Năm 2024, ngành Nông nghiệp Quảng Ninh đối mặt với hàng loạt khó khăn do dịch bệnh cũng như ảnh hưởng của cơn bão số 3. Song với quyết tâm, nỗ lực vượt khó, toàn ngành, đặc biệt là lĩnh vực thủy sản, đã bắt tay ngay vào triển khai các giải pháp hướng dẫn nhân dân xử lý môi trường, kiểm soát dịch bệnh. Đến nay, sau 4 tháng bão số 3 đi qua, hoạt động nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đã được khôi phục trở lại. Diện tích nuôi nội địa toàn tỉnh khoảng 32.092 ha, trong đó ngành đang tập trung vào con tôm thẻ chân trắng ở vụ 3 với diện tích thả nuôi đạt gần 2.000 ha nhằm bù đắp thiệt hại giá trị thủy sản của ngành, cũng như đáp ứng nhu cầu dịp Tết tăng cao.
Quang cảnh hội nghị.
Về nuôi biển, toàn tỉnh có khoảng 10.200 ha. Sau bão, ngành Nông nghiệp đã đồng hành trong hướng dẫn nhân dân biện pháp chăm sóc, quan trắc môi trường, cảnh báo cho nhân dân tiếp cận được thông tin nhanh nhất để chủ động phòng, chống dịch bệnh, nuôi trồng được hiệu quả.
Cùng với đó, công tác cấp phép mặt nước nuôi trồng được các địa phương ven biển đẩy mạnh. Đến nay, toàn tỉnh có 4 địa phương đã thực hiện giao khu vực biển cho các tổ chức, cá nhân nuôi trồng với tổng diện tích trên 8.790 ha tại Quảng Yên, Vân Đồn, Cẩm Phả và Hải Hà.
Đại diện doanh nghiệp nuôi tôm của TP Hạ Long phát biểu tại hội nghị.
Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của ngành thủy sản trong năm 2025, tại hội nghị, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh đã tập trung phân tích, đánh giá và nhận diện tình hình, xu thế phát triển ngành nuôi tôm và nuôi biển Việt Nam nói chung, tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Theo đó, năm 2025, nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản trong tỉnh vẫn trong tình trạng tiếp tục khôi phục hạ tầng, sản xuất trên biển chưa xong do ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 năm 2024 quá lớn. Dự báo hết quý II, năm 2025, các cơ sở nuôi trồng thủy sản biển mới cơ bản khắc phục xong cơ sở hạ tầng và đi vào sản xuất ổn định. Yếu tố thời tiết được dự báo ngày càng diễn biến khó lường và một số yếu tố trong môi trường nước có thể gây sốc hoặc bất lợi cho một số thuỷ sản chậm thích nghi.
Đồng chí Phan Thanh Nghị, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá những khó khăn, thuận lợi, ngành Nông nghiệp Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng lĩnh vực thủy sản sẽ đạt từ 6 đến 8% trong năm 2025; đồng thời phấn đấu đưa sản lượng nuôi tôm chiếm tối thiểu trên 25% tổng sản lượng thủy sản nuôi toàn tỉnh. Về nuôi biển, tập trung phối hợp với các địa phương sắp xếp lại theo đề án/phương án được phê duyệt, phấn đấu trước ngày 15/3/2025 hoàn thành quy hoạch vùng nuôi tập trung, vùng nuôi phân tán trên địa bàn và hoàn thành giao khu vực biển nuôi trồng thủy sản; tăng cường hướng dẫn, khuyến khích ứng dụng công nghệ, kỹ thuật đã triển khai có hiệu quả trên địa bàn tỉnh trong nuôi tôm và nuôi biển.
Nguồn: báo Quảng Ninh
Đây là mục tiêu Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra tại Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 sáng ngày 31/12.
(vasep.com.vn) Trung Quốc sẽ tăng thuế đối với một số sản phẩm thủy sản nhập khẩu chính, bao gồm tôm đông lạnh, cá tuyết, cá minh thái và bào ngư vào năm 2025 để thích ứng với sự sụt giảm kinh tế trong nước.
(vasep.com.vn) Grupo Carapitanga, một trong ba nhà sản xuất tôm lớn nhất Brazil, đang nhắm đến lĩnh vực bán lẻ trong nước đang nổi lên của đất nước này và tìm hiểu các cơ hội trên thị trường quốc tế khi tìm cách tăng doanh số bán hàng.
(vasep.com.vn) Morocco đã công bố hạn ngạch đánh bắt bạch tuộc cho vụ đông năm 2025 với mức tăng đáng kể là 23,6% so với năm 2024. Chính quyền nước này đã đặt ra hạn ngạch ở mức 28.800 tấn.
Với việc chiếm hơn 10% thị phần trong ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, Sao Mai Super Feed đã khẳng định vị thế là một trong những thương hiệu hàng đầu, góp phần quan trọng trong sự phát triển của ngành cá tra và nâng tầm sản phẩm cá tra Việt Nam trên trường quốc tế.
Lượng doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được cấp phép xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan hiện đã tăng lên nhanh chóng.
(vasep.com.vn) Các nhà xuất khẩu thủy sản của Nga sang Trung Quốc đã báo cáo số liệu kinh doanh không mấy khả quan trong năm 2024, mặc dù có kỳ vọng doanh số sẽ tăng cả về khối lượng và giá trị.
(vasep.com.vn) Trung Quốc và Anh tiếp tục đẩy EU ra khỏi thị trường cá tuyết đông lạnh của Na Uy trong tuần 51 (16-22/12/2024), vì hai nước này cùng nhau mua hơn 80% tổng lượng xuất khẩu, theo dữ liệu mới nhất từ Hội đồng Hải sản Na Uy (NSC).
Ngành công nghiệp logistic vốn có tính chu kỳ, trải qua nhu cầu tăng cao và sự phức tạp trong hoạt động trong một số giai đoạn nhất định. Bằng cách hiểu các mùa cao điểm này, bạn có thể lập kế hoạch và chuẩn bị để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ khám phá năm giai đoạn cao điểm trong logistic vào năm 2025, cách chúng có thể tác động đến chuỗi cung ứng của bạn và các chiến lược để quản lý từng đợt cao điểm trong mùa cao điểm.
(vasep.com.vn) Chính phủ Greenland đã đặt tổng sản lượng đánh bắt được phép đối với cá bơn Greenland (halibut) ngoài khơi ở khu vực Tây Greenland vào năm 2025 là 16.503 tấn, duy trì giới hạn đánh bắt như năm trước, giám đốc bán hàng tại Nam và Đông Âu của Royal Greenland, Sore Eschen, cho biết.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn