Thủy sản miền Tây xin sớm sản xuất vì sợ mất đơn hàng

Sản xuất 08:07 14/09/2021 Nguyễn Trang
Các doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu ở miền Tây đang lo ngay ngáy vì nhiều khách hàng “dọa” chuyển qua mua tôm ở Ấn Độ, Thái Lan…

Nguyên do là vì các doanh nghiệp chưa thể hoạt động với một nửa công suất.

“Vua tôm” miền Tây sợ mất thị trường 10.000 tỷ

Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thủy sản Minh Phú vừa gửi kiến nghị đến lãnh đạo tỉnh Cà Mau và Hậu Giang - nơi Minh Phú có các nhà máy chế biến tôm, trong đó bày tỏ lo ngại sẽ mất khách hàng nếu tình hình không được cải thiện.

Giá tôm sú nuôi hiện sụt thê thảm, giảm 40 - 50% so với trước thời điểm dịch bệnh, chỉ còn trên dưới 100.000 đồng/kg, dưới cả giá thành nuôi

“Hiện tại nhiều khách hàng trên khắp thế giới của Minh Phú đang khẩn thiết yêu cầu Minh Phú cung cấp đơn hàng đã ký để họ kịp bán trong dịp Noel. Nếu không giao được hàng thì họ sẽ bỏ sang mua của Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan thì Minh Phú mất khách hàng và mất thị trường. Mà để khôi phục được lại phải mất 3 - 5 năm và có khi mất luôn mà không khôi phục được lại nữa”, ông Quang nói.

Minh Phú lâu nay được xem là “vua tôm” của miền Tây, với khách hàng ở hơn 50 quốc gia, doanh thu xuất khẩu hàng năm đạt hơn 10.000 tỷ đồng.

“Đề xuất của Minh Phú lần này để cứu công nhân và cứu bà con nuôi tôm tỉnh Cà Mau cũng như ngăn chặn không làm phá vỡ chuỗi cung ứng tôm. Minh Phú mong muốn được sản xuất lại “bình thường mới”, nếu chậm nữa thì không thể nói trước điều gì”, ông Quang khẩn thiết.

Cũng theo ông Quang, công nhân của Minh Phú ở Cà Mau đã tiêm vaccine mũi 1 được 94,5%, còn công nhân của Minh Phú ở Hậu Giang cũng tiêm vaccine mũi 1 được 27,59%.

Minh Phú cũng đã thực hiện “xanh” nhà máy sản xuất với nhiều giải pháp nghiêm ngặt và hiệu quả, được chính quyền phê duyệt phương án phòng, chống dịch và sản xuất.

Doanh nghiệp cũng áp dụng phương án công nhân “xanh” với phương án test nhanh toàn bộ cán bộ, công nhân 3 ngày/lần, thực hiện 5K.

Khi đến nhà máy, tất cả được đo thân nhiệt, khử khuẩn, sát trùng. Và người nào đạt được tất cả các điều này thì mới được vào nhà máy.

Minh Phú cũng cam kết xây dựng và giữ vững gia đình “xanh”, phòng ở “xanh” với sự hỗ trợ và kiểm soát nghiêm ngặt của chính quyền địa phương cùng doanh nghiệp; thực hiện y tế tại chỗ để xử lý tất cả những tình huống phát sinh nguy cơ.

Do đó, ông Quang mong lãnh đạo tỉnh Cà Mau và Hậu Giang xem xét cho Minh Phú được hoạt động, đưa sản xuất lại bình thường mới với công suất trên 70% trong lúc chờ tiêm đủ vaccine.

Trước mắt công nhân sẽ tiến hành sản xuất theo phương án “1 cung đường, 2 điểm đến”, mà ở đó điểm đến 1 là nhà máy Minh Phú, điểm đến 2 là nhà ở công nhân.

Công suất giảm một nửa, chi phí tăng mạnh

Nỗi lo của Minh Phú cũng chính là nỗi lo của doanh nghiệp thủy sản miền Tây trước nguy cơ mất khách hàng, mất thị trường vì đứt gãy sản xuất.

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Fimex Sóc Trăng cho biết: “Nhà máy chế biến tôm của tôi thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” trong 2 tuần. Trước đó chúng tôi mất 1 tuần chuẩn bị. Lao động tham gia gần 40%, kể cả khối gián tiếp, nhưng sản phẩm chỉ đạt 25 - 30% so bình thường”.

“Cơ bản kiến nghị của doanh nghiệp là hợp lý. Nhưng theo tôi, nếu công nhân được tiêm 2 mũi vaccine thì tự do di chuyển; nếu 1 mũi thì cần có thời gian từ 3 - 4 tuần trở lên. Nếu chưa tiêm, công nhân phải ở “vùng xanh” và phải xét nghiệm định kỳ; nếu là “vùng đỏ” thì phải “cắm trại”.

Doanh nghiệp phải chia nhiều ca hoạt động độc lập, tránh tiếp xúc để giảm khả năng lây nhiễm. Có thể từ nay đến ngày 15/9 cho doanh nghiệp thủy sản hoạt động 50% công suất, đến cuối tháng 9 nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát thì được hoạt động 100% công suất.

Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ”

Ông Lực cho hay, nguyên nhân một phần do đội ngũ là sự gom chung nhân lực nhiều xưởng về chế biến tại 1 xưởng, một số kỹ năng chưa thành thục, năng suất không cao.

“Phí tổn tăng khá nhiều, song hiệu quả đạt được không như mong muốn. Nhưng nếu ngưng hoạt động, đối tác bắt đền bù hợp đồng thì sẽ to chuyện”, ông Lực nói.

Theo ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau, tỉnh hiện có 30 doanh nghiệp và 38 nhà máy chế biến tôm, với sản lượng 200.000 tấn/năm.

Khi thực hiện “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến”, hầu hết các doanh nghiệp đều chưa sẵn sàng.

Dù được hỗ trợ, nhưng cũng chỉ có khoảng 30 - 50% doanh nghiệp, nhà máy đáp ứng được yêu cầu để sản xuất, số còn lại phải ngưng. Đến thời điểm này, công suất chỉ khoảng 50%.

Chi phí cho việc “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến” rất cao vì doanh nghiệp phải thuê nhà trọ, khách sạn, thậm chí thuê cả đội xe vận chuyển công nhân…

Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, bình quân 1 nhà máy thủy sản có 1.200 công nhân phải chi thêm 5 tỷ đồng/tháng để thực hiện những việc này.

Ông Lê Văn Quang cho biết, nhà máy của Minh Phú ở Cà Mau có 7.000 công nhân thì hiện chỉ có 1.600 người tham gia sản xuất; nhà máy tại Hậu Giang có 6.000 công nhân thì hiện chỉ có 1.300 người.

Nhà máy không sản xuất được nên không mua tôm. Vận chuyển tôm từ vùng nuôi đến nhà máy cũng rất khó khăn. Do vậy, bà con không thả giống.

“Dự kiến các tháng cuối năm, thời điểm thị trường tiêu thụ nhiều thì lại thiếu hụt tôm. Khi hết giãn cách, sản xuất lại bình thường thì sẽ thiếu nguyên liệu rất trầm trọng… Giá tôm sú nuôi hiện sụt thê thảm, giảm 40 - 50% so trước thời điểm dịch bệnh, chỉ còn trên dưới 100.000 đồng/kg, dưới cả giá thành nuôi”, ông Quang cho hay.

Và điều mà các doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu lo nhất, như ông Quang đã nói ở trên, đó là do không đáp ứng được đơn hàng, các nhà nhập khẩu sẽ chuyển sang mua tôm của các đối thủ cạnh tranh lâu nay của Việt Nam như Thái Lan, Ấn Độ… Bao công sức gây dựng, quan hệ với khách hàng giờ có nguy cơ đổ sông đổ biển.

Theo các doanh nghiệp chế biến tôm, hiện Vĩnh Long, Bạc Liêu... đã nới lỏng giãn cách, nhiều nơi áp dụng Chỉ thị 15 và cấp giấy đi đường cho công nhân một số nhà máy, công trường... làm việc trở lại.

Do đó, cần xem xét nếu doanh nghiệp đáp ứng phương án phòng, chống dịch thì có thể cho hoạt động 100% công suất trở lại trong điều kiện bình thường mới.

Thay vì áp dụng “3 tại chỗ” thì doanh nghiệp có thể áp dụng “1 cung đường, 2 điểm đến”, mà ở đó điểm đến 1 là nhà máy, điểm đến 2 là nhà ở công nhân, thay vì ăn nghỉ tại chỗ.

(Theo báo Giao thông)

thuy san mien tay san xuat thuy san mat don hang xuat khau thuy san covid-19

TIN MỚI CẬP NHẬT

Chống khai thác IUU: Hãy cùng hành động để sớm gỡ “Thẻ vàng”

 |  10:06 07/05/2024

Dự kiến cuối tháng 5 này, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tới Việt Nam kiểm tra lần 5 về công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Do vậy, từ đây đến đó là thời điểm quyết định để gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam. Phóng viên Báo SGGP đã trao đổi với Bộ NN-PTNT cùng lãnh đạo của một số địa phương liên quan xung quanh vấn đề này.

Khám phá ẩm thực toàn cầu tại THAIFEX - Anuga Asia 2024

 |  09:08 07/05/2024

THAIFEX - Anuga Asia 2024, hội chợ hàng đầu trong lĩnh vực Thực phẩm và Đồ uống (F&B) tại châu Á, sẽ mở cửa với số lượng công ty tham dự trưng bày kỷ lục. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 28/05 đến 01/06/2024, tại trung tâm triển lãm IMPACT Muang Thong Thani ở Bangkok, Thái Lan.

Avanti, Devi, Sandhya Aqua dẫn đầu về doanh thu tôm tại Ấn Độ

 |  09:07 07/05/2024

(vasep.com.vn) Theo dữ liệu từ đơn vị tư vấn Shrimp Insights về ngành tôm của Ấn Độ, Avanti Feeds, Devi Sea Foods và Sandhya Aqua là ba nhà sản xuất tôm và thức ăn chế biến lớn nhất Ấn Độ theo doanh thu.

Báo cáo của Ủy ban châu Âu về đánh bắt IUU và thành tựu 2020 - 2023

 |  09:03 07/05/2024

(vasep.com.vn) Ủy ban châu Âu đã công bố báo cáo giai đoạn 2020 - 2023 về các hoạt động ngăn ngừa, ngăn chặn và loại bỏ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), trong đó nêu rõ thành tựu quan trọng là Quy định IUU sửa đổi, được thông qua trong khuôn khổ sửa đổi hệ thống kiểm soát nghề cá của EU.

Bến Tre kiên quyết không cho 399 tàu “3 không” ra khơi để thực hiện IUU

 |  08:54 07/05/2024

Hiện nay, các ngành các cấp ở tỉnh Bến Tre tiếp tục thực hiện quyết liệt công tác phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không quy định (IUU) và công tác chuẩn bị đón Đoàn thanh tra EC lần thứ 5.

Giải pháp cho vấn đề nguồn nước vùng ĐBSCL

 |  16:14 06/05/2024

Có lẽ chưa lúc nào vấn đề nguồn nước cho vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được quan tâm như gần một thập niên qua. Trong tám năm, kể từ 2016, mùa mưa lũ nông dân lo âu khi những kỳ nước nổi mênh mông kéo dài dường như chỉ còn trong ký ức; tới mùa khô, nhiều địa phương ven biển nháo nhào vét những dòng nước ngọt hiếm hoi còn sót; các đoạn sạt lở, sụt lún tiếp tục gia tăng, chưa biết chừng nào giảm bớt con số báo động.

Giá xuất khẩu cá tra dự báo tăng khoảng 10% trong nửa cuối năm nay

 |  10:17 06/05/2024

(vasep.com.vn) Quý đầu năm nay, xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 411 triệu USD, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tình hình XK cá tra dự kiến sẽ tốt hơn từ quý 3 năm nay kéo theo xu hướng giá XK sẽ được điều chỉnh tăng ít nhất khoảng 10% so với giá hiện tại.

EU chi 3,7 tỷ USD cho Quỹ bảo vệ đại dương

 |  10:05 06/05/2024

(vasep.com.vn) Tại “Hội nghị Đại dương của chúng ta 2024” diễn ra tại Hy lạp, đại diện EU tuyên bố sẽ chi 3,7 tỷ USD để bảo vệ đại dương, thúc đẩy tính bền vững, quá trình chuyển đổi xanh thông qua một loạt sáng kiến trong năm 2024.

Anh kiểm tra biên giới các sản phẩm thực phẩm tươi sống của EU

 |  09:37 06/05/2024

(vasep.com.vn) Ngày 30/ 4, Vương quốc Anh đã áp dụng các biện pháp kiểm tra biên giới đối với các sản phẩm thực phẩm tươi sống nhập từ EU vào nước này - hơn 4 năm sau khi nước này rời khỏi khối thông qua Brexit.

Ngành thủy sản chưa chuẩn bị cho Đạo luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm

 |  08:31 04/05/2024

(vasep.vom.vn) Các chuyên gia thương mại cảnh báo ngành thủy sản Mỹ chưa sẵn sàng tuân thủ các yêu cầu truy xuất nguồn gốc trong Đạo luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm (FSMA), dự kiến ​​có hiệu lực vào năm 2026.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC