Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, sự tăng trưởng XK cá ngừ của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm nay là nhờ vào sự tăng trưởng XK thăn/philê cá ngừ đông lạnh và cá ngừ chế biến khác. Giá trị XK thăn/philê cá ngừ đông lạnh trong giai đoạn này tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn XK các sản phẩm cá ngừ chế biến khác tăng 65%.
Mỹ
XK cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ trong tháng 7 tiếp tục giảm. Giá trị XK trong 7 tháng đầu năm chỉ đạt gần 118 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2017. Điều này đang khiến tỷ trọng XK cá ngừ sang thị trường Mỹ ngày càng giảm.
Năm nay, mặc dù XK các sản phẩm cá ngừ chế biến khác của Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh ở mức 3 con số, nhưng do chiếm tỷ trọng nhỏ nên không đủ bù đắp lại lượng sụt giảm XK của các dòng sản phẩm khác.
Năm nay các sản phẩm cá ngừ nhỏ đóng hộp vào Mỹ tăng mạnh. Các loài thuộc họ cá ngừ này có chất lượng thấp hơn và giá rẻ hơn đang tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh.
EU
Tháng 7, XK cá ngừ của Việt Nam sang EU tăng 19%. Điều này đã khiến tổng giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang khối thị trường này trong 7 tháng đầu năm tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, đạt 84 triệu USD.
Sau sự phục hồi trong tháng 6, XK cá ngừ của Việt Nam sang Đức – thị trường NK cá ngừ lớn nhất của Việt Nam trong khối EU – giảm 18%. Trong khi đó, XK sang Italy và Tây Ban Nha tăng trưởng rất mạnh.
XK các sản phẩm thăn/philê cá ngừ đông lạnh và cá ngừ chế biến khác của Việt Nam sang EU tăng, trong khi XK cá ngừ đóng hộp và các sản phẩm cá ngừ tươi sống đông lạnh khác giảm. Đáng chú ý, XK các sản phẩm cá ngừ chế biến khác của Việt Nam sang thị trường này tăng ấn tượng 305%.
Nhu cầu tiêu thụ cá ngừ đóng hộp tại EU đã suy yếu từ những tháng đầu năm và tiếp tục cho tới nay. Và trong những tháng gần đây, sản lượng khai thác cá ngừ tại các vùng biển lớn thấp và nguồn cung cho khu vực sản xuất chính như Manta, Ecuador và Bangkok, Thái Lan thấp hơn. Đây chính là nguyên nhân khiến giá cá ngừ tăng cao trong tháng đầu năm, và điều này ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ của thị trường EU.
Israel
Liên tục từ đầu năm 2018, XK cá ngừ của Việt Nam sang Israel tăng liên tục. Giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này tiếp tục tăng 44% so với tháng 7 2017, nâng tổng giá trị XK trong 7 tháng đầu năm lên gần 45 triệu USD, tăng gần 62% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong bối cảnh nhu cầu NK cá ngừ chế biến đóng hộp tại các thị trường lớn như EU và Mỹ thấp, Israel là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm này của Việt Nam. Hiện XK cá ngừ chế biến và đóng hộp của Việt Nam sang thị trường này tăng trưởng mạnh.
Tại phân khúc thị trường cá ngừ chế biến đóng hộp của Israel, Thái Lan tiếp tục dẫn đầu, tiếp đến là Việt Nam. Trong khi đó, tại phân khúc thị trường cá ngừ đông lạnh của Israel, Việt Nam đang chiếm lĩnh thị trường Israel và gần như không có đối thủ cạnh tranh.
ASEAN
Với kết quả XK trong 7 tháng năm nay sang thị trường ASEAN, các DN XK Việt Nam đang có bước chuyển hướng thành công sang thị trường Châu Á.
Dự báo trong năm 2018, nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tại Mỹ và EU sẽ vẫn thấp thì khả năng cao Israel và ASEAN sẽ là thị trường XK thay thế.
(vasep.com.vn) Kibun Foods, nhà sản xuất các sản phẩm từ surimi lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, công bố rằng họ sẽ sáp nhập hai công ty con vào hoạt động cốt lõi của mình như một phần của chiến lược rộng lớn hơn nhằm hợp lý hóa hoạt động kinh doanh trong nước.
(vasep.com.vn) Giá cá tuyết cod Đại Tây Dương và cá tuyết chấm đen (haddock) đông lạnh bỏ đầu và ruột (H&G) liên tục ở mức cao đang khiến người mua và các nhà chế biến Trung Quốc lo lắng.
(vasep.com.vn) Mặc dù ngành cá tra chiếm thị phần lớn nhất thế giới về kim ngạch XK và đứng trước các cơ hội thâm nhập thị trường mới, tuy nhiên vẫn tồn tại những thách thức làm giảm tốc độ bứt phá của toàn ngành.
Tận dụng phụ phẩm trong ngành tôm mở ra cơ hội giúp doanh nghiệp thu về hàng tỷ USD.
Bà Tô Thị Tường Lan, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỉ USD, song ngành này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm tới.
Tình hình này, tôm nguyên liệu sẽ còn thiếu hụt đến hết quý 1 năm sau. Trong khoảng thời gian này, các DN chế biến đứng trước thách thức lớn, bởi phải mua tôm nguyên liệu giá cao nhưng giá tôm thành phẩm tiêu thụ phải cạnh tranh gay gắt với tôm giá rẻ hơn từ nhiều nước, dẫn đến giảm sụt hiệu quả sản xuất kinh doanh.
(vasep.com.vn) Các nhà chế biến tôm Ấn Độ đang đầu tư vào các cơ sở mới và nâng cấp công nghệ bất chấp áp lực từ sự cạnh tranh của Ecuador và nhu cầu yếu ở các thị trường truyền thống.
(vasep.com.vn) Sau khi thu thập phản hồi từ hơn 7.000 bên liên quan, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đã xây dựng một kế hoạch hành động tập trung vào việc chống lại hoạt động đánh bắt bất hợp pháp và tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc hải sản.
(vasep.com.vn) Ngày 25/11/2024, Cục Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã có Công văn 2437/TS-KTTS về việc tổ chức thực hiện cấp giấy SC, giấy CC.
(vasep.com.vn) Ngày 12/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 218/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn