Như tại Bà Rịa Vũng Tàu, địa phương có đội tàu đánh bắt lớn với hơn 5.700 tàu thì có đến một nửa dừng hoạt động. Thế nhưng gần 1 tháng trở lại đây, khi giá xăng dầu liên tục giảm sâu, hàng loạt tàu cá đã ra khơi đánh bắt trở lại.
Khii giá dầu hạ nhiệt gần 20%, từ hơn 30.000 đồng/lít xuống còn gần 25.000 đồng/lít, ông Khanh đã mạnh dạn cho tàu xuất bến trở lại. Nhờ giá dầu giảm nên trong chuyến biển này, ông Khanh giảm được 30 triệu đồng chi phí ra khơi so với những lần trước.
"Nói chung ra khơi mà dầu cao thì mình không dám đi vì không đủ chi phí lưới chài... Ngư dân chúng tôi mong giá dầu tiếp tục hạ để đi làm đánh bắt", ông Nguyễn Văn Khanh - Ngư dân xã Phước Hưng, huyện Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết.
Còn tại cảng cá Lộc An, huyện Đất Đỏ, không khí khẩn trương chuẩn bị ra khơi của ngư dân cũng sôi động không kém. Ông Lê Văn Tú ra khơi trở lại và thu được lợi nhuận 10-15 triệu đồng/chuyến.
"Lúc xăng dầu mắc thì đi không có ăn, giờ xăng dầu giảm giá thì bà con ngư dân ở Phước Hải cũng làm ăn đỡ lại được", ông Lê Văn Tú - Ngư dân thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết.
Theo tính toán của ngư dân, đối với tàu dưới 90 CV đánh bắt gần bờ, mỗi chuyến đi về trong ngày sẽ tiêu tốn khoảng 800 lít dầu. Với mức giá dầu như hiện nay, ngư dân sẽ tiết kiệm được từ 3 - 5 triệu đồng/chuyến. Còn đối với những tàu công suất lớn, đi dài ngày, mỗi chuyến ngốn hàng nghìn lít dầu, thì ngư dân sẽ tiết kiệm được vài chục triệu đồng.
Trung bình mỗi ngày các cảng cá trên địa bàn tỉnh có khoảng 10-15% tàu xuất bến, tăng cao nhất so với đầu năm trở lại đây.
"Khi giá dầu giảm thì bà con rất phấn khởi đi biển nhưng vẫn có khó khăn như không kiếm được thuyền viên để đi. Vì vậy khi làm thủ tục ra khơi, chúng tôi tạo mọi điều kiện cho bà con có chuyến biển ra khơi thuận lợi", ông Trương Phước Thành - Phó phòng Điều độ dịch vụ cảng cá tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết.
Các địa phương cũng khuyến khích ngư dân sử dụng các trang thiết bị tiên tiến như: Máy dò ngang, hầm bảo quản... để tăng sản lượng khai thác và giảm tổn thất sau khai thác. Nâng cao giá trị thủy sản cũng là nâng cao lợi nhuận, thu nhập cho ngư dân.
Mỹ Hạnh (Theo Báo Vtv)
(vasep.com.vn) Năm 2025, ngành tôm nước lợ của Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu bền vững và nâng cao giá trị gia tăng, với sự đóng góp quan trọng từ các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp.
Nhiều năm qua, ngành tôm Việt cứ loay hoay trong vòng xoáy “giá thành cao, cạnh tranh kém, xuất khẩu ì ạch”. Tôm công nghệ cao được thiết kế với “chi phí biến đổi và khấu hao thấp” đang gợi mở hướng đi cho ngành hàng chủ lực này ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi có diện tích và quy mô sản xuất lớn nhất nước.
Ngày 24-2, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Hà Nội phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội phân bón Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Những bất cập trong thực hiện Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường”.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, XK cá tra Việt Nam trong tháng 1/2025 đạt hơn 133 triệu USD giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, bảng xếp hạng top các thị trường NK nhiều nhất cá tra Việt Nam đã có sự điều chỉnh.
Sản lượng khai thác lớn, trung bình sau một đêm ra khơi, mỗi ngư dân trên tàu đánh bắt cá cơm ở vùng biển tỉnh Quảng Nam đều bỏ túi hàng triệu đồng.
Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) đề xuất thu phí mới lên đến 1 triệu đô la cho mỗi chuyến tàu ghé cảng ở Mỹ của các hãng vận tải biển của Trung Quốc. Các hãng không phải của Trung Quốc cũng đối mặt các mức phí cao mới khi ghé cảng của Mỹ nếu đội tàu của họ có bất kỳ tàu nào được đóng tại Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Chính phủ Peru đã ban hành một quy định mới nhằm bảo vệ ngư dân thủ công bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về tính bền vững của nghề đánh bắt mực ống lớn (pota) của Peru.
Đó là mô hình của Hợp tác xã (HTX) thủy sản “sông trong ao” Hải Đăng (xã Thanh Sơn, thị xã Kim Bảng). Từ diện tích nuôi trồng ban đầu 4,2 ha, với 4 bể nuôi cá theo công nghệ “sông trong ao” tiên tiến, đến nay, quy mô sản xuất của HTX đã mở rộng trên 10 ha.
(vasep.com.vn) Các nhà chế biến hải sản Trung Quốc đã đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng vào năm 2024, ngay cả khi tiêu dùng trong nước suy yếu, giúp quốc gia này mở rộng thặng dư thương mại. Xuất khẩu tăng 0,5% lên 19,5 tỷ USD, trong khi nhập khẩu giảm 5,2% xuống 18,2 tỷ USD, đánh dấu sự thay đổi trong động lực thương mại của thị trường hải sản lớn nhất thế giới. Theo số liệu hải quan, khối lượng nhập khẩu giảm 3,6% xuống 4,50 triệu tấn, trong khi xuất khẩu tăng vọt 12,4% lên 4,08 triệu tấn.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn