Theo thông tin từ Vụ Thị trường châu Á Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) được đăng tải trên trang web Bộ Công Thương, sau khi Việt Nam và Hàn Quốc hôm 5-5-2015 chính thức ký VKFTA, hai nước đã triển khai thủ tục phê duyệt nội bộ tại mỗi nước. Hôm 16-1, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Hàn Quốc đã trao đổi công hàm về ngày hiệu lực của Hiệp định VKFTA, và thống nhất chọn ngày 20-12-2015.
Theo đó, ngay sau khi hiệp định này có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc có điều kiện khai thác các ưu đãi thương mại, đầu tư mà hai nước dành cho nhau trong hiệp định, góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư song phương.
Ngoài ra, hai nước cũng sẽ thành lập Ủy ban hỗn hợp cấp Bộ trưởng và các tiểu ban chức năng về thương mại hàng hóa, hải quan, phòng vệ thương mại, các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), di chuyển thể nhân... để rà soát, giám sát và đưa ra các khuyến nghị nhằm thúc đẩy việc thực thi hiệp định.
Trước đó, theo nội dung hiệp định được phía Hàn Quốc cũng như Việt Nam công bố vào tháng 5-2015, hiệp định có hiệu lực từ ngày 1-1-2016. Như vậy, hiệp định này có hiệu lực sớm hơn 10 ngày so với dự kiến trước đó. Theo nội dung cam kết, hầu hết các mặt hàng dệt, may từ Việt Nam vào Hàn Quốc được đưa thuế suất về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, thay vì từ 8-13% như hiện nay. Hiện hàng dệt, may là nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc, chiếm khoảng một phần tư tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này.
Một mặt hàng khác mà Việt Nam hiện cũng xuất khẩu khá mạnh vào thị trường Hàn Quốc là thủy sản, đặc biệt là tôm. Khi hiệp định có hiệu lực, Hàn Quốc xóa bỏ thuế cho mặt hàng tôm (thuế suất 0%) nhập khẩu từ Việt Nam, nhưng chỉ áp dụng trong hạn ngạch. Trong năm đầu tiên hiệp định có hiệu lực, mức hạn ngạch được áp dụng là 10.000 tấn/năm, và tăng thêm 10% qua mỗi năm và lên mức 15.000 tấn/năm vào năm thứ 6, và sau đó vẫn giữ ở mức này.
Ngoài ra, đối với nhiều mặt hàng như rau quả, tỏi, gừng, mật ong,.... Việt Nam là nước ASEAN đầu tiên mà Hàn Quốc cam kết cắt giảm thuế, đem lại cơ hội khá lớn cho Việt Nam, nhưng với lộ trình cắt giảm kéo dài từ 10-15 năm. Chẳng hạn như Hàn Quốc cam kết đưa thuế suất tỏi từ 360% hiện nay xuống còn 0% trong 10 năm, theo đó thuế suất trong những năm đầu vẫn cao. Tuy nhiên, để nông sản nhập khẩu đạt được tiêu chuẩn, cũng như trải qua quá trình kiểm tra đánh giá chất lượng của Hàn Quốc thì phải mất nhiều năm, nên lộ trình xóa bỏ thuế 10 năm được đánh giá không phải là thời gian dài.
Mặc dù Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường đối với những sản phẩm nhạy cảm, nhưng Việt Nam khó xuất khẩu ồ ạt các mặt hàng này. Bởi vì, hiện phần lớn nông thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc hay vướng phải biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS), trong đó có trái cây, theo ông Phạm Khắc Tuyên, trưởng phòng Đông Bắc Á (Vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương thuộc Bộ Công Thương) tại một hội thảo vào tháng 5-2015 tại TPHCM.
Ngoài ra, theo VKFTA, Việt Nam cũng sẽ xoá bỏ thuế ngay hoặc trong thời gian ngắn cho các nguyên vật liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc để phục vụ sản xuất. Chẳng hạn như, với nguyên phụ liệu dệt may, da giày nhập khẩu từ Hàn Quốc, Việt Nam cam kết đưa hầu hết xuống còn 0% trong thời gian từ khi hiệp định có hiệu lực đến 2018.
(vasep.com.vn) Hiệp hội Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Honduras (Andah) dự báo năm 2024 sẽ kết thúc với khối lượng xuất khẩu đạt từ 62,5 đến 63 triệu pound tôm, thu về khoảng 220 triệu USD.
(vasep.com.vn) Tính đến hết tháng 11/2024, xuất khẩu hải sản của Việt Nam đạt 3,7 tỷ USD. XK các nhóm sản phẩm đều tăng so với cùng kỳ, trừ nhóm các sản phẩm mực. XK sang các thị trường chính cũng đều tăng so với cùng kỳ.
Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.
(vasep.com.vn) Cua tuyết sống ngày càng được quan tâm tại các thị trường châu Á, và việc tiếp cận thị trường Trung Quốc mang lại tiềm năng to lớn cho các nhà xuất khẩu Na Uy.
(vasep.com.vn) Nghiên cứu nhằm hỗ trợ ngành nuôi trồng thủy sản áp dụng các phương thức bền vững hơn và giảm sự phụ thuộc vào thức ăn có nguồn gốc từ biển
TPO - Ngày 15/12, Vương quốc Anh chính thức trở thành thành viên thứ 12 của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Điều này mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt tiếp cận sâu hơn thị trường có quy mô lên đến 900 tỷ bảng Anh.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm 11 tháng của năm 2024 mang về gần 3,6 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số.
(vasep.com.vn) Lực lượng Biên phòng Australia đã thiết lập một hoạt động mới nhằm vào các tàu cá nước ngoài đánh bắt bất hợp pháp ngoài khơi bờ biển Lãnh thổ phía Bắc, nơi ngày càng có nhiều tàu đánh bắt cá bất hợp pháp của Indonesia bị phát hiện trong những tháng gần đây.
Ngày 16-12, UBND huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) cho biết vừa phối hợp với chùa Tâm Thành (xã Phú Cường, huyện Tam Nông) thả trên 220kg cá chép đang mang trứng xuống sông Tiền. Vị trí thuộc phường An Thạnh, TP Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp), đây là khu vực lưu giữ và bảo tồn nguồn lợi thủy sản, cấm đánh bắt cá dưới mọi hình thức.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn