Tóm lược Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AEC

Lịch sử hình thành:

- Tại Tuyên bố Tầm nhìn ASEAN 2020 thông qua tháng 12/1997, các nhà lãnh đạo ASEAN đã định hướng phát triển ASEAN thành một Cộng đồng ASEAN;

- Ý tưởng được tái khẳng định tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 tháng 10/2003, thể hiện trong Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Ba-li II). Theo đó, ASEAN nhất trí hướng đến mục tiêu hình thành một cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với 3 trụ cột chính là hợp tác chính trị - an ninh (Cộng đồng an ninh ASEAN – ASC), hợp tác kinh tế (Cộng đồng Kinh tế ASEAN – AEC) và hợp tác văn hoá xã hội (Cộng đồng Văn hoá Xã hội ASEAN – ASCC);

- Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 12 tháng 1/2007 các nước ASEAN đã quyết định rút ngắn thời hạn hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN từ 2020 xuống 2015. 

Mục tiêu

Bốn mục tiêu, cũng là bốn yếu tố cấu thành AEC, bao gồm:

1.     Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, được xây dựng thông qua: Tự do lưu chuyển hàng hoá; Tự do lưu chuyển dịch vụ; Tự do lưu chuyển đầu tư; Tự do lưu chuyển vốn và Tự do lưu chuyển lao động có tay nghề;

2.     Một khu vực kinh tế cạnh tranh, được xây dựng thông qua các khuôn khổ chính sách về cạnh tranh, bảo hộ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thuế quan và thương mại điện tử;

3.     Phát triển kinh tế cân bằng, được thực hiện thông qua các kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và thực hiện sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN;

4.     Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, được thực hiện thông qua việc tham vấn chặt chẽ trong đàm phán đối tác và trong tiến trình tham gia vào mạng lưới cung cấp toàn cầu (WTO).

Bản chất AEC

- Mặc dù được gọi với cái tên “Cộng đồng kinh tế”, AEC thực chất chưa thể được coi là một cộng đồng kinh tế gắn kết như Cộng đồng Kinh tế châu Âu bởi AEC không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và những cam kết ràng buộc với lộ trình thực hiện cụ thể.

AEC thực chất là đích hướng tới của các nước ASEAN thông qua việc hiện thực hóa dần dần 04 mục tiêu kể trên (trong đó chỉ mục tiêu 01 là được thực hiện tương đối toàn diện và đầy đủ thông qua các hiệp định và thỏa thuận ràng buộc, các mục tiêu còn lại mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng lộ trình và thực hiện một số sáng kiến khu vực).

AEC là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực chứ không phải là một Thỏa thuận hay Hiệp định với các cam kết ràng buộc thực chất. Tham gia vào các mục tiêu của AEC là hàng loạt các Hiệp định, Thỏa thuận, Tuyên bố… giữa các nước ASEAN có liên quan tới các mục tiêu này. Những văn bản này có thể bao gồm những cam kết có tính ràng buộc thực thi, cũng có những văn bản mang tính tuyên bố, mục tiêu hướng tới không bắt buộc của các nước ASEAN.

- Việc hiện thực hóa AEC đã được triển khai trong cả quá trình dài trước đây (thông qua việc thực hiện các cam kết tại các Hiệp định cụ thể về thương mại đã ký kết giữa các nước ASEAN) và sẽ được tiếp tục thực hiện trong thời gian tới (tiếp tục thực hiện theo lộ trình các Hiệp định, Thỏa thuận đã có và các vấn đề mới, nếu có).

Thực thi từ phía Chính phủ

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, trong các đợt rà soát hàng năm về lộ trình tổng thể cho việc thành lập AEC, Việt Nam thường đạt được kết quả rà soát là đã hoàn thành được 85-90% khối lượng công việc, tỷ lệ này là cao so với các nước trong khu vực. Trong kỳ rà soát tháng 10/2014, Việt Nam và Singapore đạt tỷ lệ hoàn thành 90% các biện pháp, trong khi bình quân chung của các nước ASEAN là 82,1%.

II. CÁC HIỆP ĐỊNH CHÍNH TRONG AEC

Dưới đây là tóm tắt một số Hiệp định thương mại được ký kết trong khuôn khổ ASEAN và hướng tới mục tiêu thực hiện AEC.

1. Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN (ATIGA)

Hiệp định ATIGA 2010 có tiền thân là Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT/AFTA) được thực hiện từ năm 1992.

ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại bỏ thuế quan đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan.

Nguyên tắc xây dựng cam kết trong ATIGA là các nước ASEAN phải dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác trong các Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) mà ASEAN là một bên của thỏa thuận.

Ngoài mục tiêu xóa bỏ hàng rào thuế quan, ATIGA hướng nỗ lực chung của ASEAN để xử lý tối đa các hàng rào phi thuế quan, hợp tác hải quan và vệ sinh, kiểm dịch... đồng thời xác lập mục tiêu hài hòa chính sách giữa các thành viên ASEAN trong bối cảnh xây dựng AEC.

Việt Nam gia nhập ASEAN từ năm 1995 nhưng đến năm 1999 mới bắt đầu thực thi CEPT và sau này là ATIGA.

Theo ATIGA, đến năm 2010 các nước ASEAN-6 phải xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 100% dòng thuế thuộc Danh mục thông thường; chỉ giữ lại một số dòng thuế thuộc Danh mục loại trừ chung gồm những sản phẩm được miễn trừ vĩnh viễn vì lý do an ninh quốc gia, đạo đức và sức khỏe). Các nước nhóm CLMV (gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) có lộ trình dài hơn xóa bỏ thuế cho hàng hóa từ các nước ASEAN muộn hơn, đến năm 2015 mới phải xóa bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu trong Danh mục thông thường nhưng được linh hoạt giữ lại thuế suất đối với 7% số dòng thuế đến năm 2018.

Như vậy, từ khi thực hiện cắt giảm thuế năm 1999 đến 2015, Việt Nam đã cắt giảm/xóa bỏ thuế nhập khẩu xuống còn 0-5% đối với khoảng 90% dòng thuế, chỉ còn giữ linh hoạt đối với 7% dòng thuế còn lại tính đến năm 2018, 3% số dòng thuế thuộc Danh mục loại trừ không phải xóa bỏ thuế quan nhưng thuế quan phải giảm xuống dưới 5%.

7% số dòng thuế được linh hoạt giữ tới 2018 này bao gồm các mặt hàng ô tô và linh kiện, sắt thép, linh kiện và phụ tùng xe máy, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, xe đạp và phụ tùng, rượu bia, sản phẩm chất dẻo, giấy các loại.

Từ năm 2018 Việt Nam chỉ còn được duy trì thuế nhập khẩu với mức thuế suất tối đa là 5% đối với khoảng 3% số dòng thuế, bao gồm phần lớn là các mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm (gia cầm sống, thịt già, trứng gia cầm, quả có múi, thóc, gạo lứt, thịt chế biến, đường). Hai nhóm mặt hàng có lộ tình cam kết dài và chưa có lộ trình là xăng dầu (đến năm 2024) và thuốc lá (sẽ phải đưa ra lộ trình cắt giảm trong tương lai gần).

2. Hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN (AFAS)

Hiệp định Khung về Dịch vụ của ASEAN (AFAS) được ký năm 1995 và Nghị định thư sửa đổi AFAS ký năm 2003 nhằm điều chỉnh hoạt động cung cấp dịch vụ giữa các nước ASEAN. Nội dung của AFAS tương tự Hiệp định Chung về Thương mại Dịch vụ của WTO.

Trên cơ sở AFAS, các nước ASEAN đến nay đã hoàn thành 8 Gói cam kết về dịch vụ (cam kết cho 80 phân ngành), và đang đàm phán Gói thứ 9 (cam kết cho 104 phân ngành) và sau đó sẽ đàm phán Gói cuối cùng (cam kết cho 124 phân ngành) nhằm hướng tới mục tiêu tự do hóa dịch vụ đến năm 2015.

Trong các Gói cam kết trên, các Gói cam kết 1-7 của Việt Nam có mức độ mở cửa dịch vụ chỉ thấp hơn hoặc bằng so với mức độ mở cửa dịch vụ của Việt Nam trong WTO. Nhưng bắt đầu từ Gói thứ 8 trở đi, một số cam kết của Việt Nam trong một số phân ngành đã bắt đầu cao hơn mức độ mở cửa trong WTO và bổ sung thêm cam kết cho một số phân ngành mới.

Hiệu lực của các Gói cam kết này phụ thuộc vào thông báo hoàn thành thủ tục phê chuẩn nội bộ của các nước thành viên ASEAN. Tuy nhiên, hiện không có thông tin chính xác về số lượng các nước ASEAN đã hoàn thành thủ tục phê chuẩn nội địa cho từng Gói cam kết cũng như tình trạng hiệu lực của các Gói cam kết này.

Hiện tại các nước ASEAN đang đàm phán Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA) nhằm nâng cấp Hiệp định AFAS và tổng hợp các cam kết dịch vụ trong các FTA ASEAN với các đối tác bên ngoài ASEAN.

3. Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA)

Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) được ký kết tháng 2/2009 và có hiệu lực từ 29/3/2012 thay thế cho Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư ASEAN (IGA) 1987 và Hiệp định Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) 1998)

ACIA bao gồm 4 nội dung chính: Tự do hóa đầu tư, Bảo hộ đầu tư, Thuận lợi hóa đầu tư và Xúc tiến đầu tư.

Phạm vi điều chỉnh của ACIA bao gồm cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp.

Phạm vi tự do hóa bao gồm các ngành phi dịch vụ (các ngành dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của AFAS về dịch vụ như giới thiệu ở trên): sản xuất, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khai khoáng và các dịch vụ liên quan đến các ngành trên.

Một số đặc điểm nổi bật của ACIA:

- ACIA mở rộng về phạm vi định nghĩa nhà đầu tư (ví dụ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài khối tại một nước ASEAN khi đầu tư sang một nước ASEAN khác được coi là nhà đầu tư ASEAN).

- ACIA quy định về các biện pháp/yêu cầu đối với đầu tư bị cấm mà các nước thành viên không được phép sử dụng (ví dụ yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa, cân bằng cán cân thanh toán)

- ACIA quy định cơ chế giải quyết tranh chấp trực tiếp giữa Nhà nước và nhà đầu tư.

ACIA bao gồm:

- 49 Điều;

- 02 phụ lục:

·         Phụ lục 1 quy định về các yêu cầu bắt buộc về thủ tục mà Cơ quan nước thành viên phải tuân thủ đối với các trường hợp mà pháp luật nội địa của từng nước quy định phải có chấp thuận bằng văn bản đối với khoản đầu tư (ví dụ đối với Việt Nam là đầu tư trong các lĩnh vực nhạy cảm như dầu khí, khai thác khoáng sản quý hiếm…).

·         Phụ lục 2 về trường hợp tịch biên và bồi thường

- 01 Danh mục bảo lưu: Danh mục này của Việt Nam bao gồm các trường hợp loại lệ không áp dung nghĩa vụ đối xử quốc gia và nghĩa vụ đối với quản lý cấp cao và ban giám đốc.

Tóm lại:

Về tự do hóa hàng hóa: Trong số các FTA mà Việt Nam đã ký kết, các cam kết về cắt giảm thuế quan trong ASEAN là cao nhất và nhanh nhất

Về tự do hóa dịch vụ: các cam kết về dịch vụ trong ASEAN đều tương tự mức cam kết trong WTO, trong một số gói cam kết dịch vụ gần đây của ASEAN, mức độ cam kết đã bắt đầu cao hơn so với WTO nhưng không nhiều và cũng phù hợp với mức độ mở cửa thực tế về dịch vụ của Việt Nam.

Về tự do hóa đầu tư: các cam kết về đầu tư trong ASEAN toàn diện hơn trong WTO và các FTA đã ký của Việt Nam nhưng cũng phù hợp với các quy định về đầu tư trong pháp luật Việt Nam (việc thực thi các cam kết về đầu tư trong ASEAN không buộc Việt Nam phải sửa đổi pháp luật trong nước)

 III. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA AEC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

1. Cơ hội

Khi các mục tiêu của AEC được hoàn tất, AEC sẽ mang lại những cơ hội lớn cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là:

- AEC mở ra một khu vực thị trường chung rộng lớn: với gần 100% hàng hóa được tự do lưu chuyển trong nội khối, AEC tạo ra một khu vực thị trường hàng hóa chung giữa các nước ASEAN, mở ra cơ hội làm ăn kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp trong khu vực;

AEC mở ra cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: môi trường kinh doanh được mở rộng theo hướng minh bạch và bình đẳng hơn sẽ là điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài không những từ các nước ASEAN mà cả từ các nước ngoại khối, đặc biệt là các nước đối tác FTA của ASEAN vào Việt Nam để tham gia và chuỗi giá trị khu vực;

AEC tạo ra sức ép, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam: tham gia vào một sân chơi chung và chịu áp lực cạnh tranh từ các đối tác khu vực cả về trình độ quản lý, công nghệ và nhân lực sẽ buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tự cải tổ, thay đổi, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển.

AEC tạo ra khí thế và động lực cho doanh nghiệp: Với tinh thần chuẩn bị cho việc hình thành AEC vào cuối năm 2015 và những trông đợi về một khu vực thị trường chung năng động với nhiều cơ hội mở ra, các doanh nghiệp Việt Nam dường như đã được thức tỉnh để chuẩn bị tư thế và hành tranh cho tiến trình hội nhập mạnh mẽ sắp tới.

2. Thách thức

Thách thức lớn nhất trong AEC đối với Việt Nam hiện tại là sức ép cạnh tranh từ hàng hóa từ các nước ASEAN: với cơ cấu sản phẩm tương đối giống nhau ở cả 10 nước ASEAN, việc mở cửa thị trường sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp có sức cạnh tranh yếu và ở các ngành vốn được bảo hộ cao từ trước tới nay.

Trong tương lai, khi các mục tiêu AEC được hoàn tất, những sức ép từ các khía cạnh khác sẽ xuất hiện, thách thức vì vậy sẽ mở rộng ra các vấn đề khác như:

Thách thức về dịch vụ: Nếu mục tiêu tự do lưu chuyển dịch vụ trong AEC được hiện thực hóa, các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ chắc chắn sẽ bị đặt trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn nhiều (bởi hiện nay các rào cản/điều kiện đối với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài vào Việt Nam vẫn còn tương đối cao, do đó doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam hiện đang được “bao bọc” khá kỹ lưỡng trong nhiều lĩnh vực dịch vụ);

Thách thức về lao động: Khi AEC hoàn tất mục tiêu tự do lưu chuyển lao động, nếu không có sự chuẩn bị đầy đủ, lao động Việt Nam tay nghề kém, thiếu các kỹ năng cần thiết (ngoại ngữ, tính chuyên nghiệp…) có thể sẽ gặp khó khăn lớn;

Thách thức về quản lý dòng vốn: Nếu AEC hoàn thành mục tiêu tự do lưu chuyển về vốn, Việt Nam sẽ đứng trước thách thức trong việc kiểm soát dòng vốn ra/vào; đối với doanh nghiệp, đây cũng sẽ là vấn đề hai mặt, vừa tích cực (có thể tiếp nhận vốn đầu tư, hợp tác dễ dàng hơn), vừa tiêu cực (có thể sẽ không còn những hàng rào bảo vệ doanh nghiệp trước việc rút vốn của đối tác…).

IV. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ NHÀ NƯỚC

1. Khuyến nghị cho doanh nghiệp

Với tính chất là mục tiêu mang tính lộ trình, và với cấu thành là những Hiệp định, Thỏa thuận đã và đang thực hiện, tại thời điểm hình thành AEC (cuối năm 2015), cơ chế cũng như chính sách thương mại với các nước ASEAN sẽ không có thay đổi gì đáng kể so với hiện tại, và do đó cũng sẽ không tạo tác động gây sốc nào đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần chủ động để tìm hiểu các nội dung và cam kết của các Hiệp định đang có hiệu lực trong AEC để tận dụng các cơ hội và hạn chế thách thức từ việc thực thi các hiệp định này. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm tới lộ trình thực hiện các mục tiêu tương lai của AEC để có sự chuẩn bị sẵn sàng cho một khu vực thị trường và sản xuất chung sẽ được hình thành khi các mục tiêu của AEC được hoàn tất.

Ngoài ra, AEC không phải là mục tiêu hội nhập duy nhất của Việt Nam, bên cạnh đó còn rất nhiều các FTA khác với các đối tác quan trọng, dự kiến sẽ có tác động lớn, mang tính cộng hưởng đến nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, doanh nghiệp cần tập trung mọi nỗ lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó có cả việc tận dụng các cơ hội hội nhập để nâng cao năng lực cạnh tranh, qua đó có thể tồn tại và phát triển được trong thời gian tới khi Việt Nam hội nhập sâu hơn nữa vào nền kinh tế thế giới.

 2. Khuyến nghị đối với các cơ quan nhà nước

- Tăng cường cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về AEC cũng như các FTA khác mà Việt Nam đang tham gia. Thông tin cung cấp cần cụ thể và dễ dàng tiếp cận được đối với doanh nghiệp;

- Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với VCCI và các hiệp hội trong quá trình đàm phán cũng như thực thi các FTA sau này;

- Xây dựng một kênh tham vấn doanh nghiệp thường xuyên và hiệu quả hơn không chỉ cho đàm phán mà quan trọng hơn là cho quá trình thực thi các cam kết thương mại (đặc biệt cần có một đơn vị đầu mối cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu nội dung các FTA cũng như tư vấn, giải thích cho doanh nghiệp trong các trường hợp vướng mắc).

TIN MỚI CẬP NHẬT

WCPFC kêu gọi tăng cường giám sát và bảo tồn bền vững nguồn lợi thủy sản tại cuộc họp thường niên

 |  08:52 21/11/2024

(vasep.com.vn) Tại cuộc họp thường niên của Ủy ban Quản lý Thủy sản Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC), diễn ra từ ngày 28 tháng 11 đến 3 tháng 12 năm 2024 tại Fiji, các nhà quản lý thủy sản sẽ bàn về việc tăng cường giám sát và áp dụng các biện pháp bảo tồn để duy trì tính bền vững cho ngành thủy sản cá ngừ, ngành có giá trị và sản lượng lớn nhất thế giới. Khu vực Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPO) chiếm 51% sản lượng cá ngừ toàn cầu, và WCPFC đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nguồn lợi thủy sản tại khu vực này.

Infographic: Xuất khẩu Cá ngừ của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024

 |  08:49 21/11/2024

(vasep.com.vn) Tháng 10, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt mức cao nhất kể từ đầu năm 2024. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, giá trị XK cá ngừ tăng 19%, đạt 821 triệu USD. XK cá ngừ sang các thị trường chính hiện đều tăng so với cùng kỳ.

Cá rô phi Trung Quốc quyết bám trụ ở Mỹ, các kịch bản có thể xảy ra

 |  08:45 21/11/2024

(vasep.com.vn) Các DN XK cá rô phi Trung Quốc khẳng định sẽ quyết tâm bám trụ ở thị trường Mỹ bất chấp mối đe dọa áp thuế 60% từ Chính quyền Trump. Tuy nhiên, điều này có dễ dàng khi ngành này đang chịu áp lực ngày càng lớn do căng thẳng thương mại kéo dài và thuế NK sẽ tác động đến hàng loạt các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng?

USDA công bố các đợt đấu thầu cho thủy sản Alaska năm 2025

 |  08:36 20/11/2024

(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đang kêu gọi các nhà cung cấp tham gia đấu thầu hơn một triệu pound hải sản Thái Bình Dương khai thác tự nhiên cho các chương trình thực phẩm trong nước năm 2025.

Infographic: Xuất khẩu cá tra Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024

 |  08:35 20/11/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch XK cá tra tháng 10/2024 đạt gần 202 triệu USD, tăng 17% so với tháng 10/2023. Lũy kế XK cá tra 10 tháng đầu năm nay sang các thị trường đạt 1,7 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Infographic: Xuất khẩu Thuỷ sản của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024

 |  08:30 20/11/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tiếp tục tăng trong tháng 10/2024. Nhờ đó, tính đến hết tháng 10/2024 giá trị xuất khẩu tăng 11% so với cùng kỳ, đạt hơn 8,2 tỷ USD. Xuất khẩu các nhóm sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ, trừ mực và bạch tuộc.

Chiến thắng của Trump dấy lên nỗi lo về việc giá cước vận tải tăng vọt và leo thang chiến tranh thương mại

 |  08:49 19/11/2024

(vasep.com.vn) Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ đang tạo nên làn sóng lan rộng trong ngành vận tải container và được coi là một trở ngại tiềm tàng đối với thương mại quốc tế.

Doanh nghiệp, Hiệp hội 'đặt hàng' cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài

 |  08:42 19/11/2024

Ngày 14/11, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Tọa đàm giữa các Trưởng Cơ quan đại diện (CQĐD) Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027 với lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp khu vực phía Nam.

Các giấy tờ cần hợp pháp hóa khi xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

 |  08:38 19/11/2024

(vasep.com.vn) Trung Đông là một thị trường tiềm năng đối với ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. XK thủy sản sang khối thị trường này liên tục gia tăng trong những năm gần đây với kim ngạch từ 200 – 320 triệu USD. Ước tính năm 2024, XK thủy sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 330 triệu USD, tăng 6% so với năm 2023.

Mục tiêu xuất khẩu tôm 4 tỷ USD năm 2024 nằm trong tầm với

 |  08:36 19/11/2024

(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC