Thị trường tiềm năng
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch XK sang khối thị trường Trung Đông năm 2024 đạt gần 113 triệu USD, đứng thứ 4 sau Mỹ, EU và CPTPP. Các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã tiếp cận được hầu hết các quốc gia tại khối thị trường này, trong đó dẫn đầu là Israel, Libăng và Ai Cập. Năm qua, XK cá ngừ sang các thị trường NK lớn trong khối đều tăng so với cùng kỳ.
Israel hiện dẫn đầu khu vực về nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam trong khối thị trường này và cũng là thị trường NK đơn lẻ lớn thứ 2 sau Mỹ, chiếm gần 7% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ trong năm 2024 và tăng 30% so với năm 2023. Các quốc gia khác như Libăng, Ai Cập, Ảrập Xêut hay UAE cũng đang ghi nhận mức tăng trưởng tốt ở mức 2 con số.
Việc Việt Nam ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện với UAE, một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất khu vực, là điểm đến của nhiều sản phẩm thủy sản Việt Nam, trong đó có cá ngừ, (gọi tắt CEPA), đang giúp các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam thêm cơ hội tăng cường XK sang thị trường này. Hiện tại, cả Việt Nam và UAE nỗ lực hoàn tất phê duyệt Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA) ngay trong quý I/2025. Ngay khi hiệp định này có hiệu lực, các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam XK sang UAE được được giảm thuế ngay về 0%.
Thách thức không nhỏ
Mặc dù có nhiều tiềm năng, xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông cũng đối mặt với không ít thách thức. Một trong những rào cản lớn nhất là tiêu chuẩn Halal, yêu cầu sản phẩm phải được chế biến và chứng nhận phù hợp với luật Hồi giáo. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải đầu tư thêm vào quy trình sản xuất, kiểm định, và quản lý chất lượng.
Theo dự báo của nhiều tổ chức, chuyên gia, số lượng người Hồi giáo trên toàn thế giới sẽ tăng khoảng 50% vào năm 2050 lên 2,76 tỷ người. Hoạt động kinh doanh Halal toàn cầu dự kiến sẽ phát triển mạnh do các khoản đầu tư và tiến bộ công nghệ. Ví dụ, công nghệ xét nghiệm thịt lợn, công nghệ nhận diện Halal,...
Nếu hàng hóa Việt Nam vượt qua bài kiểm tra Halal tại UAE, sẽ mở ra “cánh cửa” lớn tiến vào thị trường thị trường rộng lớn, đặc biệt là các tiêu chuẩn Halal tương đồng với xu hướng tiêu dùng hiện đại, đó là chất lượng cao, nhân văn, bảo vệ môi trường, nguồn gốc rõ ràng.
Tuy nhiên, một trở ngại đáng kể đối với ngành công nghiệp thực phẩm Halal trên toàn thế giới là vấn đề thống nhất trong quy trình chứng nhận. Các quy trình chứng nhận Halal khác nhau của các quốc gia khác nhau có thể gây nhầm lẫn và cản trở nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường mới. Hơn nữa, các doanh nghiệp cần phải làm rõ hơn về các thành phần tạo nên thực phẩm Halal.
(vasep.com.vn) Donald Trump vừa ký một loạt sắc lệnh hành pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản Hoa Kỳ, trong một buổi lễ có sự tham dự của các đại diện ngành đánh bắt cá. Các sắc lệnh nhắm đến việc nới lỏng quy định trong nước, mở rộng khu vực khai thác và siết chặt kiểm soát đối với thủy sản nhập khẩu.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 228 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2024. XK cá ngừ sang các thị trường chính có xu hướng tăng trưởng chậm lại.
(vasep.com.vn) Theo Alexei Nikolayev, sản lượng thức ăn cho cá của Nga ước tính đạt 100.000 tấn vào năm 2024, tăng gấp đôi so với mức 48.300 tấn vào năm 2023.
Thị trường Mỹ từng chiếm tới 50% doanh thu xuất khẩu, song từ năm 2015, Camimex đã cơ cấu lại toàn bộ chiến lược, chuyển trọng tâm sang thị trường Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản và Canada – những khu vực vẫn duy trì mối quan hệ thương mại ổn định và không chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ.
(vasep.com.vn) Quý đầu năm 2025, XK thủy sản của Việt Nam đạt 2,4 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Top 5 thị trường nhập khẩu đều ghi nhận tăng trưởng dương so với cùng kỳ.
(vasep.com.vn) Nga đang đẩy mạnh khai thác tôm tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với loại hải sản có vỏ này, cả trong nước lẫn quốc tế.
(vasep.com.vn) Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký lệnh gia hạn thêm một năm lệnh trừng phạt đối với Nga, lệnh đầu tiên được người tiền nhiệm Joe Biden áp đặt vào năm 2021 sau khi nổ ra chiến tranh Nga- Ukraine.
Việc xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn quốc gia cho sản phẩm ‘Cá rô phi Việt Nam – V-Tilapia’ kỳ vọng sẽ tạo bứt phá cho sản phẩm này trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị các ngân hàng thương mại (NHTM) mở rộng đối tượng cho vay triển khai thực hiện Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản.
Sáng 17/4 tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) phối hợp với Cục Thủy sản và Kiểm ngư – Sở Nông nghiệp và Môi trường Tp Cần Thơ tổ chức thành công Hội thảo “Giải pháp tổ chức sản xuất và xuất khẩu cá rô phi năm 2025”.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn