Sò điệp Việt Nam thâm nhập sâu vào các thị trường

Xuất nhập khẩu 08:30 11/12/2024 Nguyễn Hà
(vasep.com.vn) Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ xuất khẩu của Việt Nam, sò điệp là 1 nhóm sản phẩm XK lớn thứ 3 sau nghêu và ốc. Năm 2024, XK nhóm sản phẩm này của Việt Nam tăng trưởng cao liên tục, chỉ riêng trong tháng 10 XK nhóm sản phẩm này đã đạt hơn 8 triệu USD, tăng 1.700% so với cùng kỳ năm 2023. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, XK nhóm sản phẩm này đạt hơn 31 triệu USD, tăng 206%.

Chú thích ảnh

Các sản phẩm sò điệp của Việt Nam đã XK được sang hơn 20 thị trường trên thế giới. Năm 2024, XK sò điệp sang hầu hết các thị trường đều tăng so với cùng kỳ. Trong đó, Mỹ, Đan Mạch và Nhật Bản là 3 thị trường NK nhiều nhất sò điệp của Việt Nam.

Đáng chú ý tại thị trường Mỹ, XK sò điệp của Việt Nam sang thị trường này năm 2023 chỉ lẻ tẻ một vài đơn hàng, bước sang năm 2024 sò điệp của Việt Nam đã thâm nhập sâu hơn vào thị trường này, với các đơn hàng ngày càng lớn và đều đặn từng tháng. Giá trị XK sò điệp sang Mỹ trong 10 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 11 triệu USD, tăng gấp 131 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Sò điệp Việt Nam thâm nhập sâu vào các thị trường

Năm nay, XK sò điệp sang Nhật Bản cũng đang tăng “phi mã” với mức tăng 312% trong 10 tháng đầu năm. Từ khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm đối với thủy sản Nhật Bản do sự kiện xả nước thải đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima ra đại dương vào tháng 8/2023, Nhật Bản không ngừng đa dạng thị trường xuất khẩu sò điệp. Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, Việt Nam có nhiều nhà máy gia công hải sản, trong đó có sò điệp nên có sẵn kinh nghiệm sản xuất. Do đó, các doanh nghiệp Nhật chọn Việt Nam làm nơi gia công, từ đó xuất khẩu sang Mỹ và các nước ASEAN. Từ đầu năm nay, các doanh nghiệp thủy sản Nhật Bản bắt đầu thí điểm chế biến sò điệp Hokkaido tại Việt Nam. Một chuyến hàng khoảng 20 tấn sò điệp nguyên vỏ đã được doanh nghiệp Nhật đưa sang Việt Nam chế biến, sau đó xuất ngược về Nhật Bản để bán cho các nhà hàng và đơn vị bán lẻ. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cho XK sò điệp của Việt Nam sang thị trường này tăng mạnh.

Trái với xu hướng XK sang Mỹ và Nhật Bản, XK sò điệp sang Đan Mạch lại có xu hướng sụt giảm.

Dự kiến, XK sò điệp của Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

 

 

 

TIN MỚI CẬP NHẬT

Khảo sát của Eurobarometer: Xu hướng mới trong tiêu thụ thủy sản tại châu Âu

 |  08:45 28/03/2025

(vasep.com.vn) Mặc dù các sản phẩm thủy sản vẫn là mặt hàng chủ lực trong chế độ ăn uống của người châu Âu, nhưng cuộc khảo sát cho thấy tần suất tiêu thụ chung đã giảm kể từ cuộc khảo sát năm 2021. Chỉ một phần ba số người được hỏi tiêu thụ các sản phẩm thủy sản và thủy sản nuôi ít nhất một lần một tuần, đánh dấu mức giảm 4% so với cuộc khảo sát trước đó. Tỷ lệ người được hỏi không bao giờ tiêu thụ các sản phẩm thủy sản và thủy sản nuôi tại nhà đã tăng lên 15%, tăng 4% so với năm 2021.

Kamaboko (Nhật Bản) đặt mục tiêu tăng gấp đôi doanh số bán surimi ra nước ngoài

 |  08:43 28/03/2025

(vasep.com.vn) Yamasa Kamaboko, một nhà sản xuất lớn các sản phẩm từ surimi của Nhật Bản, đang tìm cách khai thác nhu cầu ngày càng tăng về cua mô phỏng ở Hoa Kỳ, với mục tiêu tăng gấp đôi doanh thu xuất khẩu ra nước ngoài lên 3 tỷ yên (20 triệu USD) Homare Nada, Giám đốc điều hành của công ty cho biết.

Infographic: Xuất khẩu cá tra Việt Nam 2 tháng đầu năm 2025

 |  08:32 28/03/2025

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 2/2025 XK cá tra Việt Nam sang các thị trường lấy lại đà tăng trưởng. Kim ngạch XK đạt 150 triệu USD, tăng 66% so với tháng 2/2024. Lũy kế XK cá tra trong 2 tháng đầu năm nay đạt 284 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu hải sản Na Uy sang Việt Nam đạt kỷ lục trong năm 2024

 |  08:36 27/03/2025

(vasep.com.vn) Năm 2024, Na Uy đã xuất khẩu hơn 72.000 tấn hải sản sang Việt Nam, đạt giá trị 252 triệu USD, tăng 20% về giá trị và 16% về sản lượng so với năm trước đó.

Nhật Bản: Dự kiến tăng nhập khẩu tôm đỏ Canada

 |  08:35 27/03/2025

(vasep.com.vn) Theo báo cáo của Minato Shimbun, sau khi Trung Quốc áp thuế bổ sung 25% đối với hải sản Canada, xuất khẩu tôm đỏ và tôm hùm Canada sang Nhật sẽ gia tăng.

Infographic: Xuất khẩu hải sản của Việt Nam 2 tháng đầu năm 2025

 |  08:31 27/03/2025

(vasep.com.vn) Xuất khẩu hải sản của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong tháng 2, nâng tổng kim ngạch XK trong 2 tháng đầu năm lên 666 triệu USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2023. XK sang các thị trường chính vẫn ở mức cao hơn so với cùng kỳ.

Doanh nghiệp ứng phó việc EU lần đầu quy định dư lượng asen vô cơ trong thủy sản

 |  09:40 26/03/2025

Quy định mới dự kiến sẽ áp dụng trong tháng 7/2025, đòi hỏi doanh nghiệp, ngành hàng và cơ quan quản lý chủ động nghiên cứu và góp ý.

Phải xử lý dứt điểm nguyên nhân gốc rễ của các vi phạm IUU

 |  09:23 26/03/2025

Sáng 25/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với một số tỉnh ven biển có đội tàu đánh cá lớn để góp ý cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định trong lĩnh vực thuỷ sản.

Giá tôm nguyên liệu thế giới tuần 12/2025

 |  08:54 26/03/2025

(vasep.com.vn) Giá tôm tại trang trại có nhiều biến động trái chiều trên khắp các vùng sản xuất chính trong tuần 12 (17-23/3/2025), với mức giảm nhẹ ở Trung Quốc sau khi phục hồi mạnh mẽ, mức tăng khiêm tốn ở Ấn Độ và sự ổn định liên tục ở Ecuador.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP