Bộ NN-PTNT vừa có Văn bản số 8024/BNN-TS gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024 đảm bảo kế hoạch tăng trưởng.
Theo Bộ NN-PTNT, 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thủy sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại Trung bộ, khô hạn tại Tây Nguyên, xâm nhập mặn tại Nam bộ, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc gây thiệt hại và ảnh hưởng rất lớn đối với nuôi trồng thủy sản; giá bán nguyên liệu thủy sản nuôi chủ lực thấp, sự cạnh tranh gay gắt của các nước như Ecuador, Ấn Độ...
Dự kiến xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2024 đạt khoảng 4 tỷ USD. Ảnh: Hồng Thắm.
Vượt qua những khó khăn chủ yếu trên, kết quả sản xuất thủy sản 9 tháng đạt kết quả khá, ước đạt hơn 6,97 triệu tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt gần 4 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ 2023, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 7,23 tỷ USD.
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang thích nghi, điều chỉnh thị trường và mở mới thị trường, qua đó sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu thủy sản hồi phục trở lại với mức dự báo khoảng 9,5 - 10 tỷ USD năm 2024 (dự kiến ngành tôm đạt khoảng 4 tỷ USD, cá tra đạt khoảng 1,9 tỷ USD, các mặt hàng hải sản khác đạt khoảng 3,6 - 4,1 tỷ USD), tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 5,86 triệu tấn.
Để đảm bảo mục tiêu, kế hoạch tăng trưởng nuôi trồng thủy sản, phát triển sản xuất ổn định, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu thủy sản phục vụ chế biến, xuất khẩu và thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024, Công điện số 100/CĐ-TTg ngày 27/9/2024 và Công điện số 108/CĐ- TTg ngày 18/10/2024 về việc tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ, Bộ NN-PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị chức năng khẩn trương triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Hướng dẫn tiếp tục xuống giống thủy sản những diện tích chủ động kiểm soát điều kiện nuôi; tập trung quản lý, chăm sóc tốt đối tượng nuôi chủ lực (tôm nước lợ, cá tra). Khuyến khích phát triển sản xuất các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao (cá biển, nhuyễn thể, rong biển, cá rô phi, cá nước lạnh...) và các loài thủy sản nuôi bản địa, đặc hữu để phát huy tiềm năng lợi thế tự nhiên đối với tất cả các loại hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ, nước lạnh, trên biển, hồ chứa... nhằm bù đắp thiệt hại do bão số 3 và hoàn thành kế hoạch sản xuất cả năm 2024.
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thực hiện tốt công tác quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm, khuyến cáo kịp thời đến người nuôi để ứng phó hiệu quả với điều kiện môi trường nuôi có diễn biến bất lợi; kiểm tra, giám sát chặt chẽ và có biện pháp xử lý kịp thời tình hình dịch bệnh, không để xảy ra dịch bệnh trong thời gian sản xuất trái mùa.
Địa phương cần khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác tiếp tục đầu tư, phát triển sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng, OCOP, Halal... Ảnh: Hồng Thắm.
Các tỉnh phía Bắc tổ chức hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật sản xuất, nuôi trồng thủy sản qua vụ Đông trong điều kiện nhiệt độ giảm sâu và có thể có rét đậm, rét hại kéo dài.
- Quản lý chặt chẽ việc tuân thủ quy định của pháp luật thủy sản; chủ động hướng dẫn, kết nối các địa phương, doanh nghiệp sản xuất giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường, vật tư, trang thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản để cung ứng đủ nhu cầu nuôi thương phẩm hoặc hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất tại các vùng bị thiệt hại sau bão số 3. Đồng thời, tổ chức giám sát hoạt động sản xuất, lưu thông giống, không để xẩy ra tình trạng đầu cơ, trục lợi, thao túng giá bất hợp lý. Tổ chức kiểm tra, thanh tra; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và thực hiện công khai theo quy định (nếu có).
- Tiếp tục thực hiện Văn bản số 785/BNN-TS ngày 26/1/2024 của Bộ NN-PTNT về việc nghiêm túc thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản để đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm thủy sản phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đặc biệt vào các tháng cuối năm, dịp Tết Nguyên đán và lễ hội đầu xuân...
- Tập trung chỉ đạo lồng ghép các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) và người nuôi. Tổ chức các liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong các chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản; áp dụng các giải pháp giảm giá thành trong sản xuất như cải tiến kỹ thuật nuôi để tăng tỷ lệ sống, tăng năng suất, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất, quản lý và duy trì tốt môi trường nuôi; khuyến khích doanh nghiệp, HTX, THT tiếp tục đầu tư, phát triển sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng, OCOP, Halal..., thúc đẩy tiêu thụ trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam
Hiện tại, Cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế (VFA) đang xin ý kiến góp ý cho Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Dự thảo) để trình ban hành Nghị định mới theo thủ tục rút gọn (dự kiến trong tháng 3/2025).
Nhấn mạnh quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy hết sức khó khăn, nhạy cảm và phức tạp, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn cán bộ, công chức, viên chức của hai bộ đoàn kết, thống nhất và quyết tâm cao.
(vasep.com.vn) Sản lượng cá ngừ vằn của Philippines trong năm 2024 tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 236.000 tấn, đánh dấu mức cao thứ hai trong lịch sử, mặc dù ngành thủy sản tổng thể của nước này giảm 5%.
(vasep.com.vn) Trong báo cáo thường niên, Thai Union cho biết doanh thu của tập đoàn tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước, trong khi biên lợi nhuận gộp đã cải thiện từ 17,1% lên 18,5%, nhờ vào việc rút khỏi chuỗi nhà hàng Red Lobster.
(vasep.com.vn) Sản lượng tôm toàn cầu dự kiến sẽ tăng nhẹ tại Ecuador, các quốc gia châu Á và Trung Quốc, trong khi Ấn Độ dự kiến phục hồi và Việt Nam có mức tăng nhẹ.
(vasep.com.vn) EU và Thái Lan hiện đang đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, nhưng các nhóm nghề cá châu Âu đang kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) loại cá ngừ khỏi thỏa thuận này.
(vasep.com.vn) Theo các quan chức hải quan và chuyên gia trong ngành, lượng bột cá nhập khẩu của Trung Quốc dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 1,96 triệu tấn vào năm 2024, nhờ sản lượng tăng ở Peru và nhu cầu mạnh mẽ từ nuôi trồng thủy sản.
(vasep.com.vn) Ngành cá thu Thái Bình Dương của Nhật Bản đang chuẩn bị cho việc cắt giảm hạn ngạch mạnh, trong khi giá cá thu Đại Tây Dương của Na Uy tiếp tục tăng trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu đang thắt chặt.
(vasep.com.vn) Năm 2024, Mỹ nhập khẩu 762,804 tấn tôm, giảm 3% so với năm 2023 và giảm 15% so với mức đỉnh của năm 2021. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn 9% so với năm 2019.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn