Nhóm các mặt hàng cắt giảm và xoá bỏ thuế quan: chiếm hầu hết các mặt hàng, có lộ trình giảm thuế từ năm 1996, giảm thuế suất xuống mức 0-5% vào năm 2006 và xoá bỏ thuế quan vào năm 2015, với một số mặt hàng được linh hoạt đến 2018. Ngoài ra, các mặt hàng công nghệ thông tin (phù hợp với diện mặt hàng của WTO) sẽ được xoá bỏ thuế quan trong 3 năm: 2008-2010. Đồng thời các mặt hàng thuộc lĩnh vực ưu tiên hội nhập (12 lĩnh vực) sẽ được xoá bỏ sớm hơn là vào năm 2012 (thay vì 2015), trong đó có 9 lĩnh vực hàng hoá gồm: gỗ và sản phẩm gỗ, ôtô, cao su, dệt may, sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản, điện tử, công nghệ thông tin, y tế (thiết bị, thuốc men).
Nhóm hàng nông sản nhạy cảm: gồm 89 dòng thuế là các mặt hàng nông sản chưa chế biến, gồm một số loại gạo, hoa quả, thực phẩm, đường. Những mặt hàng này không phải xoá bỏ thuế quan, có lộ trình giảm thuế từ năm 2004 xuống mức thuế suất cao nhất là 5% vào năm 2013 (trừ mặt hàng đường là 2010).
Để bảo vệ sức khỏe con người, môi trường, giá trị văn hóa, đạo đức hay an ninh, quốc phòng, các nước được phép loại trừ (không phải cắt giảm thuế) những mặt hàng vì mục đích này. Trên cơ sở đó, mỗi nước đã tự xây dựng một Danh mục các mặt hàng để loại trừ khỏi phạm vi thực hiện CEPT (GEL) và đã đưa vào đó những mặt hàng mang tính bảo hộ. Chính vì vậy, trong vài năm gần đây, các nước đã ráo riết rà soát danh mục GEL để đưa vào cắt giảm thuế những mặt hàng không phù hợp. Từ năm 2005 đến nay, Việt Nam đã đưa nhiều mặt hàng GEL vào thực hiện CEPT, trong đó quan trọng nhất là các thiết bị truyền phát (rađa, điện thoại di động…), đồ uống có cồn (rượu, bia) và ô tô, xe máy. Danh mục GEL hiện nay của Việt Nam vẫn còn các mặt hàng mà các nước ASEAN cho là không phù hợp, gồm: thuốc lá (thuốc lá điếu và nguyên liệu), xăng dầu.
Nhằm tiến tới tự do hóa hoàn toàn (ít nhất là về mặt thuế quan), ASEAN đã quyết định không chỉ dừng lại ở việc giảm thuế xuống 0-5% mà sẽ xóa bỏ thuế quan vào năm 2010 đối với ASEAN 6 (gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philipin, Singapore và Thái Lan) và năm 2015 với một số linh hoạt đến 2018 (7% tổng số dòng thuế) đối với CLMV. Như vậy, với Việt Nam, đến năm 2015, cơ bản các mặt hàng sẽ được xóa bỏ thuế quan trong khuôn khổ này.
(vasep.com.vn) Tại cuộc họp thường niên của Ủy ban Quản lý Thủy sản Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC), diễn ra từ ngày 28 tháng 11 đến 3 tháng 12 năm 2024 tại Fiji, các nhà quản lý thủy sản sẽ bàn về việc tăng cường giám sát và áp dụng các biện pháp bảo tồn để duy trì tính bền vững cho ngành thủy sản cá ngừ, ngành có giá trị và sản lượng lớn nhất thế giới. Khu vực Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPO) chiếm 51% sản lượng cá ngừ toàn cầu, và WCPFC đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nguồn lợi thủy sản tại khu vực này.
(vasep.com.vn) Tháng 10, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt mức cao nhất kể từ đầu năm 2024. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, giá trị XK cá ngừ tăng 19%, đạt 821 triệu USD. XK cá ngừ sang các thị trường chính hiện đều tăng so với cùng kỳ.
(vasep.com.vn) Các DN XK cá rô phi Trung Quốc khẳng định sẽ quyết tâm bám trụ ở thị trường Mỹ bất chấp mối đe dọa áp thuế 60% từ Chính quyền Trump. Tuy nhiên, điều này có dễ dàng khi ngành này đang chịu áp lực ngày càng lớn do căng thẳng thương mại kéo dài và thuế NK sẽ tác động đến hàng loạt các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng?
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đang kêu gọi các nhà cung cấp tham gia đấu thầu hơn một triệu pound hải sản Thái Bình Dương khai thác tự nhiên cho các chương trình thực phẩm trong nước năm 2025.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch XK cá tra tháng 10/2024 đạt gần 202 triệu USD, tăng 17% so với tháng 10/2023. Lũy kế XK cá tra 10 tháng đầu năm nay sang các thị trường đạt 1,7 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tiếp tục tăng trong tháng 10/2024. Nhờ đó, tính đến hết tháng 10/2024 giá trị xuất khẩu tăng 11% so với cùng kỳ, đạt hơn 8,2 tỷ USD. Xuất khẩu các nhóm sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ, trừ mực và bạch tuộc.
(vasep.com.vn) Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ đang tạo nên làn sóng lan rộng trong ngành vận tải container và được coi là một trở ngại tiềm tàng đối với thương mại quốc tế.
Ngày 14/11, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Tọa đàm giữa các Trưởng Cơ quan đại diện (CQĐD) Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027 với lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp khu vực phía Nam.
(vasep.com.vn) Trung Đông là một thị trường tiềm năng đối với ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. XK thủy sản sang khối thị trường này liên tục gia tăng trong những năm gần đây với kim ngạch từ 200 – 320 triệu USD. Ước tính năm 2024, XK thủy sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 330 triệu USD, tăng 6% so với năm 2023.
(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn