Về quê trồng rừng để nuôi tôm sạch

Nguyên liệu 09:36 16/01/2018
Tốt nghiệp Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, đi làm được 2 năm, nhưng cuối cùng Phạm Xuân Thành lại chọn con đường về quê phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn để nuôi tôm, cua, cá.

Nhìn hình ảnh chàng trai nước da ngăm đen với chiếc khăn rằn của người Nam bộ trên cổ tại vòng bán kết cuộc thi “Dự án khởi nghiệp nông nghiệp” do Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp TP.HCM tổ chức gần đây, mới thấy hết được tình yêu của chàng kiến trúc sư trẻ này dành cho vùng sông nước Cà Mau của mình.

Xuân Thành nhận ra lợi thế của những cánh rừng ngập mặn quê nhà nhưng chưa được người dân khai thác hết. Bên cạnh đó, người dân ở quê đã dần dần bỏ cách nuôi tôm truyền thống sang nuôi theo lối công nghiệp. Chính những điều này đã thôi thúc Thành bỏ ngang công việc đúng chuyên ngành để rẽ sang hướng đi mới, với mong muốn mang được sản phẩm sạch, chất lượng cho người tiêu dùng.

“Mình phân phối ra thị trường sản phẩm là tôm thiên nhiên. Các sản phẩm này tại địa phương chủ yếu được xuất khẩu, còn người tiêu dùng trong nước vẫn phải sử dụng những con tôm nuôi công nghiệp, sử dụng thuốc kháng sinh và không được sạch. Thành muốn nhiều người biết và sử dụng những sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên này”, Thành lý giải.

 
 

Chính vì nuôi tự nhiên nên hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên... Nhưng điều mình nhận lại là sản phẩm có chất lượng và rất an toàn

 

Phạm Xuân Thành

 

Khi được hỏi về cách nuôi tự nhiên này, Thành cho biết: “Mình trồng rừng ngập mặn, tôm và cua có trong rừng, thế là mình khai thác. Nguồn thức ăn của tôm, cua là rong, tảo và các sinh vật phù du có trong rừng. Mình trồng chủ yếu cây đước, lá cây đước rụng xuống, phân hủy và tạo nên nguồn thức ăn cho tôm, cua, hoàn toàn không sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thuốc kháng sinh. Tôm sú và cua thì mình có thả con giống vì giống tự nhiên không nhiều, tôm đất và tôm thẻ thì giống hoàn toàn tự nhiên”.

Thành cũng phân tích thêm: “Việc trồng rừng sẽ giúp cân bằng sinh thái, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn. Bên dưới rễ cây đước có rất nhiều sinh vật sinh sống như ốc, ba khía, cá, cua, tôm... Nếu không có rừng thì sẽ không có nơi ở và nguồn thức ăn cho những sinh vật này”.

Cũng theo Thành, tôm được đánh bắt 2 lần mỗi tháng và bắt theo con nước trong khoảng thời gian từ ngày 1 - 5 (âm lịch) và 15 - 20 (âm lịch) khi con nước xuống thấp nhất, xả nước trong đầm ra, tôm đi ăn theo con nước và đóng vào lưới chắn.

Tuy nhiên, Thành cũng thừa nhận: “Chính vì nuôi tự nhiên nên hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, mình không kiểm soát được số lượng và năng suất sẽ thấp hơn tôm nuôi công nghiệp. Nhưng điều mình nhận lại là sản phẩm có chất lượng và rất an toàn”.

Vì là dân tay ngang nên để bắt tay vào dự án này, Thành phải học kinh nghiệm nuôi tôm từ người thân, người dân địa phương và lên mạng mày mò cũng như tìm những chuyên gia về nuôi trồng thủy sản để học hỏi. Đến bây giờ, sau 1 năm bỏ phố về quê, Thành đã thành lập công ty. Những sản phẩm hiện nay công ty cung cấp là tôm đông lạnh các loại, tôm khô, cua Cà Mau... Tất cả sản phẩm đều được kiểm định tại Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng Quatest 3, TP.HCM và hoàn toàn không phát hiện các hàm lượng kim loại nặng như: chì, cadimi, asen hoặc thủy ngân. Hiện nay sản phẩm của Thành đã có mặt tại các phiên chợ sạch, cửa hàng thực phẩm sạch.

Bên cạnh việc thành lập công ty, Thành còn mở một homestay để đón khách trên vuông tôm thiên nhiên của gia đình.

Nói về lý do thành lập homestay này, Thành cho hay: “Khách hàng khi mua sản phẩm thường hay hỏi tôm này có thật sự tự nhiên hay không, vì mô hình này người dân ở địa phương khác và dân thành phố hoàn toàn không biết. Chính vì thế mình muốn mở mô hình du lịch trải nghiệm này để du khách hiểu rõ hơn về sản phẩm và quy trình nuôi trồng của mình”.

Với những nỗ lực và quyết tâm, hiện Thành đã đạt được những thành công bước đầu với doanh thu 100 triệu đồng/tháng.

(Theo báo Thanh Niên)

Bạn đang đọc bài viết Về quê trồng rừng để nuôi tôm sạch tại chuyên mục Nguyên liệu của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Chính phủ giao các Bộ giải quyết sớm 3 kiến nghị của VASEP

 |  10:07 20/07/2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao các cơ quan chức năng liên quan xem xét, giải quyết 3 kiến nghị của VASEP, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản.

Infographic: Xuất khẩu cá tra Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024

 |  14:05 19/07/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 6/2024, kim ngạch XK cá tra đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế XK cá tra 6 tháng đầu năm nay đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với 6 tháng đầu năm 2023.

Sysco, Trident bị yêu cầu cập nhật về cuộc điều tra nguồn lao động cưỡng bức

 |  08:32 19/07/2024

(vasep.com.vn) Sysco Corp., Trident Seafoods và High Liner Foods nằm trong số 13 công ty mua hải sản lớn được liên minh gồm 18 tổ chức phi chính phủ yêu cầu cung cấp thêm thông tin về các bước họ đang thực hiện để điều tra liên quan đến nguồn cung ứng từ các công ty Trung Quốc sử dụng lao động cưỡng bức.

Báo cáo mới tuyên bố Philippines không đáp ứng được nhu cầu của người lao động đánh bắt cá di cư

 |  08:30 19/07/2024

(vasep.com.vn) Một bài viết mới của các nhà báo điều tra tại Dự án Đại dương Phi pháp (OOP) đã cảnh báo Philippines chưa làm đủ để bảo vệ số lượng lớn công dân nước này đi khắp thế giới để làm việc trong ngành đánh bắt thủy sản.

Hội đồng Tôm Toàn cầu chưa có nguồn tài trợ cho hoạt động tiếp thị

 |  08:29 19/07/2024

(vasep.com.vn) Gabriel Luna, một trong những người sáng lập Hội đồng Tôm Toàn cầu, đã thúc đẩy một khoản thuế bắt buộc tương tự như mô hình tài trợ được triển khai ở Na Uy.

Nhiều doanh nghiệp thuỷ sản chú trọng phát triển thị trường nội địa

 |  10:27 18/07/2024

Ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp thủy sản đang mở rộng thị phần tại thị trường nội địa nhằm hoàn thành kế hoạch đề ra.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

 |  10:15 18/07/2024

(vasep.com.vn) Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao các cơ quan chức năng liên quan xem xét, giải quyết 3 kiến nghị của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản.

Ngư dân ở Newfoundland biểu tình để bảo vệ nguồn lợi cá tuyết

 |  09:08 18/07/2024

(vasep.com.vn) Bộ trưởng Thủy sản Canada Diane Lebouthillier đã thông báo vào ngày 28/6 rằng lệnh cấm 32 năm đối với cá tuyết miền Bắc sẽ kết thúc trong năm nay, với hạn ngạch 18.000 tấn. Với việc quay trở lại nghề đánh cá thương mại, những người đánh cá ngoài khơi cũng được phép đánh bắt cá tuyết trở lại.

Sản lượng thức ăn nuôi tôm của Trung Quốc tăng vọt

 |  09:03 18/07/2024

(vasep.com.vn)Theo chuyên gia nuôi trồng thủy sản Jin Niu, giáo sư tại Đại học Sun Yat-Sen, sản lượng thức ăn tôm của Trung Quốc đạt 1,824 triệu tấn vào năm 2023, tăng đáng kể so với 1,656 triệu tấn của năm trước đó.

Nhập khẩu tôm của Mỹ năm 2024 có thể tăng so với 2023

 |  08:59 18/07/2024

(vasep.com.vn) Nhập khẩu tôm vào thị trường Mỹ bắt đầu tăng từ tháng 5, bất chấp quy định sơ bộ về thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá áp dụng lên các quốc gia xuất khẩu.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC