Tôm biển đầy ghe
Từ sáng sớm đến chiều muộn, khu vực cảng Vàm Láng luôn nhộn nhịp ghe thuyền cập, rời cảng. Giữa trưa, một loạt ghe giã cào cập cảng. Họ là những ngư dân làm nghề cào lưới chạy ven bờ, cách đất liền khoảng từ 10 đến 20 hải lý. Ông Đinh Văn Đỏ, ngụ ở ấp Lăng (thị trấn Vàm Láng) chủ ghe giã cào, vừa buộc dây neo, hồ hởi cho biết: Chuyến này đi có 3 ngày mà được hơn một tạ hải sản, trong đó, hơn một nửa là tôm vì mùa này, khu vực biển miền Tây đang vào mùa tôm.
Tuy nhiên, vì nghề giã cào nên sản phẩm mất nhiều thời gian để phân loại. Hải sản được đưa về cảng, gia đình cùng nhau phân loại. Chủ yếu lọc tôm, cá tốt và chình biển để bán riêng, còn lại các loại cá tạp thì bán chung cho các công ty sản xuất thức ăn gia súc. Hiện nay, tôm biển có giá cao nhất, khoảng 100.000 đồng/1kg loại một (không bị dập nát) và khoảng 70.000 đồng/1kg loại 2 (tôm bị dập vỏ, gãy đầu). Mặc dù tôm bị dập khi kéo lưới hay để dồn trong khoang nhưng chất lượng không thay đổi, chủ yếu là mất giá trị thẩm mỹ mà thôi. So với tôm nuôi thương phẩm nước ngọt thì tôm biển chất lượng hơn hẳn. So với cua, ghẹ hay tôm hùm nuôi, thịt tôm biển cũng không hề thua kém về chất lượng bởi chúng rất chắc, hàm lượng dinh dưỡng cao.
Như ghe nhà ông Đỏ, chuyến này được khoảng 40 kg tôm tươi, chắc cũng thu về khoảng hơn 3 triệu đồng. Cộng thêm các loại hải sản khác được chừng gần 2 triệu. Sau khi trừ chi xăng dầu, chuyến ghe cũng lãi khoảng 4 triệu đồng. Cũng theo ông Đỏ, những ghe cỡ nhỏ khoảng 20CV như ghe nhà ông khi làm giã cào cần tới 3 - 4 người. Ngoài ông và cậu con trai thì có thêm đứa cháu bên vợ ở trên Kiểng Phước đi cùng để tháo lưới, giữ lái giùm.
Sản phẩm khô tôm danh tiếng xứ Gò Công
Không chỉ có ghe của ông Đỏ, hầu hết các ghe cập cảng Vàm Láng thời gian này đều đánh bắt được nhiều tôm biển. “Từ lâu, ngư dân Vàm Láng hầu như chỉ sử dụng ghe nhỏ, đánh bắt ven bờ với nghề đáy chạy, đáy sông cầu hay giã cào nên hải sản thu được cũng chỉ là những loại tôm, cá nhỏ với chất lượng thấp chứ không cao cấp như những ghe đánh bắt xa bờ. Dù vậy, sản phẩm tôm biển tự nhiên dù sao chất lượng cũng rất tốt, đặc biệt là sau khi sơ chế và phơi khô. Như ghe nhà tôi cứ đi biển 5 ngày rồi lại cập cảng nghỉ ngơi một ngày. Mùa này lượng hải sản dồi dào, biển êm rất thuận lợi để đánh bắt nên mình tranh thủ kiếm tiền dành dụm cho những tháng biển động”, ông Lân, chủ một ghe đáy chạy khác, chia sẻ thêm.
Đặc sản khô tôm
Với hàng trăm ghe thuyền mỗi ngày, sản lượng tôm biển cập cảng Vàm Láng thời gian này là rất nhiều; tất cả đều được các chủ vựa tôm thu mua, đem đi sơ chế, sản xuất tôm khô.
Bà Nguyễn Thị Loan, ngụ ở ấp Chợ (thị trấn Vàm Láng), người nhiều năm thu mua tôm biển ở đây cho biết, mỗi ngày bà mua khoảng từ 150 - 200kg tôm của các ghe tại cảng. “Vì đánh bắt trên biển nên không ai biết trước sản lượng là bao nhiêu. Phải đợi ghe về tới cảng mới biết. Mà ghe về, đưa hàng lên bờ rồi còn phân loại mới cân được. Vì khai thác bằng giã cào, đáy nên thường bị dập vỏ ngoài, bị gãy đầu.
Một số ít mẫu mã đẹp hơn, không bị suy suyễn gì thì được giá. Tôm nguyên con như thế rất quý vì để làm khô nguyên con, giờ rất được ưa chuộng. Còn lại thì đem về xưởng, thuê thêm công nhân lột vỏ, bẻ đầu rồi phơi. Gia đình tôi thu mua tôm và làm khô cả chục năm nay rồi. Những ngày này, tôm tươi nguyên liệu nhiều, trời nắng đẹp nên mỗi ngày sản xuất được vài chục ký khô tôm cung cấp cho các mối quen ở TP Mỹ Tho và TPHCM”, bà Loan kể.
Mùa tôm biển của ngư dân Vàm Láng
Cũng theo bà Loan, thời tiết nắng đẹp như hiện nay chỉ cần khoảng 3 - 4 ngày là hoàn thành một mẻ khô tôm. Tuy nhiên, ở Gò Công các sản phẩm khô tôm kém chất lượng được làm từ tôm nuôi thương phẩm, tôm bị chết, bị bệnh… ảnh hưởng uy tín và giá thành.
“Vựa của tôi mỗi năm xuất cả tấn khô tôm ra thị trường nhưng chả có thương hiệu, tên tuổi gì. Hầu hết các mối hàng trên TPHCM họ quen biết trước, đặt mua thôi. Nhiều khi người ta đặt hàng nhưng không có đủ để giao”, bà Loan chia sẻ. Được biết, do thời điểm này đang vào mùa cao điểm khai thác tôm biển nên giá khô tôm cũng giảm hơn, chỉ khoảng 1,5 triệu đồng loại có vỏ và 2 triệu đồng loại đã bóc vỏ. Tuy nhiên, phải 4 - 6 kg tôm tươi mới có thể cho ra một ký tôm khô.
Có thể nói, với nguồn lợi dồi dào từ biển quê hương không chỉ mang lại sinh kế cho hàng trăm ngư dân vùng Vàm Láng hay các xã lân cận mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người làm nghề khô tôm.
Báo cáo xuất khẩu thủy sản năm 2024 của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) được phát hành trong bối cảnh ngành thủy sản Việt Nam đạt được những kết quả tích cực, ghi nhận một năm thành công với tổng giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD, tăng trưởng 12% so với năm 2023. Đây là dấu mốc quan trọng, khẳng định sự phát triển bền vững và tiềm năng vượt trội của ngành thủy sản trong việc đóng góp vào nền kinh tế quốc dân.
(vasep.com.vn) Indonesia đang tiến một bước để cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc từ đại dương đến bàn ăn của ngành cá ngừ trị giá hàng triệu đô la của mình. Quốc gia châu Á này đã nâng cấp hệ thống truy xuất nguồn gốc hải sản quốc gia, Stelina, để tương thích với Tiêu chuẩn Đối thoại toàn cầu về truy xuất nguồn gốc hải sản (GDST), qua đó trở thành quốc gia đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn này.
Nhờ mạnh tiên phong nuôi cá bông lau thương phẩm, ông Lê Hồng Phương trở thành chủ trang trại cá bông lau lớn nhất vùng, nhiều năm liền có lãi ròng trên 1 tỷ đồng/năm.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo của Tổ chức Bột cá và Dầu cá Quốc tế (IFFO), thị trường bột cá và dầu cá toàn cầu đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể về sản lượng và nhu cầu vào cuối năm 2024.
(vasep.com.vn) Giá dầu cá đã giảm đáng kể vào đầu năm 2025, khi các nhà sản xuất Peru bán dầu cá sang Trung Quốc với giá khoảng 2.600 USD/tấn, giảm mạnh so với mức cao nhất 3.190 USD/tấn vào tháng 12/2024.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo nuôi trồng thủy sản mới nhất của Rabobank, những người sản xuất tôm có thể kỳ vọng giá sẽ cải thiện trong nửa đầu năm.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới của ENACT Africa, một sáng kiến do EU hậu thuẫn nhằm giải quyết tội phạm xuyên quốc gia, nghề cá của Somalia, bao gồm cả cá ngừ vây vàng, đang chịu áp lực nghiêm trọng từ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong năm 2024 tăng 4,99%, giá trị xuất khẩu đạt gần 113,37 triệu SGD, chiếm thị phần 9,68%
Đây là mục tiêu mà ngành thủy sản tiếp tục đặt ra trong năm 2025 - năm cuối tăng tốc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Xuất khẩu thủy sản năm 2024 vượt mốc 10 tỷ USD, kỳ vọng sẽ tiếp tục nối dài đà tăng trưởng trong năm 2025.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn