Mới đây, hơn 50 chủ tàu cá tỉnh Quảng Ngãi và 20 chủ tàu cá ở Bình Định cùng nhau ký tên, gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng, trong đó có Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các chủ tàu bày tỏ mong muốn được xem xét lại quy định chỉ được khai thác cá ngừ vằn với chiều dài nhỏ nhất cho phép là 500 mm. Đây là một phần của Phụ lục V, Nghị định 37/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/5/2024.
Theo các ngư dân, dựa trên quy định này, thời gian vừa qua, các đầu mối, doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu cá ngừ trong nước đã thông báo dừng thu mua cá ngừ vằn kích thước dưới 50 cm ngay trong mùa cá ngừ vằn vào cao điểm, khiến họ gặp nhiều khó khăn về kinh tế.
“Khi đầu tư vào tàu, ngư dân chúng tôi phải thế chấp tài sản. Nay mùa vụ khai thác cá ngừ vằn đến nhưng chúng tôi không khai thác được vì các công ty đã dừng mua”, đơn kêu cứu của 20 chủ tàu Bình Định nêu rõ.
![]()
|
Quy định không khai thác cá ngừ vằn dưới 50 cm đẩy ngư dân các tỉnh ven biển vào tình trạng hoang mang, lo lắng. |
Dựa trên kinh nghiệm bám biểm hàng chục năm, các ngư dân cho rằng, đa số cá ngừ vằn là loài cá di cư theo dòng hải lưu, không cố định ở một vùng biển nào. Tỷ lệ cá đạt kích thước 50 cm trở lên chỉ khoảng 2% - 3% trong mỗi chuyến biển.
Đặc biệt, việc doanh nghiệp dừng thu mua cá ngừ vằn ảnh hưởng lớn đến vấn đề thu nhập của ngư dân, khi mỗi tàu đi khai thác có đến 14-16 thành viên, phía sau mỗi thành viên là một hộ gia đình.
Đại diện các chủ tàu đến từ Quảng Ngãi cũng nói thêm rằng ngư dân của 12 tỉnh ven biển khai thác cá ngừ vằn nói chung đang rất hoang mang, “không biết xử lý sản lượng đã đánh bắt được như thế nào, khoản thu nào để bù đắp cho những khoảng đã chi”.
Hiện tại, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 355 tàu cá đăng ký khai thác nghề lưới vây ánh sáng, trong đó đa số khai thác cá ngừ vằn. Theo ghi nhận tại địa phương từ đầu năm 2023 đến giữa năm 2024, mỗi tàu cá đánh bắt được khoảng từ 20 - 30 tấn/tháng và chi phí mỗi chuyến biển của một tàu cá khoảng từ 250 - 300 triệu đồng/tháng.
“Như vậy không thể nào đủ trang trải chi phí để hoạt động khai thác trên biển được. (Quy định không khai thác cá ngừ vằn dưới 50 cm) gây thất thu vô cùng to lớn đối với 12 tỉnh có số lượng lớn tàu cá hành nghề khai thác cá ngừ vằn hiện nay”, các chủ tàu phân tích.
“Phần lớn ngư dân đều lấy thu nhập biển làm kinh tế chủ đạo để ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế. Nếu vì kích thước tối thiểu của cá ngừ vằn mà ảnh hưởng đến thu nhập dẫn đến tàu cá không thể hoạt động được thì không biết bao nhiêu hệ lụy xấu đang chờ chực ngư dân chúng tôi”.
Vì vậy, họ đồng loạt kêu cứu và kiến nghị đến các cấp lãnh đạo xem xét, hủy bỏ quy định về kích thước tối thiểu của cá ngừ vằn ra khỏi danh mục của Nghị định 37, để ngư dân yên tâm làm ăn, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.
Theo báo Đầu tư
(vasep.com.vn) Năm 2024 ghi nhận sự phục hồi ấn tượng của ngành tôm Ấn Độ với kim ngạch xuất khẩu tăng hai chữ số, đạt gần 600.000 tấn – mức cao nhất kể từ năm 2021. Theo dữ liệu thương mại mới công bố, xuất khẩu tôm của Ấn Độ tăng 14% về khối lượng và 11% về giá trị, tương đương gần 4,12 tỷ USD, giúp quốc gia này vượt Ecuador trở thành nước xuất khẩu tôm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
(vasep.com.vn) Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC) đã mở rộng chiến dịch tiếp thị tại Bắc Mỹ với khẩu hiệu “Sea Green. Be Green” nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về nhãn hiệu ASC.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới nhất do 210 Analytics công bố, doanh số bán lẻ thủy sản có thể đã giảm vào tháng 2, nhưng đã tăng trở lại vào tháng 3 nhờ một số yếu tố, bao gồm mùa Chay bắt đầu và lo ngại về chiến tranh thương mại.
(vasep.com.vn) Thuế quan mới của Mỹ sẽ ảnh hưởng nặng nề đến ngành xuất khẩu thủy sản trị giá 2,5 tỷ USD của Ấn Độ, trong đó tôm chiếm 92%, đồng thời tạo cơ hội cho đối thủ Ecuador mở rộng thị phần tôm tại Mỹ.
(vasep.com.vn) Lần đầu tiên, quốc gia không giáp biển Lào đã vận chuyển cá tra nuôi sang Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Ngành cá Tây Ban Nha kêu gọi biện pháp khẩn cấp đối phó thuế 20% từ Mỹ, lo ngại ảnh hưởng xuất khẩu và việc làm. Cepesca đề xuất giảm thuế, mở rộng thị trường, cắt giảm quan liêu, hỗ trợ doanh nghiệp và kiểm soát nhập khẩu.
(vasep.com.vn) Tâm lý thị trường bạch tuộc toàn cầu đang ổn định bất chấp những biến động về thuế quan và nguồn cung. Ngoại trừ giá sản phẩm bạch tuộc từ Indonesia có biến động, các thị trường khác đều giữ mức giá tương đối ổn định.
(vasep.com.vn) Donald Trump vừa ký một loạt sắc lệnh hành pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản Hoa Kỳ, trong một buổi lễ có sự tham dự của các đại diện ngành đánh bắt cá. Các sắc lệnh nhắm đến việc nới lỏng quy định trong nước, mở rộng khu vực khai thác và siết chặt kiểm soát đối với thủy sản nhập khẩu.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 228 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2024. XK cá ngừ sang các thị trường chính có xu hướng tăng trưởng chậm lại.
(vasep.com.vn) Theo Alexei Nikolayev, sản lượng thức ăn cho cá của Nga ước tính đạt 100.000 tấn vào năm 2024, tăng gấp đôi so với mức 48.300 tấn vào năm 2023.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn