Xuất khẩu hải sản sang Hàn Quốc tăng 5%

Xuất nhập khẩu 08:53 01/06/2021 Nguyễn Hà
(vasep.com.vn) Tính đến hết tháng 4/2021, Hàn Quốc đang là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 5 của Việt Nam, đạt hơn 227 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu hải sản sang thị trường này chiếm 56% tổng giá trị xuất khẩu, đạt gần 127 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2020. Nhìn chung, xuất khẩu các nhóm mặt hàng hải sản của Việt Nam sang Hàn Quốc trong 4 tháng đầu năm nay đều tăng so với cùng kỳ năm 2020 (trừ cua ghẹ và giáp xác khác).

Xuất khẩu hải sản sang Hàn Quốc tăng 5%

Trong các nhóm mặt hàng hải sản, mực bạch tuộc là các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc, chiếm gần 55% tổng giá trị, đạt hơn 69 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ. Tiếp đến là nhóm mặt hàng cá các loại khác (trừ cá ngừ, cá tra) chiếm gần 42%, đạt gần 53 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, xuất khẩu cá ngừ và nhuyễn thể khác của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng “phi mã” so với cùng kỳ, lần lượt là 228% và 275%.

Xuất khẩu bạch tuộc sang Hàn Quốc tăng 29%

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, Hàn Quốc đang là thị trường nhập khẩu nhuyễn thể chân đầu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 42% tổng giá trị xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2021, đạt 69 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc chiếm 81%. Hàn Quốc đang tăng nhập khẩu bạch tuộc của Việt Nam, tăng 29%, giảm nhập khẩu mực, giảm 34%. Việc hưởng ưu đãi thuế quan 0% đang tạo lợi thế cho các DN tăng xuất khẩu bạch tuộc tươi sống và đông lạnh sang thị trường này. Đồng thời giúp Việt Nam gia tăng thị phần tại thị trường này, trở thành nguồn cung bạch tuộc lớn nhất cho thị trường Hàn Quốc.

Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc chiếm hơn 52% tổng giá trị xuất khẩu. Trong đó, Hop Tan Seafood, Mai Linh Co., Ltd và Kien Cuong Seafood là 3 công ty XK nhiều nhất các sản phẩm nhuyễn thể chân đầu sang Hàn Quốc, chiếm 25% tổng giá trị.

 

 

Bạn đang đọc bài viết Xuất khẩu hải sản sang Hàn Quốc tăng 5% tại chuyên mục Xuất nhập khẩu của Hiệp hội VASEP
xuat khau hai san sang han quoc

TIN MỚI CẬP NHẬT

VASEP phát hành Báo cáo Xuất khẩu thủy sản Quý I/2024

 |  14:07 02/05/2024

(vasep.com.vn) Sau khi sụt giảm liên tục trong nửa cuối năm 2023, sang quý I/2024, XK thủy sản của Việt Nam đã có tín hiệu hồi phục nhẹ với mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 2 tỷ USD. XK bứt phá mạnh mẽ vào tháng 1 là giai đoạn trước Tết Nguyên đán, nhưng có chiều hướng chững lại trong tháng 2 và tháng 3.

ASPA đề xuất cấm nhập khẩu tôm Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức

 |  08:58 02/05/2024

(vasep.com.vn) Hiệp hội Chế biến tôm Mỹ (ASPA) đã trình yêu cầu lên Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) về việc cấm nhập khẩu tôm từ Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức, theo quy định của mục 307, Đạo luật thuế quan năm 1930.

Nga trợ cấp vận tải đường sắt trong nước để thúc đẩy tiêu thụ thủy sản nội địa

 |  08:49 02/05/2024

(vasep.com.vn) Vận tải đường sắt nội địa của Nga chở các sản phẩm thủy sản từ vùng Viễn Đông đến miền Trung đã tăng đáng kể trong quý 1/2024. Chính phủ Nga đã trợ cấp vận chuyển thủy sản đông lạnh bằng đường sắt từ khu vực đánh bắt trọng điểm trong một nỗ lực rõ ràng nhằm khuyến khích tiêu dùng nội địa trong bối cảnh hạn chế xuất khẩu ngày càng tăng.

Giá surimi sẽ tiếp tục giảm trong năm 2024

 |  08:44 02/05/2024

(vasep.com.vn) Thời kỳ khó khăn trên thị trường surimi cá minh thái vẫn tiếp tục đối với các nhà sản xuất Mỹ, nhưng mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng giá trước đó. khi mà tập đoàn Pacific Andes bùng nổ giữa cuối năm 2015 và 2017.

Peru: Công bố hạn ngạch mùa cá cơm đầu tiên năm 2024

 |  12:45 01/05/2024

(vasep.com.vn) Peru đã chính thức công bố mùa khai thác cá cơm đầu tiên trong năm 2024, dự kiến sẽ bắt đầu ngày 16/4/2024, với hạn ngạch khai thác chính thức 2,475 triệu tấn.

Tìm hiểu về nhu cầu thị trường tôm châu Âu

 |  12:43 01/05/2024

(vasep.com.vn) Với gần 30 quốc gia và 10 loài tôm đặc biệt phổ biến, việc nhìn vào thị trường tôm châu Âu mang lại cái nhìn sâu sắc hấp dẫn về sự khác biệt văn hóa và ẩm thực trên khắp lục địa. Tôm thẻ chân trắng có thể là loại tôm phổ biến nhất ở châu Âu nhưng có tới hơn 10 loài tôm được tiêu thụ rộng rãi

FTA với Trung Quốc có hiệu lực trong bối cảnh bất lợi cho tôm Ecuador

 |  08:53 29/04/2024

(vasep.com.vn) Thuế suất nhập khẩu của Trung Quốc đối với tôm Ecuador mã HS 0306170 sẽ giảm xuống 0% theo các điều khoản của hiệp định thương mại tự do song phương.

ASC khảo sát nhu cầu người tiêu dùng với thủy sản được chứng nhận

 |  08:51 29/04/2024

(vasep.com.vn) Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) đã hoàn thành nghiên cứu người tiêu dùng lớn nhất cho đến nay, thông qua một cơ quan nghiên cứu thị trường độc lập, phỏng vấn hơn 15.000 người tiêu dùng ở 14 quốc gia khác nhau về nhận thức và tiêu thụ thủy sản của họ.

Tồn kho cá minh thái ở Trung Quốc giảm

 |  08:00 29/04/2024

(vasep.com.vn) 2 tháng đầu năm 2024, cả NK và XK cá minh thái của Trung Quốc đều có xu hướng giảm. Tháng 1/2024, Trung Quốc NK hơn 17 nghìn tấn cá minh thái, giảm 43% so với cùng kỳ.

Nga cung cấp hơn 98% nguồn cung cá minh thái cho Hàn Quốc

 |  08:38 26/04/2024

(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã nhập khẩu 18.606 tấn cá minh thái đông lạnh trong tháng 3/2024, giảm 10% so với 20.677 tấn nhập khẩu cùng kỳ năm 2023.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC