Nuôi tôm siêu thâm canh ở Cà Mau

Nguyên liệu 18:01 25/04/2019
Ðược đánh giá là tỉnh có lợi thế hàng đầu để phát triển ngành hàng tôm, thời gian qua, Cà Mau đã nỗ lực đưa ngành tôm vươn lên và bước đầu có được thành quả. Nhiều cách làm hay, mô hình mới đang góp phần giúp tăng đáng kể sản lượng tôm của địa phương. Tuy nhiên, để tạo đột phá thì phía trước vẫn còn nhiều khó khăn cần vượt qua.

Cà Mau đứng đầu cả nước về diện tích cũng như sản lượng tôm nuôi nước lợ. Nhiều năm qua, diện tích nuôi tôm của tỉnh ổn định khoảng 280.000ha (chiếm hơn 1/3 diện tích nuôi tôm của cả nước), với đa dạng các hình thức nuôi. Sau chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Phát triển ngành tôm được tổ chức tại Cà Mau vào tháng 2-2017, Cà Mau đã ban hành kế hoạch phát triển ngành tôm. Trong đó, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh - siêu năng suất được kỳ vọng sẽ giúp địa phương này tạo đột phá.

Ðột phá về sản lượng

Ông Nguyễn Minh Luân (xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân) là một trong những hộ đi đầu trong nuôi tôm siêu thâm canh tại địa phương. Trước khi chuyển sang thực hiện mô hình này, khoảng 2 năm nay, ông Luân đã nếm đủ cay đắng, ngọt bùi với việc nuôi tôm thâm canh.

Ông Luân cho biết do môi trường nuôi bị ô nhiễm, giai đoạn 2014-2016, gia đình ông liên tiếp thất bại, tiền tỉ mất đi theo nghiệp nuôi tôm thâm canh. Từ đó, ông quyết định chuyển sang nuôi tôm siêu thâm canh (người dân quen gọi nuôi trải bạt) vào năm 2017. Ban đầu, ông thực hiện mô hình trên diện tích hơn 1ha và vụ nuôi đầu tiên đã lời khoảng 1 tỉ đồng. Hiện gia đình ông đã nhân rộng mô hình trên diện tích hơn 3ha, với 3 ao nuôi. Vừa qua, ông thu hoạch 1 ao, với diện tích 1.400m2 đã thu được hơn 10 tấn tôm, lợi nhuận khoảng 800 triệu đồng.

Theo ông Luân, trong hợp tác xã gia đình đang tham gia, đã có 10/16 hộ thực hiện nuôi siêu thâm canh. Mô hình cho siêu năng suất nên lợi nhuận các hộ này đều đạt lợi nhuận không dưới 1 tỉ đồng/năm. Trong điều kiện nuôi thâm canh gặp khó khăn thì nuôi siêu thâm canh chính là hướng đi mới, giúp đảm bảo tỷ lệ thành công cao. "Nuôi thâm canh tỷ lệ thành công chỉ khoảng 30-40%. Nuôi siêu thâm canh tỷ lệ thành công cao gấp 2 lần nuôi thâm canh. Trung bình người nuôi tôm có thể đạt năng suất 60-70 tấn/ha/năm. Cá biệt, có những hộ nuôi đạt khoảng 100 tấn/ha/năm"- ông Luân chia sẻ.

Trước đây, mô hình nuôi tôm siêu thâm chủ yếu do một doanh nghiệp đầu tư thực hiện tại Cà Mau. Khoảng năm 2016, mô hình được nhân rộng ra người dân dưới dạng thu nhỏ. Trên diện tích 1ha, trừ tất cả các công trình phụ, diện tích thực nuôi của bà con chỉ khoảng 20% nhưng năng suất đạt trung bình từ 40-50 tấn/ha/năm.

Ngoài Phú Tân, hiện mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đang phát triển mạnh tại huyện Cái Nước. Năm 2018, có 275 hộ dân nuôi tôm siêu thâm canh với diện tích khoảng 400ha, đạt sản lượng trên 1.300 tấn. Ông Đoàn Văn Chính, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Cái Nước, cho biết: Diện tích nuôi tôm siêu thâm canh của huyện chỉ chiếm khoảng 1% diện tích nhưng chiếm đến 5% sản lượng tôm địa phương. Mô hình đã góp phần quan trọng giúp tăng sản lượng tôm của địa phương. "Trong kế hoạch phát triển nuôi tôm của huyện, do diện tích không thể tăng thêm nên để đảm bảo kế hoạch phát triển chúng tôi đã lựa chọn mô hình này để tạo đột phá nhằm tăng sản lượng"- ông Chính nói.

Còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Cũng theo ông Chính, tuy hiệu quả là vậy nhưng để nhân rộng mô hình nuôi tôm siêu thâm canh không dễ. Thực hiện mô hình này, người dân phải đầu tư khoảng 700 triệu đồng/ha nên không phải ai cũng có điều kiện làm. Hiện nay, trong các chính sách phát triển nông nghiệp có những quy định ưu tiên cho vay vốn nhưng riêng với nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh các ngân hàng rất ngại cho vay. Ngoài ra, nguồn vốn vay từ ngân hàng cũng không đủ để người nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh đầu tư bài bản.

Đồng quan điểm, ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau, cho biết, trong kế hoạch phát triển ngành tôm, tỉnh xác định để phát triển bền vững sẽ lấy loại hình tôm- rừng, tôm- lúa sinh thái làm bàn đạp. Để tăng sản lượng tôm, chính hình thức nuôi siêu thâm canh và thâm canh giữ vai trò quyết định. Hiện trong cơ cấu sản lượng tôm của Cà Mau, mặc dù nuôi thâm canh và siêu thâm canh chiếm chỉ khoảng 3,5% diện tích, với khoảng 9.500ha nhưng lại dẫn đầu về sản lượng so với các loại hình nuôi khác. Người dân thực hiện các loại hình này cần vốn nhưng trong chính sách vay hiện nay còn những tồn tại khiến người dân rất khó tiếp cận.

Cũng theo ông Bằng, trong phát triển sản xuất nói chung và nuôi tôm nói riêng cần có sự liên kết, tổ chức sản xuất theo hợp tác xã, tổ hợp tác để mở rộng quy mô, đảm bảo phát triển theo chuỗi giá trị. Tuy nhiên, trong quy định chưa có sự ràng buộc người dân phải liên kết mà chỉ vận động tham gia. Ông Bằng dẫn chứng tại Ecuador- nước cạnh tranh mặt hàng tôm thẻ quyết liệt với Việt Nam, người dân muốn nuôi tôm phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 50ha. Như vậy người nuôi tôm buộc phải liên kết lại với nhau. "Họ làm quy mô, áp dụng kỹ thuật đồng bộ, năng suất cao hơn, chi phí thấp hơn, hiệu quả hơn. Chúng ta có thể làm như vậy không?", ông Bằng đặt vấn đề.

Ngoài ra, cái khó cơ bản nhất hiện nay mà Cà Mau đang gặp phải là hạ tầng chưa theo kịp thực tế phát triển. Thời gian qua, tuy tỉnh đã được quan tâm đầu tư phát triển, nhưng các yếu tố rất cần thiết để phát triển ngành tôm như giao thông, điện, đặc biệt là thủy lợi, chưa đáp ứng được yêu cầu. Vấn đề này tỉnh không thể tự đầu tư nên cần được hỗ trợ phát triển, đặc biệt là từ Trung ương.

Phát biểu trong buổi họp về công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội 2 tháng đầu năm 2019 của tỉnh Cà Mau, ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết: "Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đang phát triển mạnh, để đảm bảo nuôi thành công cần quản lý chặt, tránh rủi ro đến mức thấp nhất cho người dân. Hộ dân muốn triển khai nuôi tôm siêu thâm canh phải đăng ký, hộ nào không đảm bảo điều kiện hay gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hộ nuôi khác cần kiên quyết cắt điện không cho nuôi".

(Theo báo Cần Thơ)

Bạn đang đọc bài viết Nuôi tôm siêu thâm canh ở Cà Mau tại chuyên mục Nguyên liệu của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Vụ khai thác cá cơm Peru tăng có thể giúp hạ nhiệt giá bột cá

 |  08:34 19/07/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Dầu cá, bột cá thế giới (IFFO), mùa cá cơm đầu tiên của năm 2024 tại khu vực khai thác phía bắc-trung Peru đã kết thúc vào tháng 6, với sản lượng đạt hơn 98% hạn ngạch, mang lại hy vọng về sự hạ nhiệt của giá bột cá và dầu cá.

Canada cắt giảm 24% hạn ngạch cá trích Đại Tây Dương

 |  08:32 19/07/2024

(vasep.com.vn) 'Quyết định này được đưa ra với sự tham vấn của ngành, các bên liên quan, chủ sở hữu quyền và các tỉnh Nova Scotia và New Brunswick' -- Bộ trưởng Thủy sản Diane Lebouthillier

Giá tôm nguyên liệu ở Giang Tô, Trung Quốc giảm mạnh

 |  08:29 19/07/2024

(vasep.com.vn) Trong tuần 28 (từ ngày 8-14/7/2024), giá tôm tại đầm ở Ấn Độ tăng, nhưng lại giảm xuống mức thấp kỷ lục ở Giang Tô, Trung Quốc, thấp hơn cả giá nhập khẩu từ Ecuador. Trong khi đó, giá tôm ở Ecuador và Việt Nam ổn định, nhưng đang tăng ở Indonesia.

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp Thái Lan đầu năm 2024 tăng hơn 13%

 |  08:28 19/07/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Thái Lan đã tăng trưởng đáng kể trong 5 tháng đầu năm 2024, với mức tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị 979 triệu USD.

Nhiều doanh nghiệp thuỷ sản chú trọng phát triển thị trường nội địa

 |  10:27 18/07/2024

Ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp thủy sản đang mở rộng thị phần tại thị trường nội địa nhằm hoàn thành kế hoạch đề ra.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

 |  10:15 18/07/2024

(vasep.com.vn) Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao các cơ quan chức năng liên quan xem xét, giải quyết 3 kiến nghị của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản.

Ngư dân ở Newfoundland biểu tình để bảo vệ nguồn lợi cá tuyết

 |  09:08 18/07/2024

(vasep.com.vn) Bộ trưởng Thủy sản Canada Diane Lebouthillier đã thông báo vào ngày 28/6 rằng lệnh cấm 32 năm đối với cá tuyết miền Bắc sẽ kết thúc trong năm nay, với hạn ngạch 18.000 tấn. Với việc quay trở lại nghề đánh cá thương mại, những người đánh cá ngoài khơi cũng được phép đánh bắt cá tuyết trở lại.

Sản lượng thức ăn nuôi tôm của Trung Quốc tăng vọt

 |  09:03 18/07/2024

(vasep.com.vn)Theo chuyên gia nuôi trồng thủy sản Jin Niu, giáo sư tại Đại học Sun Yat-Sen, sản lượng thức ăn tôm của Trung Quốc đạt 1,824 triệu tấn vào năm 2023, tăng đáng kể so với 1,656 triệu tấn của năm trước đó.

Nhập khẩu tôm của Mỹ năm 2024 có thể tăng so với 2023

 |  08:59 18/07/2024

(vasep.com.vn) Nhập khẩu tôm vào thị trường Mỹ bắt đầu tăng từ tháng 5, bất chấp quy định sơ bộ về thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá áp dụng lên các quốc gia xuất khẩu.

Đề xuất các chỉ số bền vững mới cho thành phần thức ăn nuôi trồng thủy sản

 |  08:54 18/07/2024

(vasep.com.vn)Một bài đánh giá được công bố trên Tạp chí Khoa học Thủy sản và Nuôi trồng Thủy sản đề xuất sử dụng đánh giá vòng đời (LCA) làm tiêu chuẩn để đánh giá tính bền vững của các thành phần thức ăn nuôi trồng thủy sản. Bài đánh giá được công bố trên tạp chí Reviews in Fisheries Science and Aquaculture đề xuất sử dụng LCA để đánh giá tính bền vững của các thành phần thức ăn nuôi trồng thủy sản.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC