Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Thái Lan trong năm qua vẫn chiếm tới gần 94% tổng khối lượng XK. Sau khi sụt giảm trong năm 20234, XK nhóm sản phẩm này của Thái Lan đã tăng trưởng tốt trong năm 2024, tăng 30%. Mặc dù vẫn phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu đầu vào cho chế biến cá ngừ và sự cạnh tranh “khốc liệt” của các đối thủ như Ecuador, Indonesia, Philippines, Seychelles, Mauritius, Thái Lan vẫn duy trì được vị trí số 1 của mình đối với mặt hàng này.
Gia tăng XK sang Trung Đông
Trong số các thị trường NK cá ngừ của Thái Lan, Trung Đông, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Libya và Canada là 6 thị trường NK nhiều nhất cá ngừ chế biến và đóng hộp của Thái Lan.
Kể từ năm 2021 kể lại đây, XK cá ngừ đóng hộp của Thái Lan sang Trung Đông ngày càng tăng, nhờ đó Trung Đông đã vượt qua Mỹ trở thành thị trường XK lớn nhất của Thái Lan. Chỉ tính riêng năm 2024, XK cá ngừ của Thái Lan sang khối thị trường này đã tăng 43% so với năm trước đó. Trong những năm gần đây, cạnh tranh tại thị trường Mỹ gia tăng mạnh, bên cạnh đó để tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ các nhà XK cá ngừ của Thái Lan có xu hướng đẩy mạnh XK cá ngừ sang khối thị trường này trong những năm qua.
Mặc dù đã chuyển hướng đẩy mạnh XK sang Trung Đông, nhưng các nhà XK Thái Lan cũng đang cố gắng giữ vững thị phần tại thị trường Mỹ. XK cá ngừ chế biến và đóng hộp của nước này sang Mỹ vẫn ở mức cao. Kim ngạch XK sang Mỹ năm 2024 vẫn tăng 16% so với năm 2023.
Cùng với Trung Đông và Mỹ, XK cá ngừ của Thái Lan sang các thị trường chính khác là Austrlia, Libya và Canada cũng đang tăng.
Khả năng cạnh tranh tại thị trường EU thấp
Năm qua, XK cá ngừ của Thái Lan sang EU mặc dù vẫn ở mức thấp chỉ đạt gần 57 triêụ USD, nhưng tăng mạnh 31% so với năm 2023. Với những nỗ lực của mình trong việc triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống IUU theo khuyến cáo của EC, ngày 8/1/2019, EC tuyên bố gỡ cảnh báo "thẻ vàng," công nhận tiến bộ thực chất mà Thái Lan đạt được trong việc giải quyết các hoạt động đánh bắt cá IUU kể từ năm 2015. Tuy nhiên, việc triển khai quyết liệt, nghiêm khắc Luật Thủy sản 2015 và các quy định liên quan cũng tác động mạnh tới XK cá ngừ của nước này sang EU.
Ngoài ra, việc Thái Lan không được hưởng ưu đãi thuế quan khi XK sang EU cũng đang làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm cá ngừ nước này. Chính vì thế, trong năm qua Chính phủ Thái Lan đang nỗ lực thúc đẩy việc ký kết các Hiệp định Thương mại tự do với EU và cả các nước đối tác khác.
(vasep.com.vn) Sự tức giận của người Canada về cách đối xử mà họ nhận được từ tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã biểu hiện thành phong trào “Mua hàng Canada” đang gây tổn hại đến doanh số bán hàng hóa của Hoa Kỳ.
(vasep.com.vn) Thông báo gần đây về mức thuế quan mới của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã làm dấy lên mối lo ngại cho ngành tôm của Ecuador, nhưng các nhà chức trách tin rằng ngành này vẫn có vị thế cạnh tranh mạnh mẽ so với các đối thủ toàn cầu.
(vasep.com.vn) Thái Lan và Indonesia đang tìm cách xoa dịu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump với hy vọng giảm mức thuế quan trả đũa áp dụng đối với họ - lần lượt là 36% và 32%.
(vasep.com.vn) Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia (NRA), đại diện cho các công ty cùng nhau điều hành hơn một triệu nhà hàng và cửa hàng dịch vụ thực phẩm tại Hoa Kỳ, đã ra tuyên bố lên án thuế quan của Trump.
(vasep.com.vn) Ngày 9/4/2025, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ áp mức thuế tổng hợp 104% lên hàng hóa Trung Quốc, gồm nhiều đợt tăng dồn dập: 10%, 10%, 34% và cuối cùng là 50%. Trong đó, hàng hải sản tiếp tục là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Động thái này nằm trong chuỗi hành động trả đũa lẫn nhau giữa Washington và Bắc Kinh, đánh dấu một bước leo thang mới trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.
(vasep.com.vn) Các nhà cung cấp tôm từ Ấn Độ và Đông Nam Á đang hoãn giao hàng sang Mỹ do mức thuế 10% đầu tiên của chính quyền Tổng thống Trump có hiệu lực từ ngày 5/4, và thuế tăng mạnh hơn từ 9/4. Họ tìm cách thương lượng lại giá để chia sẻ chi phí. Mức thuế nhập khẩu tôm có thể lên tới 74,6% với Việt Nam, do cộng thêm thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng, khiến ngành tôm châu Á phản ứng thận trọng và linh hoạt theo từng thị trường.
(vasep.com.vn) Theo phân tích từ ngân hàng Rabobank của Hà Lan, tình trạng giá bột cá và dầu cá tăng mạnh khiến ngành thức ăn thủy sản lao đao vào năm 2022 và 2023 có thể diễn ra thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn đáng báo động.
(vasep.com.vn) Chính quyền Panama đã tịch thu 06 tàu đánh cá dài vào ngày 20/1 vì đánh bắt trái phép tại vùng biển được bảo vệ. Họ cũng mở cuộc điều tra đối với 10 tàu khác mà dữ liệu giám sát cho thấy dường như đã đánh bắt cá trong khu vực nhưng đã rời đi khi chính quyền đến.
(vasep.com.vn) Bên cạnh cá tra - sản phẩm cá thịt trắng XK chủ lực, Việt Nam cũng là quốc gia XK cá rô phi, tuy nhiên, sản lượng và giá trị XK còn khá “khiêm tốn”. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn là nhà sản xuất, người tiêu dùng và nhà XK lớn nhất, sản lượng tăng nhẹ và XK thay đổi ít. Indonesia và Brazil dẫn đầu về lượng sản lượng và mức tiêu thụ tăng vì cả hai nước đều có thị trường nội địa mạnh cũng như khối lượng XK đáng kể. Sự lớn mạnh của các đối thủ như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Ai Cập, Brazil, Colombia, Honduras luôn là rào cản có sức nặng đối với cá rô phi Việt Nam.
Nghiên cứu thêm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp căn cứ các kết quả đàm phán, bao gồm việc nghiên cứu chính sách thuế, phí, lệ phí, giảm lãi suất.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn