08:01 27/07/2024

Ngày 26/7/2024, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn số 83/CV-VASEP tới Các Doanh nghiệp thành viên Chương trình DN cam kết chống khai thác IUU của VASEP về việc Các DN thành viên tiếp tục cập nhật, tuân thủ tốt các quy định tại NĐ 37/2024 và các quy định chống khai thác IUU trong thời gian chờ Chính phủ sửa đổi phù hợp nghị định 37/2024

Doanh nghiệp logistics chia sẻ khó khăn chi phí vận tải biển

 |  08:42 26/07/2024

Nguyên nhân chính dẫn đến tăng giá cước vận tải biển là tình trạng tắc nghẽn tại các cảng lớn trên thế giới. Ngoài ra là cuộc khủng hoảng hàng hải ở Biển Đỏ.

Doanh nghiệp thuỷ sản chọn chế biến sâu để vượt khó

 |  08:39 26/07/2024

Thay vì tập trung vào xuất khẩu thô, một vài doanh nghiệp thuỷ sản đã mạnh tay đầu tư nhà máy sản xuất chế biến sâu, nâng cao giá trị để vượt khó… Tuy nhiên, chiến lược này còn nhiều trở ngại đối với các doanh nghiệp ít vốn.

Thai Union tuyên bố Red Lobster nợ gần 4 triệu USD do dự báo nhu cầu không nhất quán

 |  08:27 26/07/2024

(vasep.com.vn) “Đối với Thai Union – và thẳng thắn mà nói là đối với bất kỳ nhà cung cấp nào trong ngành thủy sản – việc tồn kho hàng triệu pound sản phẩm đặc biệt gây thiệt hại do thời hạn sử dụng của sản phẩm có hạn."

Giá bán buôn sò điệp Mỹ tăng

 |  08:25 26/07/2024

(vasep.com.vn) Giá tại cảng đã tăng nhẹ trở lại cho cả sò điệp Đại Tây Dương lớn nhất và cỡ trung bình được đánh bắt ở Mỹ.

Colombia tạm dừng nhập khẩu tôm Ecuador do lo ngại virus đốm trắng

 |  08:23 26/07/2024

(vasep.com.vn) Viện Nông nghiệp Colombia (ICA) đã tạm dừng cấp giấy phép nhập khẩu tôm sống và các động giáp xác khác từ Ecuador, cùng với các sản phẩm và phụ phẩm có nguy cơ cao liên quan, được mô tả là biện pháp phòng ngừa.

Ủy ban Hạ viện Hoa Kỳ đề xuất cắt giảm 22% ngân sách Thủy sản của NOAA vào năm 2025

 |  08:26 25/07/2024

(vasep.com.vn) Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ đã đề xuất cắt giảm 22% ngân sách năm 2025 của NOAA Fisheries (Cơ quan nghề cá NOAA của Hoa Kỳ), cắt giảm đáng kể nguồn tài trợ cho cơ quan chịu trách nhiệm quản lý ngành thủy sản của Hoa Kỳ.

Sự bất cập của các dự án cải thiện nghề cá trong việc giải quyết tình trạng lạm dụng lao động

 |  08:23 25/07/2024

(vasep.com.vn) Việc xác nhận tình trạng lao động cưỡng bức và buôn người có trong dự án cải thiện nghề cá (FIP) của Vương quốc Anh một lần nữa nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải đánh giá lại các FIP như một công cụ bảo vệ quyền lao động trong ngành thủy sản.

Giá bạch tuộc tăng vọt do sản lượng đánh bắt chậm ở Morocco, Mauritania

 |  08:18 25/07/2024

(vasep.com.vn) Theo các nguồn tin thị trường, giá bạch tuộc ở EU đang tăng do sản lượng đánh bắt chậm ở Morocco và Mauritania.

Mỹ: Nhập khẩu cá rô phi của Mỹ năm nay dự kiến giảm

 |  08:16 25/07/2024

(vasep.com.vn) “Nhìn vào số liệu nhập khẩu cá rô phi tươi và đông lạnh, chúng ta có thể hình dung 2024 là một năm ảm đạm của ngành nhập khẩu rô phi trong 10 năm qua”, ông Francisco Murillo, CEO của Tropo Farm cho biết.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC