Nét chung của các địa phương là đều kéo dài thời gian thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg (CT16) theo hướng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, dài nhất là 1 tháng, ngắn nhất là 5 ngày. Riêng tỉnh tôi, Sóc Trăng, chỉ nêu ra hệ thống giải pháp mới sẽ thực thi mà không nói rõ thời gian. Hệ thống giải pháp phòng chống dịch (HTGPPCD) của Sóc Trăng là phân chia địa phương thành 4 vùng; lấy xã, phường, thị trấn làm đơn vị. Đó là vùng bình thường mới (xanh), vùng rủi ro (vàng), vùng rủi ro cao (cam) và vùng rủi ro rất cao (đỏ).
HTGPPCD là cũng cố và mở rộng vùng xanh, cô lập và từng bước thu nhỏ vùng đỏ. Vùng xanh và vùng vàng lập nên (nằm ngoài vùng đỏ) nhằm tạo luồng ưu tiên cho lao động đi làm trong sản xuất nông nghiệp, trong các doanh nghiệp (DN), hay trên các công trường… nhằm hạn chế tối đa sự gãy đổ các chuỗi sản xuất, tăng sự thuận tiện lưu thông và tiêu thụ hàng hoá.
Bên cạnh tạo luồng xanh để người lao động vùng xanh và vàng tham gia lao động sản xuất, HTGPPCD có rất nhiều quy định cụ thể, chặt chẻ và khắt khe hạn chế người dân ra đường không có lý do chính đáng ở tất cả vùng, nhằm giảm thiểu lây lan dịch bệnh. HTGPPCD cũng hết sức coi trọng vai trò vaccine, và tỉnh sẽ nỗ lực đủ mũi 1 cho dân trong tỉnh ngay trong năm, trong đó ưu tiên lao động tham gia lưu thông, sản xuất… HTGPPCD cũng hết sức quan tâm việc kiểm tra bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, quyết liệt hoàn tất trong thời gian ngắn nhất có thể. HTGPPCD yêu cầu các DN chủ động trong việc kiểm tra y tế lao động một cách thường xuyên và chủ động nhằm kịp thời ngăn chặn tình huống không hay xảy ra… Quyết sách tỉnh tôi vậy đó.
Đâu thể sớm phê phán mạnh yếu, đúng sai, phải có thời gian thể nghiệm! Nhưng sự dấn thân, coi trọng an sinh bên cạnh sự quyết liệt phòng chống dịch và qua đó nhận phần việc nặng, phần rủi ro về mình và hệ thống tuyến đầu chống dịch, theo tôi đã nói lên sự dũng cảm dám nghĩ, dám lắng nghe, dám quyết đoán và dám làm của lãnh đạo tỉnh. Kết quả còn ở phía trước, nhưng trong lòng tôi dám ngưỡng mộ, dám khen những hành động khá quả cảm này!
Hai ngày sau công bố, lãnh đạo tỉnh mời các DN lớn trong tỉnh họp để giải quyết các khúc mắc, cản trở quá trình hồi phục hoạt động từng bước của các DN. Chủ tịch tỉnh trải lòng, nếu muốn an toàn và nhẹ việc, tỉnh cứ kéo dài thực hiện CT16 là ổn. Việc nêu ra HTGPPCD mới này sẽ tăng áp lực công việc lên lãnh đạo các cấp và hệ thống ban ngành, nhất là tuyến đầu chống dịch. Mọi người trong hệ thống chính trị phải làm việc với ý thức trách nhiệm cao hơn, với khối lượng công việc nhiều hơn nhằm hạn chế mọi rủi ro xảy ra khi không gian cách ly, phong tỏa thu hẹp chỉ còn ở vùng đỏ.
Bù lại với sự nỗ lực, vất vả hơn này là kỳ vọng việc sản xuất, chăm sóc, thu hoạch, lưu thông, tiêu thụ hàng nông thuỷ sản tỉnh nhà sẽ ít nhiều có thuận lợi hơn; các DN sẽ giảm bớt khó khăn hơn nhằm giảm thiểu sự thiệt hại; bảo đảm sư an sinh xã hội trong bối cảnh vẫn luôn coi việc phòng chống dịch là nhiệm vụ tiên quyết, hàng đầu.
Có điều khá thú vị, đa phần DN lớn ở tỉnh tôi là DN chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu. Là các DN lớn, nên đều có phòng thí nghiệm và nhất là có máy kiểm PRC. Máy này kiểm tra virus có độ chính xác hơn hẳn kiểm kháng nguyên bằng que ngoáy mũi (test nhanh). Qua HTGPPCD tỉnh đưa ra, các doanh nhân tôm đều tán thành, tỏ lòng tri ân với quyết đoán của tỉnh đã thấu hiểu và chia sẻ với khó khăn của cộng đồng DN. So với thời gian thực thi CT16, nay các DN đã dễ thở hơn trong việc huy động lao động và việc cam kết thực hiện kiểm tra y tế định kỳ người lao động, các DN có thuận lợi sẵn với thiết bị đã có nêu trên. Các DN cũng rất tán thành với suy nghĩ và chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh là các DN chỉ nên phục hồi hoạt động từng bước, trong khả năng kiểm soát dịch bệnh mà không nên tham lam thu nhận lại lao động ồ ạt, sẽ gây nguy cơ cao, ảnh hưởng tình hình chung của tỉnh nhà.
Sự ý thức và tuân thủ cam kết của các DN, chủ yếu DN tôm thời gian qua rất tốt. Thể hiện qua 4 tuần thực hiện CT16, tất cả đều an toàn. Giai đoạn này, sản lượng tôm thành phẩm chỉ đạt khoảng 30% so bình thường, có tác động không nhỏ kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước trong tháng 8. Tại sao các DN tôm Sóc Trăng lại có tác động như vậy? Sẵn đây, cũng nói thêm, qua báo cáo xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2021 do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa phát hành, cho thấy kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Sóc Trăng đứng đầu cả nước, lần đầu qua mặt thủ phủ tôm Cà Mau. Cũng qua báo cáo đó, các DN tôm Sóc Trăng chiếm 5 vị trí trong 10 DN tôm có kim ngạch xuất khẩu cao nhất nước. Đó là Stapimex, FIMEX VN, VN Cleanfood, UTXI và TAIKA. Với HTGPPCD linh hoạt nêu trên, các DN tôm ở đây còn cơ hội khẳng định vị trí của mình, nhất là qua báo cáo của ngành nông nghiệp tỉnh nhà, Sóc Trăng còn trên 25000 ha tôm nuôi chưa thu hoạch.
Cũng nói lần nữa cho rõ, tôi bày tỏ suy nghĩ của tôi là ngưỡng mộ quyết sách của tỉnh, không phải do quyết sách đó khiến các DN dễ thở hơn, mà cơ bản ở điểm lãnh đạo tỉnh dám giải bài toán với nhiều ẩn số lẫn biến số, bởi tác hại từ Covid-19 là biến ảo không lường. Không vì Covid-19 ẩn hiện không lường mà phải luôn đi sau, thụ động đối phó. Phải có những tính toán, cân nhắc có tham khảo, lắng nghe để đưa ra đáp án mà người trong cuộc cho là tối ưu nhất. Về mặt khoa học, chống dịch tuân thủ tất cả giải pháp căn cơ từ ngành y tế đưa ra, tỉnh đang triển khai triệt để. Ở đây là xem xét lĩnh vực khác, là các cặp đối nghịch được - mất, thuận lợi - khó khăn, sức khoẻ hôm nay - an sinh ngày mai… Bài giải tối ưu là tìm cách vượt qua khó khăn, tranh thủ thuận lợi, duy trì được sức khoẻ người dân và người dân có cái sinh sống sau này khi dịch đi qua. Tiến trình thực hiện bài giải tối ưu đó chính là HTGPPCD tỉnh đã nêu ra.
Ở mỗi góc nhìn, một sự vật có thể được đánh giá không như nhau. Với tôi, tôi tán thành HTGPPCD của tỉnh nhà, dù biết rủi ro phía trước còn trùng trùng. Bởi HTGPPCD đó được hình thành có căn cứ, nền tảng vững chắc; thể hiện ở thành quả thời gian qua; ở quyết tâm và sự chuẩn bị thiết bị, cơ sở vật chất phòng chống dịch, điều trị bệnh nhân; ở sự đoàn kết và đồng lòng của cả hệ thống chính trị và nhất là cái tâm, cái tầm của những lãnh đạo đương chức. Cho nên, sau này dù thế nào, đây cũng là một sự kiện ấn tượng, đáng nhớ của tôi.
TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN
(vasep.com.vn) Vào năm 2024, tổng sản lượng surimi cá tuyết của Nga tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 70.800 tấn.
(vasep.com.vn) Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) của Liên hợp quốc đã đề xuất một biện pháp mới cho công ước MARPOL, nhằm giảm phát thải khí nhà kính từ các hoạt động thương mại trên biển, bao gồm cả tàu đánh cá và vận tải biển toàn cầu. Mục tiêu của công ước này là đạt được mức phát thải ròng bằng 0, thông qua việc thu hẹp khoảng cách giá giữa nhiên liệu hàng hải truyền thống và nhiên liệu phát thải 'gần bằng 0'.
(vasep.com.vn) Nhật Bản dự kiến sẽ tăng gấp đôi sản lượng cá hồi nuôi và cá hồi vân, đạt hơn 50.000 tấn vào năm 2027, nhờ vào những tiến bộ trong công nghệ nuôi trồng thủy sản tuần hoàn trên cạn (RAS) và nhu cầu ngày càng cao đối với cá sashimi có nguồn gốc địa phương.
(vasep.com.vn) Diện tích thả nuôi cá tra năm 2024 đạt 5,7 nghìn ha, bằng với năm 2023; Sản lượng đạt 1,787 triệu tấn, tăng 4,3% so với năm 2023 (1,713 triệu tấn).
- Khóa học "Kiểm soát hiệu quả động vật gây hại trong nhà máy chế biến thủy sản và thực phẩm" nhằm đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được kiểm soát nghiêm ngặt, đáp ứng các yêu cầu trong chương trình SSOP của hệ thống HACCP cũng như tiêu chuẩn BRC, IFS, FSSC, BAP.... - Khóa học "HACCP cơ bản trong doanh nghiệp chế biến thủy sản" cập nhật có hệ thống kiến thức về HACCP & vệ sinh ATTP cho các doanh nghiệp, đồng thời nâng cao kỹ năng xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống HACCP, công tác quản lý chất lượng trong nhà máy thủy sản.
(vasep.com.vn) Kura Sushi, một trong những chuỗi nhà hàng sushi lớn nhất Nhật Bản, đã lên kế hoạch mở 14 nhà hàng mới tại Hoa Kỳ vào năm 2025, tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ sau "khởi đầu tuyệt vời" trong quý đầu tiên của năm tài chính 2025, theo thông tin từ Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hajime Uba.
(vasep.com.vn) Giá cua tuyết (Chionoecetes opilio) tại Hoa Kỳ tiếp tục tăng trong năm 2025, do nguồn cung ngày càng khan hiếm. Gary Morrison, giám đốc tăng trưởng và chiến lược của cơ quan báo cáo giá UCN, cho biết giá cua tuyết đông lạnh từ Newfoundland và Labrador (NL) của Canada, kích thước phổ biến 5-8 ounce, đã tăng từ 8,75 USD lên 8,95 USD/pound trong tuần thứ 3 của tháng 1, tăng 8-9% so với đầu tháng 11 và 60-62% so với cùng kỳ năm 2024.
(vasep.com.vn) Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phát hiện hàm lượng chất per- và poly-fluoroalkyl (PFAS) trong các mẫu nghêu đóng hộp nhập khẩu từ Trung Quốc, làm dấy lên mối lo ngại về sức khỏe. Các mẫu này được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 10 /2022 đến tháng 9/2024.
(vasep.com.vn) Indonesia đã nâng cấp hệ thống truy xuất nguồn gốc hải sản quốc gia Stelina để tương thích với tiêu chuẩn Đối thoại toàn cầu về truy xuất nguồn gốc hải sản (GDST), trở thành quốc gia đầu tiên tích hợp hệ thống chính phủ với các tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc quốc tế.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, QIV/2024, XK cá tra Việt Nam sang thị trường Trung Quốc & HK đạt 163 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023, và tăng đều ở tất cả các tháng. Lũy kế XK cá tra Việt Nam sang Trung Quốc & HK trong năm 2024 đạt 581 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn