Chất lượng môi trường nước cần bảo vệ và phục hồi để đảm bảo cho tất cả các loại thủy sản nuôi trồng từ tôm, cá, nhuyễn thể đến rong biển phát triển tốt, giảm nguy cơ dịch bệnh
Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 đã có Đề án Bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản. Những mục tiêu cốt lõi là: kiểm soát chất thải, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường sống, nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và xây dựng các mô hình sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn.
Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chỉ ra việc thực hiện Đề án còn gặp nhiều thách thức, từ nguồn lực tài chính hạn chế đến nhận thức chưa đồng đều giữa các địa phương và sự phức tạp trong quản lý môi trường. Một số địa phương đã có những bước tiến đáng ghi nhận bên cạnh nhiều địa phương còn dừng lại ở kế hoạch mà chưa triển khai vào thực tế. Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng, giải pháp chính là phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, quản lý chất lượng nước, xử lý chất thải, giảm thất thoát sau thu hoạch. Mục tiêu nhằm cải thiện hệ thống sản xuất theo hướng xanh, thân thiện với môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế. Các cơ quan quản lý đẩy mạnh giám sát và hỗ trợ doanh nghiệp, ngư dân.
Trong bảo vệ môi trường, cộng đồng ngư dân và doanh nghiệp đóng vai trò quyết định nên cần tập trung khuyến khích sự tham gia của họ. Cam kết của doanh nghiệp trong áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, có sự hỗ trợ của các tổ chức, là yếu tố quan trọng để xây dựng ngành thủy sản bền vững.
Bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để xây dựng hình ảnh và thương hiệu. Cục trưởng Trần Đình Luân nhấn mạnh: Ngành nông nghiệp đang chú trọng phục hồi dinh dưỡng đất và ngành thủy sản cũng phải nghĩ về phục hồi môi trường nuôi để phát triển bền vững, sản phẩm được thị trường đón nhận với giá ổn định.
Năm 2024 mặc dù gặp nhiều cơn bão lớn tàn phá nhưng sản lượng nuôi trồng vẫn đạt 5,4 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2023. Diện tích nuôi trồng gồm 1,3 triệu ha nuôi nội địa và 9,5 triệu m3 lồng nuôi biển. Mục tiêu năm 2025, diện tích nuôi ổn định như năm 2024 nhưng sản lượng tăng 5%; gồm cá tra 1,65 triệu tấn, tôm nước lợ 1,3 triệu tấn và các thủy sản khác.
Mục tiêu năm 2025, diện tích nuôi ổn định như năm 2024 nhưng sản lượng tăng 5%; gồm cá tra 1,65 triệu tấn, tôm nước lợ 1,3 triệu tấn và các thủy sản khác
Để đạt mục tiêu đặt ra, Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản của Cục Thủy sản Ngô Thế Anh cho rằng, có 9 vấn đề lĩnh vực nuôi trồng đang đối mặt, cần ưu tiên giải quyết.
1. Chủ động, nhanh nhạy, bám sát thực tiễn để kịp thời có giải pháp thích hợp giảm thiệt hại do biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan đang ngày càng tăng.
2. Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, khắc phục tình trạng yếu kém, thiếu đồng bộ đang hạn chế việc ứng dụng công nghệ, quy trình tiên tiến làm giảm hiệu quả kinh tế.
3. Kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào, kiểm soát dịch bệnh đồng bộ, toàn diện và để nâng cao công tác này phải chú trọng năng lực quản lý của địa phương, đáp ứng được nhu cầu của nuôi trồng.
4. Định hướng công nghệ nuôi phù hợp trình độ kỹ thuật, quản lý để đạt hiệu quả cao.
5. Quan trắc môi trường khắc phục các hạn chế về tài chính, thiết bị và nhân lực để đáp ứng yêu cầu.
6. Cấp mã số và giấy xác nhận đối với nuôi tôm nước lợ, nuôi biển, nuôi lồng bè cần quan tâm hơn, đảm bảo nhanh, phục vụ tốt sự phát triền.
7. Đảm bảo vệ sinh toàn thực phẩm với các cam kết, thẩm định, chứng nhận và thực hiện việc sử dụng hóa chất kháng sinh đáp ứng yêu cầu; nhất là việc kiểm tra và thực hiện sau cam kết, sau chứng nhận.
8. Chất lượng sản phẩm đảm bảo sự đồng đều ở các nhà chế biến và xuất khẩu, để không làm ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
9. Công tác quản lý và thực thi pháp luật đối với loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm và cá nước lạnh cần khắc phục những hạn chế, khó khăn để đáp ứng yêu cầu phát triển. Công nghệ nuôi những đối tượng này cần quan tâm đổi mới.
Nguồn: Tepbac
(vasep.com.vn) Tính đến tháng 11 năm 2024, Hàn Quốc đã nhập khẩu 29.220 tấn cá thu đông lạnh, giảm đáng kể 20% so với 36.420 tấn được nhập khẩu trong cùng kỳ năm 2023. Mặc dù khối lượng nhập khẩu giảm, giá phân phối trong nước vẫn ổn định, dao động ở mức cao khoảng 90.000 KRW. Giá nhập khẩu trung bình cho mỗi kilogram cá thu đông lạnh tính đến tháng 11/2024 được ghi nhận là 2,30 USD. NK từ Na Uy đạt 26.624 tấn (chiếm 91% tổng nhập khẩu) với giá NK trung bình: USD 2,31/kg. NK từ Trung Quốc đạt 1.441 tấn (chiếm 5% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,32/kg. NK từ Hà Lan đạt 848 tấn (chiếm 3% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,16/kg.
Bất cứ sự nỗ lực nào, nếu có kết quả như mong đợi đều có niềm vui trong lòng các bên tham gia. Năm nay, trong hoàn cảnh thách thức bên trong lẫn bên ngoài hết sức lớn lao, nhưng ngành thủy sản đã về đích ở tháng cuối, đạt 10 tỷ USD toàn ngành, riêng tôm chiếm 40%. Quả là một tin mừng, niềm phấn khởi cho các bên tham gia trong ngành thủy sản nước nhà.
Theo UBND tỉnh Bến Tre, địa phương tập trung nhiều giải pháp nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành tôm trở thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín và khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế.
(vasep.com.vn) Trong năm 2024, khu vực Trung Đông đã nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với mức tăng trưởng 18%, đạt doanh thu 334 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Dự kiến, đến cuối năm 2024, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang khu vực này sẽ đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường NK thủy sản có tăng trưởng mạnh nhất, sau Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Liên minh châu Âu đã tuyên bố sẽ không gia hạn thỏa thuận đánh bắt cá với Senegal, viện dẫn những lo ngại về nỗ lực của quốc gia này trong việc hạn chế đánh bắt cá bất hợp pháp.
Công tác kiểm ngư, chống đánh bắt IUU (khai thác bất hợp pháp, không theo quy định) đã có những bước đi thực chất hơn. Nhờ vậy, số lượng tàu cá "3 không"(không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép) đã giảm mạnh từ hơn 17.000 chiếc năm 2023, xuống chỉ còn hơn 1.600 chiếc vào năm 2024, và tiến tới sẽ chấm dứt vào năm 2025…
Thủy sản Vĩnh Hoàn (mã cổ phiếu VHC) vừa cho biết kim ngạch xuất khẩu của công ty sang 3 thị trường trọng điểm là Mỹ, EU, Trung Quốc trong tháng 11/2024 tăng trưởng từ 32% - 40% so với cùng kỳ năm 2023.
(vasep.com.vn) Theo Shrimp Insights, các nước Nam EU đã nhập khẩu 332.000 tấn tôm từ bên ngoài khối vào năm 2023, trong đó Tây Ban Nha và Pháp nổi lên là những thị trường chiếm ưu thế.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm 11 tháng của năm 2024 mang về gần 3,6 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tính đến hết tháng 11/2024 vẫn duy trì được đà tăng trưởng. Kim ngạch XK trong 11 tháng đầu năm đạt 903 triệu USD, tăng 17%. XK sang các thị trường khác vẫn đang ở mức cao hơn so với cùng kỳ.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn