Nông sản Việt Nam vẫn phải chinh phục thị trường nội địa

Sản xuất 10:28 23/12/2021 Kim Thu
Song song với các mục tiêu xuất khẩu, nông sản Việt Nam không nên và không thể bỏ quên thị trường trong nước với gần 100 triệu dân. Khi người Việt có thói quen dùng hàng Việt, uy tín hàng hóa trong nước được nâng cao, việc nhập khẩu các mặt hàng trong nước đang có lợi thế sẽ dần giảm bớt.

Từ quả trứng gà

Cả cuộc đời gắn với trứng gà, trứng vịt và thành lập doanh nghiệp được 20 năm, bà Phạm Thị Huân (còn gọi là Ba Huân) - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân, vẫn tự nhận mình là nông dân điển hình. Bởi vậy, dù sản phẩm trứng Ba Huân đã xuất khẩu sang thị trường Hongkong (Trung Quốc), Singapore, Malaysia, doanh nghiệp của bà Ba Huân vẫn xác định nội địa là thị trường chủ lực. Đặc biệt, hai năm trở lại đây, khi xảy ra đại dịch COVID-19, Công ty Ba Huân đã tạm ngưng xuất khẩu trứng vịt muối, tập trung cho thị trường nội địa.

Còn nhớ, cách đây hơn 10 năm, Công ty Ba Huân đã mở một chiến dịch sâu rộng với khẩu hiệu "Ba Huân đi đến mọi nhà" nhằm chiếm lĩnh thị trường nội địa. Một loạt biện pháp được công ty đưa ra áp dụng như thành lập đội bán hàng và trang bị xe gắn máy cho nhân viên bán hàng; hỗ trợ cơ sở vật chất và giấy phép thú y cho các hộ bán lẻ; có chế độ chiết khấu hoa hồng linh hoạt cho đại lý...

"Tôi làm ngành nông nghiệp đã trên 50 năm. Ai ở trong ngành này mới thấy làm nông nghiệp rất vất vả, nhưng nó nối dòng chảy giữa người sản xuất, chăn nuôi với người tiêu dùng, đưa hai bên đến gần với nhau. Chúng tôi làm chương trình "Ba Huân đi đến mọi nhà" từ kênh thương mại đến truyền thống, đến các khu dân cư, khu lao động, lại tổ chức xe lưu động bán hàng trong dịp lễ, Tết... "Ba Huân đi đến mọi nhà" chính là vì tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng", bà Ba Huân nói.

Nhiều năm nay, năm nào Công ty Ba Huân cũng tham gia chương trình bình ổn giá và như lời bà Ba Huân chia sẻ, hàng "bán rất tốt". Trong hai năm dịch COVID-19 hoành hành, công ty vẫn luôn nằm trong top các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá.

Đặc biệt là thời điểm giữa tháng 7 khi làn sóng COVID-19 khiến TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Nam phải thực hiện giãn cách xã hội, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, chi phí thức ăn, vận chuyển tăng đột biến khiến nhiều công ty tăng giá bán trứng.

Khác với các doanh nghiệp trong ngành, bà Ba Huân hai lần từ chối đề nghị tăng giá trứng bởi "chính vì dịch mà người lao động mới cần xài nhiều trứng hơn", nếu các doanh nghiệp đóng vai trò giải cứu thị trường mà lại tăng giá thì sẽ khiến giá trứng bị đẩy lên cao.

"Nhiều doanh nghiệp ủng hộ tiền mua khẩu trang, đồ bảo hộ, còn Ba Huân kiên trì không tăng giá trứng để người tiêu dùng trong khu cách ly, khu lao động được hưởng một mức giá tốt nhất.

Bình ổn giá đương nhiên là có ảnh hưởng phần nào tới lợi nhuận của doanh nghiệp nhưng công ty đã cân đối cung - cầu, hơn nữa giờ là lúc cần chung sức để vượt qua dịch bệnh, sau khi thị trường trở lại bình thường thì Ba Huân mới tính tới vấn đề lợi nhuận", bà nói.

Cá tra "bơi" về mâm cơm người Việt

Không phải doanh nghiệp nào cũng xác định chiến lược rõ ràng với thị trường trong nước, thế nhưng, những sự thay đổi tích cực đã được ghi nhận.

Cho đến nay, con cá tra đã "bơi" qua gần 140 quốc gia, mang về cho Việt Nam giá trị xuất khẩu hàng tỷ đôla. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), dù tình hình dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng tới hoạt động nuôi trồng, sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến cá tra, song tính đến hết tháng 9/2021, tổng giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 1,07 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong nhiều năm, các doanh nghiệp chủ yếu chú trọng thị trường xuất khẩu mà "bỏ quên" thị trường nội địa.

PGS.TS Dương Văn Chín, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) kể lại, trước đây, trong ngành thủy sản, cá da trơn nói chung và cá tra nói riêng được đem đi xuất khẩu ồ ạt. Xu hướng xuất khẩu mạnh đến nỗi các siêu thị trong nước không có hàng để bán.

Tuy nhiên, theo vị chuyên gia, thực tế này đã thay đổi. Tại các siêu thị, nhà hàng, cá tra được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng, đồng thời, doanh nghiệp cũng quảng bá cho người tiêu dùng Việt Nam về cách chế biến, sử dụng sản phẩm. Vào đầu năm 2020, tại khu du lịch Văn Thánh TP. Hồ Chí Minh, một doanh nghiệp còn tổ chức buffet cá tra với 40 món khiến thực khách trầm trồ.

"Đó là những tín hiệu tích cực cho thấy sau một thời gian chỉ mải mê xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp đã quay về chinh phục thị trường nội địa", PGS.TS Dương Văn Chín nhận xét.

Nhìn một cách tổng thế, PGS.TS Dương Văn Chín nhận định, mỗi doanh nghiệp xác định một thị trường chủ lực riêng cho mình, có khi là thị trường nội địa, có khi là xuất khẩu, mục đích cuối cùng vẫn là lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp tính toán kỹ, biết được nhu cầu của thị trường, thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài thì có thể tối ưu và tối đa hoá lợi nhuận.

"Trong lĩnh vực kinh doanh lương thực cũng vậy. Trước đây, nhiều doanh nghiệp có xu hướng mua gạo nhiều rồi xuất đi nước ngoài. Mải mê với con đường này, họ quên đi rằng, thị trường trong nước với gần 100 triệu dân cũng phải sử dụng các sản phẩm nông nghiệp.

Cho nên, sau này, nhiều doanh nghiệp "đi bằng hai chân", vừa xuất khẩu vừa bán ở thị trường trong nước. Cách đi ấy mới được chứng tỏ là bền vững hơn và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp", nguyên Phó Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL nhận xét.

Chăm chút cho “thượng đế” trong nước

Bên cạnh đó, theo vị chuyên gia, nếu doanh nghiệp bỏ thị trường nội địa tức là đã tạo cơ hội cho hàng nước ngoài. Chẳng hạn, nếu không chăm chút phát triển thị trường nội địa cho trái cây Việt Nam, trái cây Thái Lan sẽ tràn vào, với những lợi thế về giá cả và mẫu mã sẽ chiếm ưu thế trên chính thị trường nội địa.

“Nếu nguy cơ mất ưu thế trên thị trường nội địa là hiện hữu, người nông dân Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam chính là những đối tượng bị thiệt hại. Bởi lẽ, khi sản phẩm nước ngoài vào chiếm lĩnh, sản xuất trong nước sẽ bị teo tóp lại. Đó là hậu quả của chuyện không chịu cải tiến để cạnh tranh thắng lợi trên sân nhà", PGS.TS Dương Văn Chín nhấn mạnh.

Vị chuyên gia lưu ý thêm, người nông dân và doanh nghiệp phải xác định rằng dù phục vụ thị trường nào cũng đều phải chăm chút để có sản phẩm nông nghiệp ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...

"Thị trường trong nước cũng phải phân cấp ngay từ nơi sản xuất, chế biến, đóng gói bao bì nhãn mác đẹp. Cần lưu ý rằng, người tiêu dùng trong nước không phải là người tiêu dùng dễ tính, doanh nghiệp phải coi người tiêu dùng trong nước cũng là thượng đế của mình để chăm chút cho sản phẩm", ông nói.

Sau cùng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL khẳng định, để chinh phục người tiêu dùng Việt Nam không khó. Các bộ, ngành liên quan cần có chính sách khích lệ tổ chức sản xuất vừa năng suất vừa chất lượng, có khối lượng lớn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chế biến, đóng gói đẹp không thua kém hàng nước khác nhập khẩu vào Việt Nam.

Song song với đó, các doanh nghiệp kinh doanh phải xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp, tiếp thị cả kênh truyền thống lẫn kênh hiện đại, cả siêu thị lẫn chợ truyền thống các mặt hàng của Việt Nam.

"Thị trường Việt Nam là thị trường đáng để quan tâm, đầu tư và sinh lời. Gần 100 triệu dân Việt Nam ủng hộ nông sản Việt là ủng hộ cho nền nông nghiệp nước nhà, tạo công ăn việc làm cho nông dân. Khi sản phẩm làm ra có thị trường tiêu thụ thì người nông dân sẽ có vốn để đầu tư tiếp và cuộc sống khấm khá hơn”, PGS.TS Dương Văn Chín nói.

(Theo báo Chính phủ)

Mời Quý độc giả tham gia khảo sát về đánh giá chất lượng cổng thông tin điện tử www.vasep.com.vn

thi truong noi dia nong san viet nam

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nhập khẩu cá thu đông lạnh vào Hàn Quốc giảm 16% trong tháng 3/2024

 |  12:55 01/05/2024

(vasep.com.vn) Theo Union Forsea Corp., khối lượng cá thu đông lạnh nhập khẩu vào Hàn Quốc trong tháng 3/2024 là 16.400 tấn, giảm 16% so với 19.575 tấn năm 2023, giá bán buôn trong nước vẫn ổn định.

Xuất khẩu thủy sản Nga sang châu Á tăng mạnh trong quý đầu năm nay

 |  12:44 01/05/2024

(vasep.com.vn) XK từ vùng Viễn Đông của Nga đạt 288.000 tấn trong quý 1 năm nay, với khoảng 2/3 đến Trung Quốc và 1/3 còn lại đến Hàn Quốc, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá bột cá giảm ở Trung Quốc do thông báo hạn ngạch cá cơm của Peru

 |  09:01 29/04/2024

Việc khai vụ đánh bắt cá cơm đầu tiên của Peru - với tổng sản lượng đánh bắt cho phép là 2,475 triệu tấn - đã khiến giá bột cá tại Trung Quốc giảm. Giá bột cá Peru xuất khẩu sang Trung Quốc giảm trong tuần trước do kỳ vọng nguồn cung mới.

Mỹ tìm kiếm cơ hội hỗ trợ Việt Nam gỡ thẻ vàng IUU

 |  08:52 29/04/2024

Đó là thông tin từ Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam về hội thảo về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp tổ chức 3 ngày tại Đà Nẵng

Quý I năm 2024, Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào thị trường Singapore

 |  08:49 29/04/2024

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore, trong 3 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt gần 340 triệu SGD, giảm 5,67% so với cùng kỳ năm 2023.

Bột nhuyễn thể trong thức ăn nuôi trồng thủy sản cải thiện hiệu suất sinh sản của cá

 |  08:38 26/04/2024

(vasep.com.vn) Các nhà khoa học từ LABOMAR (Viện Khoa học Hàng hải ở Đông Bắc Brazil) và Spring Genetics Tilapia ở Miami, cùng với nhà sản xuất bột nhuyễn thể Aker BioMarine, đã nghiên cứu tác dụng của chất phụ gia này đối với cá. Nghiên cứu cho thấy chất phụ gia này có tác dụng tích cực đối với cá, đặc biệt là chức năng sinh sản.

Mỹ và các quốc đảo Thái Bình Dương đạt thỏa thuận về tiếp cận cá ngừ vào năm 2024

 |  08:36 26/04/2024

(vasep.com.vn) Mỹ và các quốc đảo Thái Bình Dương đã ký bản ghi nhớ (MOU) về khả năng tiếp cận nghề cá vào năm 2024, khi các nhà lập pháp Mỹ nỗ lực hướng tới việc chính thức thông qua các sửa đổi đối với Hiệp ước cá ngừ Nam Thái Bình Dương.

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa nước ngọt

 |  08:30 26/04/2024

(vasep.com.vn) Ngày 09/04/2024, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân đã kỹ ban hành Công văn 621/TS-NTTS về việc tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa nước ngọt.

Mỹ, Argentina hợp tác chống đánh bắt bất hợp pháp của Trung Quốc

 |  08:28 25/04/2024

(vasep.com.vn) Bắt đầu từ tháng 4 này, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ và Hải quân Argentina sẽ bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận chung nhằm chống lại hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp của Trung Quốc ở Đại Tây Dương.

Giá cá ngừ vằn ổn định ở mức thấp giúp cá nhà bán lẻ ký các hợp đồng lớn

 |  08:26 25/04/2024

(vasep.com.vn) Giá cá ngừ vằn giao tại Bangkok, Thái Lan vẫn ổn định ở mức 1.300 USD/tấn, trong khi giá cá ngừ tại Manta, Ecuador vẫn ở mức 1.4500 – 1.500 USD/tấn (giao tại tàu).

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC