Ngày 15/3, Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh phối hợp cùng Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức lễ trao chứng nhận ASC và ký liên kết chuỗi giá trị nghêu tỉnh Trà Vinh.
Theo đại diện ICAFIS, nước ta có tiềm năng đường bờ biển dài trên 3.260km với nhiều bãi cát và vùng sinh cảnh thuận lợi cho nghêu phát triển và trở thành sản phẩm chiến lược quốc gia. Việt Nam đã xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang 56 thị trường. Trong đó, 6 thị trường nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ lớn nhất của Việt Nam là EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN và Trung Quốc. Trong đó, xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng nhanh, xuất khẩu sang ASEAN tăng nhẹ nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc lại giảm.
Nghề nuôi nghêu trong nước dù đã phát triển từ lâu nhưng vẫn chủ yếu tập trung khai thác các bãi bán nhật triều vì tiện theo dõi và thu hoạch. Để phát triển ngành nghêu, cần xây dựng chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC. Đây là xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, hệ sinh thái, cộng đồng dân cư và đảm bảo tốt các quy định về lao động.
Theo TS Lê Thanh Lựu, Giám đốc ICAFIS, công nghệ cơ giới hiện đại thuận tiện cho việc thu hoạch và theo dõi nuôi nghêu nước sâu sẻ mở ra một diện nuôi lớn cho nghề nghêu Việt Nam. Nghêu Việt Nam, đặc biệt là dòng nghêu trắng Meretrix Lyrata có sức cạnh tranh lớn trên thị trường thế giới vì chúng ta đã phát triển nuôi được ở hầu hết các tỉnh ven biển và ngày càng nâng cao công nghệ sản xuất. Nghêu trắng Việt Nam có thể chế biến được đa dạng sản phẩm hơn các dòng nghêu khác trên thế giới. Nuôi nghêu nước sâu là cơ hội lớn để Việt Nam mở rộng diện tích và tăng sản lượng.
Đại diện HTX được trao chứng nhận ASC, Giám đốc HTX Nông nghiệp Long Thành (huyện Châu Thành, Trà Vinh) Huỳnh Văn Hoàng bày tỏ: “Sau khi đạt được chứng nhận ASC, đã mở ra nhiều cơ hội rất lớn cho HTX. Quy trình sản xuất và chăm sóc con nghêu theo chứng nhận được đảm bảo hơn, chuyên nghiệp hơn, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Qua đó, giúp bà con trong HTX có nhiều cơ hội mở rộng thị trường, thu hút được nhiều doanh nghiệp mua hàng, từ đó giúp HTX chủ động được đầu ra trong sản xuất, tăng giá trị sản phẩm con nghêu không chỉ trong nước mà mang tầm quốc tế”.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Thanh Dũng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh cho biết, ngành nghêu hiện nay gặp một số khó khăn như giống tự nhiên chưa đủ, chất lượng giống giảm; đất bãi bồi chưa được giao chính thức, chưa ổn định; mạng lưới tiêu thụ sản phẩm chưa được tổ chức tốt và chưa có hiệu quả; thiếu thông tin thị trường và khả năng xúc tiến thương mại chưa cao. Đồng thời, nghêu là loài ăn lọc nên có những rủi ro nhất định; hiện nay chưa có cơ sở chế biến nghêu tại địa phương...
Để phát triển ngành hàng nghêu trắng ở Trà Vinh theo hướng lâu dài, tỉnh đã chuyển giao kỹ thuật sản xuất nghêu giống nhân tạo và ương giống cho HTX. Đồng thời, tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo xác định vùng nuôi an toàn. Song song đó, tỉnh cũng cải tiến hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường và hệ thống cung cấp thông tin thị trường cho các chủ thể. Các ban ngành thủy sản đã hỗ trợ tích cực thông tin thị trường, bao gồm giá cả, sản lượng và nhu cầu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, tăng cường liên kết để HTX, nông dân có nguồn cung cấp giống và tiêu thụ ổn định, hợp lý.
“Chúng tôi rất vinh dự được cấp giấy chứng nhận ASC. Với thành công này, Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh đề nghị các hộ nuôi nghêu cùng nhau cố gắng hơn nữa để duy trì và phát triển nghề nghêu tuân thủ theo chứng nhận ASC về nuôi bền vững. Bên cạnh đó, góp phần phát triển nghêu thành thương hiệu quốc gia”, ông Trần Thanh Dũng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh chia sẻ.
“Việt Nam có trên 41.500ha (năm 2019) nuôi nhuyễn thể với sản lượng khoảng 265.000 tấn/năm (nghêu 179.000 tấn/năm). Các sản phẩm nhuyễn thể của Việt Nam được xuất sang 50 thị trường trên thế giới, trong đó có một số thị trường chính như EU, Mỹ, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Australia..., tạo công văn việc làm cho khoảng 200.000 lao động. Đến năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nghêu đã vượt 100 triệu USD”, TS Lê Thanh Lựu, Giám đốc ICAFIS thông tin.
Thu Hằng (theo Nông nghiệp Việt Nam)
(vasep.com.vn) Theo Shrimp Insights, các nước Nam EU đã nhập khẩu 332.000 tấn tôm từ bên ngoài khối vào năm 2023, trong đó Tây Ban Nha và Pháp nổi lên là những thị trường chiếm ưu thế.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm 11 tháng của năm 2024 mang về gần 3,6 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tính đến hết tháng 11/2024 vẫn duy trì được đà tăng trưởng. Kim ngạch XK trong 11 tháng đầu năm đạt 903 triệu USD, tăng 17%. XK sang các thị trường khác vẫn đang ở mức cao hơn so với cùng kỳ.
Ngày 15/10/2022, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 131/2024/NĐ-CP Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhà nước Israel (Hiệp định VIFTA) giai đoạn 2024-2027.
(vasep.com.vn) Giá cua tuyết Canada đầu vụ tháng 4 đã tăng 19% so với mức kỷ lục năm 2023. Dù vậy, các hãng bán lẻ và dịch vụ ẩm thực vẫn duy trì hoạt động và ổn định giá đến tháng 9. Tuy nhiên, khi hàng tồn kho cạn kiệt, giá cua tuyết Canada tăng hơn 40% so cùng kỳ năm ngoái.
Chất lượng con giống - khâu quan trọng của ngành hàng vẫn còn chưa đạt. Cá giống tỷ lệ sống thấp, dễ bị bệnh không còn theo mùa vụ. Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đang đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15- 20%.
(vasep.com.vn) Ngành công nghiệp tôm của Ecuador đang chật vật đối phó với sự sụt giảm xuất khẩu kéo dài và đối mặt với giai đoạn cuối năm 2024 đầy thách thức.
(vasep.com.vn) Tháng 11/2024, XK cá ngừ của Việt Nam đã không duy trì được đà tăng trưởng nhanh trước đó. Giá trị XK trong tháng này chỉ cao hơn gần 4% so với cùng kỳ, đạt gần 82 triệu USD. Tính luỹ kế 11 tháng đầu năm 2024, giá trị XK đạt 903 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023. Dự kiến với đà tăng trưởng này, kim ngạch XK năm 2024 chỉ đạt sấp xỉ 1 tỷ USD.
(vasep.com.vn) Ngày 04/12/2024, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn số 145/CV-VASEP tới Tổ Công tác Cải cách Thủ tục Hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Tư vấn Cải cách TTHC để báo cáo tình hình sản xuất – xuất khẩu và các bất cập, khó khăn về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính của DN thủy sản 11 tháng đầu năm 2024.
(vasep.com.vn) Chính phủ Venezuela sẽ cho phép công ty xuất khẩu tôm lớn nhất nước này tiếp tục xuất khẩu tôm sang Trung Quốc, nhưng phải tuân thủ các điều kiện thanh toán trước nghiêm ngặt, sau vụ tịch thu gây tranh cãi của công ty này vào tháng trước.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn