Sáng 20/7, khi ánh mặt trời vừa “hé”, những chiếc thuyền của ngư dân hai xã Quảng Công, Quảng Ngạn (huyện Quảng Điền) nối đuôi nhau rẽ sóng vươn khơi. Phụ nữ, lái buôn và cả thanh niên cũng kéo nhau ra bãi biển, "chầu chực" thuyền về.
Chừng hơn một giờ vươn khơi, các con thuyền nối đuôi nhau, lần lượt hướng về phía bờ biển với khoang đầy ắp, phủ một màu trắng của cá cơm. Vất vả, nặng nhọc nhưng trên khuôn mặt của những ngư dân vẫn hiện rõ nét tươi vui, phấn khởi. Ngư dân Nguyễn Cư ở xã Quảng Công xởi lởi: “Sáng sớm ra bãi biển, theo dõi con nước, nhìn về phía xa chừng vài trăm mét, trông rất rõ những mảng trắng, dấu hiệu của cá cơm đang bơi vào gần bờ. Tui liền kêu gọi bạn thuyền và các hộ khác đưa thuyền, mang theo “xăm” (lưới) ra biển”.
Đúng như dự đoán của ngư dân, cá cơm “dô” (ngoi lên mặt nước) trắng xóa cả một vùng biển rộng lớn chỉ cách bờ chừng 200-500m. Các thuyền đồng loạt “bủa xăm” để vây kéo cá cơm. Mỗi “trộ xăm” kéo dài chừng 45-50 phút với cả tấn cá cơm sau chuyến đầu tiên. Mẻ cá đầu tiên vào bờ, bà con tiếp tục cho thuyền bủa trộ thứ hai... Các trộ sau tuy ít hơn, nhưng cũng mang về từ 5-7 tạ cá.
Chỉ trong buổi sáng, các thuyền bủa đến 3-4 “trộ xăm”. Mỗi thuyền ước đạt từ 2-3 tấn cá cơm. Chị Trần Thị Cúc ở xã Quảng Công cho biết, cá cơm tươi hiện nay có giá 10 ngàn đồng/kg, còn cá khô 100 ngàn đồng/kg. Với giá đó, thuyền của tui được hơn 2 tấn, bán hơn 20 triệu đồng. Sau khi chia cho bạn thuyền mỗi người 1,5 triệu đồng, còn phần tui khoảng gần 10 triệu đồng.
Ngư dân Trần Hùng ở xã Quảng Công kể: “Nghề “bủa xăm” một thời “thịnh lắm”. Hầu như thuyền mô cũng có một bộ “xăm”. Loại ngư cụ này không chỉ đánh bắt cá cơm mà còn nhiều loại cá khác như me, nục, bạc má... Hơn 10 năm qua, cá gần bờ ngày càng ít dần, có khi cạn kiệt do giã cào, đánh mìn, te "quệu" nên nhiều hộ bỏ nghề “bủa xăm”. Vài năm gần đây, các loại cá bắt đầu nhiều hơn, xuất hiện ở gần bờ nên ngư dân đã khôi phục lại nghề cũ.
“Mấy năm vừa rồi, ngư dân chúng tôi cũng đã từng trúng đậm những mẻ cá cơm, nhưng không nhiều bằng những trộ cá cơm vào sáng nay. Chừng cả chục năm nay, chưa bao giờ vùng biển các xã Quảng Công, Quảng Ngạn lại rộn ràng, tấp nập thuyền ra vào, cũng như chở về hàng tấn cá cơm như sáng nay...”, ngư dân Trần Khang tiếp lời.
Cá cơm sau khi đưa về bờ, được các lái buôn thu mua tại chỗ để ủ làm mắm, một số ít bán cho người dân trong làng ăn, còn lại phơi khô để bán vào mùa đông. Chị Trần Thị Cúc ở xã Quảng Công khoe: “Cá cơm ở Quảng Công, cũng như các xã ven biển thường ủ làm mắm trong lúc còn tươi rói. Ngư dân lại có kinh nghiệm làm mắm từ bao đời nay nên mắm, nước mắm cá cơm có vị thơm, ngon đặc trưng, khác hẳn với nước mắm công nghiệp. Cá cơm bủa về trong sáng ni có đến 70% ủ làm nước mắm”.
Ông Võ Đông Thi, Phó Bí thư Thường trực xã Quảng Công cho biết, sau khi có thông tin ngư dân trúng đậm cá cơm, chúng tôi cử cán bộ đến nắm bắt tình hình và có những thống kê sản lượng bước đầu. Chỉ tính riêng buổi sáng 20/7, trên địa bàn xã có khoảng 15 chiếc thuyền đánh bắt cá cơm, ước khoảng 40 tấn cá tươi. Từ đầu giờ chiều cùng ngày, tất cả các thuyền tiếp tục dong thuyền đánh bắt cá cơm.
Không chỉ ở Quảng Công, “bủa xăm” cũng là một trong những nghề chính đối với ngư dân xã Quảng Ngạn. Ông Phan Văn Tuyển, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Ngạn thông tin, trong số khoảng 30 chiếc thuyền gắn máy gần bờ, có hơn 10 chiếc làm nghề “bủa xăm”. Nghề này đòi hỏi thuyền phải có công suất từ 15CV trở lên và 5-7 lao động. Trong sáng 20/7, hầu hết các thuyền đều trúng đậm cá cơm, mỗi lao động thu nhập trên 1 triệu đồng.
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, toàn tỉnh có hơn 1.950 chiếc thuyền đánh bắt gần bờ, chủ yếu tập trung ở các xã bãi ngang ven biển thuộc huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, thị xã Hương Trà. Vì nghề “bủa xăm” đòi hỏi phải có lao động từ 5-7 người; chi phí đầu tư đóng thuyền và mua sắm ngư cụ ước trên 100 triệu đồng, nên số thuyền theo nghề chỉ khoảng 30%. Trong ngày 20/7, ngoài hai xã của huyện Quảng Điền, chưa phát hiện có thêm các địa phương khác trúng cá cơm.
(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.
Trong 30 năm, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 150 thị trường cùng nhiều loại cá thịt trắng khác nhờ vào nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil đã đạt đến mức cao mới trong quý 3 năm 2024, với khối lượng xuất khẩu tăng 158% và giá trị tăng 174% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.031 tấn với giá trị 18,5 triệu USD.
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia (MAFF) xác nhận rằng Cục Thủy sản (FA) và lực lượng đặc nhiệm đang tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp trên toàn quốc trong mùa cấm đánh bắt để bảo tồn nguồn lợi cá.
(vasep.com.vn) Một báo cáo mới từ Pew Charitable Trusts cho rằng cần có phương pháp tiếp cận đa loài trong quản lý nguồn cá để giải quyết tình trạng suy giảm nguồn cá ở Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá rô phi của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 9, với mức giảm đáng kể về khối lượng và giá, chủ yếu là đối với phi lê tươi.
(vasep.com.vn) Thông báo của Phái đoàn EU tại Senegal nêu rõ mối lo này xuất phát từ thiếu sót trong hệ thống giám sát đối với cả tàu cá trong nước và quốc tế hoạt động từ cảng Dakar.
(vasep.com.vn) Tổ chức Pew Charitable Trusts gần đây đã xuất bản một bài báo nêu bật phạm vi quốc tế của Trung tâm giám sát, kiểm soát và giám sát Khu bảo tồn biển Cocos của Costa Rica (MCCA). Trung tâm này, nơi bảo vệ Di sản thế giới của UNESCO, đi đầu trong cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp tại một trong những khu bảo tồn biển quan trọng nhất thế giới.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ của Việt Nam trong tháng 10 đạt gần 93 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch XK đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn