Xã hội hóa nuôi tôm càng xanh toàn đực trong ao đất

Nguyên liệu 14:43 19/05/2017
Với mục tiêu đa dạng hóa hình thức nuôi, giải quyết tính thời vụ trong nuôi nuôi tôm càng xanh (TCX), nâng cao hiệu quả sử dụng diện tích ao nuôi không quy hoạch nuôi cá tra, đồng thời giúp người nuôi tôm trong tỉnh An Giang cải thiện năng suất và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 3,7 tỷ đồng, trong đó ngân sách sự nghiệp nông nghiệp 508 triệu đồng, triển khai ở 4 huyện: Thoại Sơn, Châu Phú, Châu Thành, Phú Tân. Sẽ trình diễn 49 mô hình nuôi TCX, 19 lớp tập huấn kỹ thuật cho cán bộ thủy sản và nông dân. Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Giống thủy sản (TTGTS) tỉnh đã thả giống TCX tại 4 điểm ở các huyện: Thoại Sơn, Phú Tân, Châu Phú, Châu Thành (mỗi điểm 3.000m2), 30.000 con giống/điểm. Mục tiêu dự án nhằm phát triển hệ thống ao nuôi tại những nơi có điều kiện, hình thành vùng chuyên canh nuôi tôm càng xanh toàn đực (TCXTĐ) trong ao đất theo công nghệ cao nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu tôm thương phẩm ổn định, đảm bảo đủ về số lượng; tôm thương phẩm đạt chất lượng cao và có kích cỡ lớn, đáp ứng tốt thị trường tiêu thụ trong nước và định hướng xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2020, diện tích nuôi TCXTĐ theo công nghệ cao trên toàn tỉnh đạt 300 héc-ta.

Giám đốc TTGTS tỉnh Nguyễn Thị Ngọc Trinh cho biết: "Dự án thực hiện có ít nhất 95 kỹ thuật viên và 475 nông dân được đào tạo quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm TCX trong ao đất theo hướng công nghệ cao. 49 mô hình nuôi thương phẩm TCXTĐ trong ao đất được nuôi trình diễn tại các huyện: Thoại Sơn, Châu Phú, Châu Thành, Phú Tân. Trọng lượng bình quân của tôm khi thu hoạch: ≥50g/con (trong đó 70g/con chiếm hơn 50% tổng đàn). Tỷ lệ sống 30-50%, năng suất 2,1- 2,5 tấn/héc-ta, lợi nhuận đạt trên 100 triệu/héc-ta, tỷ suất lợi nhuận trên 30%. Thời gian thực nghiệm nuôi 7 tháng/mô hình trình diễn. Dự kiến, năm 2017 - 2018 sẽ xây dựng 39 mô hình, năm 2019-2020 xây dựng 10 mô hình”.

Việc sử dụng con giống mới, hiệu quả ứng dụng công nghệ nuôi mới, sẽ đáp ứng được nhu cầu sản xuất của người dân, giải quyết tình trạng sử dụng diện tích mặt nước thiếu hiệu quả, góp phần thúc đẩy nghề nuôi phát triển theo định hướng mới, người nuôi sử dụng con giống được sản xuất từ công nghệ mới vào quy trình nuôi thương phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế và lợi nhuận cao. Việc quy hoạch chính xác những vùng phát triển nghề nuôi sẽ góp phần to lớn trong việc phát triển nghề nuôi theo hướng ổn định và bền vững, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Để mở rộng những vùng nuôi có tiềm năng, nâng cao năng suất sản xuất và hướng tới nuôi theo công nghệ cao thì Thoại Sơn có nhiều tiềm năng cho phát triển mô hình nuôi TCXTĐ theo tiêu chuẩn VietGAP, có thể tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nâng cao kỹ thuật nuôi và tiếp nhận công nghệ nuôi mới để nâng cao năng suất và sản lượng nuôi.

Bà Trinh khẳng định: “Với định hướng xuất khẩu phải đảm bảo nguồn nguyên liệu cung cấp số lượng lớn và quanh năm, nuôi TCXTĐ trong ao sẽ giải quyết lượng tôm thiếu hụt trong các mùa vụ. Tỉnh cũng xúc tiến nhanh thị trường tiêu thụ tính đến đầu ra sản phẩm để nghề nuôi tôm phát triển bền vững. Đáp ứng các tiêu chí về quy cách xuất khẩu theo yêu cầu của thị trường cần có quy hoạch cụ thể để phát triển vùng nguyên liệu. Với mục tiêu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển TCX theo hướng tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ ổn định, bền vững; mở rộng và phát triển đối tượng thủy sản nuôi phục vụ xuất khẩu, góp phần tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Đây là một trong những mô hình nuôi tạo thêm điều kiện về việc làm và thu nhập cho người nuôi; giúp ngư dân ứng dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật, cụ thể các hộ nuôi sẽ đạt được lợi nhuận tăng thêm 30% so mô hình truyền thống trên cùng diện tích sản xuất. Tạo ra sản phẩm đạt chất lượng an toàn thực phẩm từ mô hình nuôi sẽ cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong nước. Đồng thời, tạo điều kiện cho người nuôi tiếp cận với xu hướng sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn chất lượng, hướng dẫn thực hành nuôi thủy sản tốt theo tiêu chuẩn VietGAP, góp phần tái cơ cấu ngành Thủy sản, hướng đến phát triển bền vững”.

An Giang hiện chỉ mới có 1 vùng nuôi tôm nguyên liệu (hơn 500 héc-ta ở huyện Thoại Sơn, với 300 héc-ta nuôi theo công nghệ cao), nhưng là nuôi tôm trên ruộng lúa và người nuôi sử dụng giống TCXTĐ theo công nghệ Israel. Việc triển khai mô hình nuôi TCXTĐ trong ao hầm có thể khuyến khích nông dân tận dụng “ao treo” đang bỏ phí.

Báo An Giang

TIN MỚI CẬP NHẬT

Sản xuất cá rô phi Trung Quốc gặp khó do thiếu nguồn thức ăn

 |  09:14 20/08/2024

(vasep.com.vn) Ngành nuôi cá rô phi Trung Quốc đang gặp khó khăn về nguồn cung, ảnh hưởng đến quá trình chế biến và xuất khẩu.

Argentina: Xuất khẩu mực ống tăng mạnh trong tháng 6/2024

 |  09:04 20/08/2024

(vasep.com.vn) Theo dữ liệu mới nhất của Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Thủy sản Argentina, tháng 6, xuất khẩu mực ống tăng 103% về khối lượng và 120% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Na Uy: Xuất khẩu thủy sản quay đầu tăng nhờ đồng krone suy yếu

 |  09:03 20/08/2024

(vasep.com.vn) Tháng 7/ 2024, giá trị xuất khẩu thủy sản của Na Uy quay đầu tăng đáng kể, đánh dấu sự hồi phục sau mức sụt giảm lịch sử trong tháng 6.

Tháng 7/2024: Xuất khẩu tôm đạt giá trị cao nhất kể từ đầu năm

 |  08:26 20/08/2024

(vasep.com.vn) Tháng 7/2024, XK tôm Việt Nam đạt 375 triệu USD, tăng 17% so với tháng 7/2023. XK tôm trong tháng 7 ghi nhận giá trị cao nhất kể từ đầu năm và đây cũng là tháng, XK tôm Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng tốt nhất kể từ tháng 2 năm nay. Lũy kế 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch XK tôm đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá bạch tuộc ở Morocco và Mauritania tăng, các nhà chế biến gặp khó

 |  08:44 19/08/2024

(vasep.com.vn) Giá bạch tuộc tăng đột biến gần đây ở Morocco và Mauritania đang gây ra sự bất ổn cho các nhà chế biến, những người đang phải vật lộn với chi phí cao hơn và nguồn nguyên liệu giảm.

Giá cua hoàng đế Na Uy phục hồi nhẹ trong tuần cuối tháng 7/2024

 |  08:41 19/08/2024

(vasep.com.vn) Trong tuần 30 (22-28/7/2024), thị trường cua hoàng đế Na Uy hồi phục nhẹ trong bối cảnh giá cả đang ở xu hướng giảm kéo dài. Sự phục hồi nhẹ này có khả năng được thúc đẩy bởi nhu cầu ổn định.

Xuất khẩu cá thịt trắng Na Uy giảm mạnh trong tháng 7/2024

 |  08:38 19/08/2024

(vasep.com.vn) Theo dữ liệu mới nhất của Hội đồng Thủy sản Na Uy (NSC), khối lượng xuất khẩu cá tuyết tươi và đông lạnh của Na Uy giảm 19% và 32% trong tháng 7. Xu hướng này có thể tiếp diễn nếu sản lượng nuôi không tăng trưởng.

Sản lượng surimi ở Hokkaido (Nhật Bản) tăng 26%

 |  09:02 16/08/2024

(vasep.com.vn) Sản lượng surimi ở vùng Hokkaido của Nhật Bản tăng 25,8% so với cùng kỳ lên 4.685 tấn trong nửa đầu năm 2024.

Nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng, gia tăng xuất khẩu sản phẩm cá ngừ sang Anh

 |  08:59 16/08/2024

Tại thị trường Anh, cá ngừ được bán dưới nhiều loại sản phẩm như: sơ chế, chế biến sẵn, sushi, dạng có sốt, dạng bánh hay tẩm bột… Để gia tăng hơn thị phần mặt hàng này, doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cần chủ động tìm hiểu thông tin thị trường, nhu cầu, thị hiếu người Anh, các quy định chính sách của UK… để tận dụng hiệu quả các ưu đãi khi xuất khẩu sang thị trường này.

USDA mời thầu các sản phẩm cá rockfish và cá whiting Thái Bình Dương

 |  08:53 16/08/2024

(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đang tìm kiếm một đơn đặt hàng hải sản Thái Bình Dương là là phi lê cá rockfish và cá whiting đông lạnh.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC