Một số vấn đề tồn tại hiện nay đã làm cho ngành tôm Việt Nam giảm sức cạnh tranh so với các quốc gia nuôi tôm khác như Ấn Độ, Ecuador:
1. Ngành tôm Việt Nam mất 10 ngàn tỷ đồng vì thói quen nuôi tôm có sử dụng kháng sinh của người dân. Đó là:
a/ Chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để kiểm và kiểm soát kháng sinh từ vùng nuôi đến nhà máy chế biến. Đây là khoảng chi phí không nhỏ và kéo dài hàng chục năm qua.
b/ Chi phí kiểm kháng sinh ở các nước nhập khẩu mà doanh nghiệp phải chịu và bị trừ vào giá bán;
c/ Cơ hội bán hàng bị giảm đáng kể do thời gian thông quan kéo dài do phải chờ thời gian lấy mẫu và chờ kết quả kiểm kháng sinh từ đó khả năng cạnh tranh của tôm bị giảm sút.
2. Hiện tại giá thành tôm nguyên liệu Việt Nam cao hơn 30% so với Ấn Độ và cao hơn gấp đôi so với Ecuador đã làm con tôm Việt Nam mất sự cạnh tranh so với tôm các nước.
Tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, hàng năm kim ngạch xuất khẩu tôm chiếm từ 40 – 45% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành thủy sản. Vì vậy để phát triển ngành thủy sản thì nên tập trung chú trong nhiều hơn trong việc phát triển con tôm, bao gồm từ khâu nuôi trồng nguyên liệu đến chế biến, xuất khẩu, giúp con tôm Việt Nam cạnh tranh tốt trên thị trường thế giới. Doanh nghiệp có một số kiến nghị như sau:
- Chính phủ mạnh tay với kháng sinh; kiểm kháng sinh liên tục và thường xuyên ở vùng nuôi, nếu phát hiện kháng sinh phải hủy ao tôm đó ngay thì mới dẹp được thói quen dùng kháng sinh của người dân; kiểm soát chặt chẽ và xử lý thật mạnh tay với công ty và người bán thuốc, hóa chất, chế phẩm vi sinh... có trộn kháng sinh là cắt giấy phép kinh doanh và xử lý hình sự.
- Chính phủ cho phép xây dựng cơ chế được hợp tác công tư giữa Doanh nghiệp với các Viện nghiên cứu, trong đó có Viện nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản II trong các vấn đề cụ thể như sau:
a/ Gia hóa cải thiện di truyền tôm bố mẹ sú và tôm bố mẹ thẻ chân trắng để tạo ra tôm giống có khả năng chống chịu tốt và thích ứng tốt với dịch bệnh, thời tiết, khí hậu và môi trường của từng vùng miền của Việt Nam;
b/ Sản xuất ra tôm giống chất lượng cao kháng bệnh và thích nghi với thời tiết khí hậu, môi trường của từng vùng miền của Việt Nam đưa tỷ lệ thành công của ngành nuôi tôm Việt Nam đến năm 2030 đạt trên 60% và đến năm 2035 đạt trên 80% (hiện tại tỷ lệ thành công của nuôi tôm Việt Nam dưới 40%);
c/ Xây dựng và hoàn thiện các mô hình nuôi tôm sú rừng, tôm sú quảng canh, tôm sú bán thâm canh, tôm sú - lúa, tôm sú thâm canh, tôm thẻ chân trắng thâm canh và tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh công nghệ cao với giá thành thấp phù hợp với từng vùng miền của Việt Nam.
Với các giải pháp này nếu Việt Nam làm ngay trong năm nay và làm quyết liệt thì giá thành con tôm Việt Nam sẽ bằng Ấn Độ trước năm 2030 và bằng Ecuador trước năm 2035 giúp người nuôi tôm làm giàu trên chính mảnh đất của mình và giúp các doanh nghiệp chế biến tôm có lợi nhuận tốt hơn để xây dựng ngành tôm vững mạnh, bền vững, giúp đất nước giàu mạnh hơn.
(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá rô phi của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 9, với mức giảm đáng kể về khối lượng và giá, chủ yếu là đối với phi lê tươi.
(vasep.com.vn) Thông báo của Phái đoàn EU tại Senegal nêu rõ mối lo này xuất phát từ thiếu sót trong hệ thống giám sát đối với cả tàu cá trong nước và quốc tế hoạt động từ cảng Dakar.
(vasep.com.vn) Tổ chức Pew Charitable Trusts gần đây đã xuất bản một bài báo nêu bật phạm vi quốc tế của Trung tâm giám sát, kiểm soát và giám sát Khu bảo tồn biển Cocos của Costa Rica (MCCA). Trung tâm này, nơi bảo vệ Di sản thế giới của UNESCO, đi đầu trong cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp tại một trong những khu bảo tồn biển quan trọng nhất thế giới.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ của Việt Nam trong tháng 10 đạt gần 93 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch XK đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
Giá cước vận tải biển quốc tế vẫn biến động khó lường, buộc các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu phải linh hoạt và điều chỉnh chiến lược để thích ứng.
Ngày 17/11, tại Hội trường UBND tỉnh Đồng Tháp diễn ra hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu hải sản của Việt Nam tính đến hết tháng 10/2024 tăng 9%, đtạ hơn 3,3 tỷ USD. Xuất khẩu các nhóm mặt hàng hải sản hầu hết đều tăng so với cùng kỳ năm 2023, trừ mực và bạch tuộc.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
(vasep.com.vn) Ngày 14/11/2024, Bộ Tài chính đã có Công văn 12433/BTC-TCT về việc xử lý phản ánh, kiến nghị của các thành viên Hội đồng tư vấn Cải cách Thủ tục hành chính (CCTTHC).
(vasep.com.vn) Tập đoàn thức ăn chăn nuôi BioMar của Đan Mạch chứng kiến doanh số bán hàng giảm trong quý 3 nhưng thu nhập vẫn tăng mạnh.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn