Mallika Talwar, thuộc Greenpeace US, cho biết, các nhà bán lẻ tạp hóa tiếp tục “nhắm mắt làm ngơ” trước những hành vi lạm dụng tồi tệ trên biển. Ngay cả khi các nhà sản xuất trong các ngành kinh tế khác tôn trọng quyền con người và các tiêu chuẩn lao động thì việc lạm dụng trong đánh bắt cá ngừ vẫn ở trạng thái thiếu kiểm soát. Các đội tàu cần tuân theo đúng các tiêu chuẩn môi trường và lao động; người lao động xứng đáng được nhận sự an toàn nơi làm việc và mức lương hợp lý.
Greenpeace cho rằng điều kiện làm việc trên tàu đánh cá bị “che giấu” với người tiêu dùng Mỹ, kêu gọi các nhà bán lẻ và nhà cung cấp của họ tuân theo các tiêu chuẩn khắt khe hơn.
Greenpeace cho rằng điều kiện làm việc trên tàu đánh cá bị “che giấu” với người tiêu dùng
Trong số 16 nhà bán lẻ Greenpeace đã yêu cầu báo cáo, 11 cuộc khảo sát đã có kết quả và 5 cuộc khảo sát còn lại được đánh giá dựa trên thông tin có sẵn công khai. Whole Foods nhận được số điểm môi trường cao nhất, 84%, tiếp theo là Aldi với 78%. Aldi gần chạm điểm đạt về nhân quyền, ở mức 59,77%. Meijer đạt 15% về quyền con người và 23% về môi trường, điểm thấp nhất trong cả hai hạng mục. Sau Meijer là Wegmans với 17%, Southeastern Grocers với 18% và Publix với 19%.
Marilu Cristina Flores, thuộc Greenpeace US, cho biết, có các chính sách về quyền con người, lao động và tính bền vững là chưa đủ – các tập đoàn phải thực thi chúng một cách quyết liệt hơn. Mặc dù nhiều nhà bán lẻ có hướng dẫn về môi trường bền vững, nhưng chỉ có 5 nhà bán lẻ đạt điểm vượt qua trong hạng mục này. Và mặc dù các nhà bán lẻ vẫn có nhiều nền tảng để bảo vệ môi trường bền vững, nhưng lại không có hành động đối với các vi phạm nhân quyền.
Greenpeace chỉ ra rằng rất ít nhà bán lẻ cam kết tôn trọng Công ước về Lao động trong Nghề cá năm 2007 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), trong đó đưa ra hướng dẫn cụ thể về các tiêu chuẩn tối thiểu đối với điều kiện làm việc tiêu chuẩn trên tàu cá, bao gồm an toàn tại nơi làm việc, mức lương và điều kiện làm việc phù hợp, quyền tiếp cận với thực phẩm và nước sạch.
Trong hội nghị cá ngừ Infofish tổ chức vào tháng 10/2022 tại Bangkok, Francisco Blaha - cố vấn của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc đã nêu vấn đề về quyền con người và điều kiện lao động trong chuỗi cung ứng cá ngừ.
Trong khi tất cả các tổ chức chuỗi cung ứng trên biển và nghề cá được Hội đồng quản lý biển (MSC) chứng nhận đều phải báo cáo công khai các biện pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề lao động trẻ em và cưỡng bức. Blaha nhấn mạnh rằng tình trạng vi phạm nhân quyền đang diễn ra phổ biến ở một số nghề đánh bắt cá ngừ đồng thời lưu ý rằng tất cả các quốc gia nên cùng nhau quản lý các vùng biển để tránh tình trạng thiếu giám sát.
Thùy Linh (Theo undercurrentnews)
(vasep.com.vn) Theo Shrimp Insights, các nước Nam EU đã nhập khẩu 332.000 tấn tôm từ bên ngoài khối vào năm 2023, trong đó Tây Ban Nha và Pháp nổi lên là những thị trường chiếm ưu thế.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm 11 tháng của năm 2024 mang về gần 3,6 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tính đến hết tháng 11/2024 vẫn duy trì được đà tăng trưởng. Kim ngạch XK trong 11 tháng đầu năm đạt 903 triệu USD, tăng 17%. XK sang các thị trường khác vẫn đang ở mức cao hơn so với cùng kỳ.
Ngày 15/10/2022, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 131/2024/NĐ-CP Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhà nước Israel (Hiệp định VIFTA) giai đoạn 2024-2027.
(vasep.com.vn) Giá cua tuyết Canada đầu vụ tháng 4 đã tăng 19% so với mức kỷ lục năm 2023. Dù vậy, các hãng bán lẻ và dịch vụ ẩm thực vẫn duy trì hoạt động và ổn định giá đến tháng 9. Tuy nhiên, khi hàng tồn kho cạn kiệt, giá cua tuyết Canada tăng hơn 40% so cùng kỳ năm ngoái.
Chất lượng con giống - khâu quan trọng của ngành hàng vẫn còn chưa đạt. Cá giống tỷ lệ sống thấp, dễ bị bệnh không còn theo mùa vụ. Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đang đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15- 20%.
(vasep.com.vn) Ngành công nghiệp tôm của Ecuador đang chật vật đối phó với sự sụt giảm xuất khẩu kéo dài và đối mặt với giai đoạn cuối năm 2024 đầy thách thức.
(vasep.com.vn) Tháng 11/2024, XK cá ngừ của Việt Nam đã không duy trì được đà tăng trưởng nhanh trước đó. Giá trị XK trong tháng này chỉ cao hơn gần 4% so với cùng kỳ, đạt gần 82 triệu USD. Tính luỹ kế 11 tháng đầu năm 2024, giá trị XK đạt 903 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023. Dự kiến với đà tăng trưởng này, kim ngạch XK năm 2024 chỉ đạt sấp xỉ 1 tỷ USD.
(vasep.com.vn) Ngày 04/12/2024, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn số 145/CV-VASEP tới Tổ Công tác Cải cách Thủ tục Hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Tư vấn Cải cách TTHC để báo cáo tình hình sản xuất – xuất khẩu và các bất cập, khó khăn về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính của DN thủy sản 11 tháng đầu năm 2024.
(vasep.com.vn) Chính phủ Venezuela sẽ cho phép công ty xuất khẩu tôm lớn nhất nước này tiếp tục xuất khẩu tôm sang Trung Quốc, nhưng phải tuân thủ các điều kiện thanh toán trước nghiêm ngặt, sau vụ tịch thu gây tranh cãi của công ty này vào tháng trước.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn