Tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng tại các cảng biển của Trung Quốc trong bối cảnh dịch COVID-19 nóng lên tại các trung tâm sản xuất xuất khẩu có nguy cơ gây ra một loạt cú sốc đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đây là nhận định chung của các chủ sở hữu tàu container, các công ty logistics và các chuyên gia phân tích.
Sự lây lan mạnh của biến thể Omicron tại Trung Quốc trong tháng này đã buộc nhà chức trách phải ban bố lệnh hạn chế đi lại, trong đó có 2 trung tâm chế tạo lớn của cả nước là Thâm Quyến và Đông Hoản, gây gián đoạn hoạt động sản xuất hàng hóa.
Hiện các cảng chính của Trung Quốc vẫn mở cửa, song số lượng tàu container đang neo chờ cập bến ngày càng tăng.
Một số tàu thậm chí phải chuyển hướng sang các cảng khác để việc giao nhận hàng không bị chậm trễ.
[Foxconn tạm dừng hoạt động ở Thâm Quyến sau lệnh phong tỏa]
Theo các chủ sở hữu tàu, các nhà quản trị chuỗi cung ứng và các chuyên gia phân tích, tình trạng này có thể sẽ khiến cước phí thuê tàu vận tải hàng hóa gia tăng, trong khi thời gian chờ xếp dỡ hàng tại cảng kéo dài hơn.
Dữ liệu của Refinitiv cho thấy hiện có 34 tàu container đang xếp hàng chờ vào cảng Diêm Điền ở Thâm Quyến - cảng container lớn thứ 4 thế giới, so với trung bình 7 tàu cách đây một năm. Tại cảng Thanh Đảo ở miền Đông Trung Quốc, khoảng 30 tàu vẫn chưa thể cập bến, trong khi con số này một năm trước đó cũng chỉ là 7.
Nhà quản lý chuỗi cung ứng khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại công ty SEKO Logistics, bà Jasmine Wall, cho biết năng suất bốc dỡ container tại cảng Diêm Điền giảm mạnh do nhiều nhân viên cảng, lái xe tải và nhân viên nhà máy phải ở nhà để tuân thủ quy định hạn chế đi lại phòng dịch COVID-19.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành công ty tư vấn về vận tải biển Vespucci Maritime, Lars Jensen, cảnh báo tình trạng tắc nghẽn tại các cảng chính của Trung Quốc sẽ làm gián đoạn chuỗi cung ứng, theo đó kéo dài cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng hiện nay.
Mặc dù các chuyên gia về chuỗi cung ứng cho rằng các cảng của Trung Quốc hiện vận hành linh hoạt hơn trong bối cảnh thiếu nhân lực và hoạt động vận chuyển bị gián đoạn, song vẫn có nhiều ý kiến lo ngại rằng cảng Diêm Điền ở Thâm Quyến có thể sẽ phải đóng cửa nếu các biện pháp hạn chế tiếp tục được duy trì để kiểm soát dịch COVID-19.
Trong một diễn biến liên quan, nhà cung cấp Foxconn của tập đoàn công nghệ Apple ngày 16/3 cho biết hãng đã nối lại hoạt động sản xuất tại nhà máy ở thành phố Thâm Quyến theo hình thức “bong bóng khép kín.”
Khu nhà ở của nhân viên Foxconn cũng áp dụng cơ chế này để đảm bảo an toàn phòng dịch COVID-19.
Đây là cơ chế mà Trung Quốc áp dụng trong thời gian đăng cai tổ chức Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2022 vừa qua và được đánh giá là thành công trong việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Cuối tuần qua, Foxconn đã thông báo tạm dừng hoạt động sản xuất tại Thâm Quyến để tuân thủ các quy định phòng dịch của Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ tác động đối với chuỗi cung ứng toàn cầu./.
Trên cơ sở những thành tựu nổi bật của quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực trong 75 năm qua, với tiềm năng hợp tác rộng mở và sự tin tưởng vững chắc vào tương lai tốt đẹp của quan hệ Việt Nam - Czech, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Czech Petr Fiala đã nhất trí ra Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Việt Nam - Czech lên “Đối tác Chiến lược”, nhân chuyến thăm chính thức Czech của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từ ngày 18 - 20/01/2025.
(vasep.com.vn) Năm 2024, xuất khẩu hải sản Việt Nam cán đích với kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2023. XK các nhóm mặt hàng đều tăng hoặc ở mức tương đương so với năm 2023.
(vasep.com.vn) Mặc dù nguồn vốn đầu tư mạo hiểm (VC) cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản giảm mạnh 28% vào năm 2024, ngành này vẫn duy trì tín hiệu tích cực ở một số phân khúc. Theo báo cáo của FAO, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu đã vượt qua đánh bắt tự nhiên, trở thành nguồn cung chính các loài thủy sản. Tuy nhiên, đầu tư vào đổi mới trong lĩnh vực này lại giảm sút.
(vasep.com.vn) Trung Quốc đang thắt chặt các quy định đối với ngành nuôi cá rô phi, trong đó Quảng Đông trở thành trung tâm sản xuất lớn thứ hai sau Hải Nam thực hiện các quy định xuất khẩu chặt chẽ hơn vào năm 2025.
(vasep.com.vn) EU là một trong những thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy EU đang giảm dần việc NK cá tra từ Việt Nam.
(vasep.com.vn) Tập đoàn hải sản khổng lồ của Nhật Bản Nissui Corp. sẽ cải tiến bao bì của các sản phẩm surimi cua cắt miếng nhỏ đã đứng vững trên thị trường nhiều năm của mình, loại bỏ khay nhựa như một phần trong nỗ lực giảm thiểu việc sử dụng nhựa.
(vasep.com.vn) Một nghiên cứu của Hiệp hội Thủy sản Toàn Nga (VARPE) cho thấy Nga đang bán nhiều cua hơn trong nước sau khi mất thị trường tại Hoa Kỳ
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm năm 2024 đạt 3,9 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2023. Nhìn lại năm 2024, ngành tôm đã kiên trì và nỗ lực vượt qua thử thách, khẳng định vị thế vững chắc trong xuất khẩu.
Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt thoả thuận trong vụ việc giải quyết tranh chấp về thuế chống bán phá giá cá tra, basa tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các bộ ngành, địa phương kiên quyết xử lý nghiêm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ được giao, tiếp tay, dung túng cho hành vi khai thác IUU, ảnh hưởng đến nỗ lực chung gỡ cảnh báo thẻ vàng EC. Đồng thời, chuẩn bị cho đợt kiểm tra của EC trong quý 2/2025...
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn