Tại Âu thuyền cảng cá Thọ Quang, TP. Đà Nẵng, không ít tàu thuyền neo đậu tại cầu cảng chưa thể ra khơi dù đang chính vụ đánh bắt.
Ngư dân Phạm Phương, chủ tàu cá DNa 90525 TS ở quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng , đã 30 năm làm nghề biển nhưng chưa lúc nào ông thấy khó tìm bạn thuyền đi biển như hiện nay.
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, tàu ông mới ra khơi được một chuyến biển. Theo ông Phương, vụ cá nam năm ngoái, tàu cá của ông đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa, mỗi chuyến thu được từ 8 đến 9 tấn cá ngừ nhưng năm nay đành nằm bờ vì thiếu lao động.
“Tàu mình đánh bắt khơi xa dài ngày, phải có khoảng 12 người mới đủ. Nhưng giờ số lao động chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thiếu bạn tàu, áp lực công việc sẽ tăng lên gấp bội, nhưng giờ để tàu nằm bờ, thì phải chịu cảnh thua lỗ”, ông Phương cho biết.
Bà Trần Thị Kim Ninh, vợ của chủ tàu cá QNg 94818 TS cho biết, thường mỗi chuyến biển cần 13 lao động nhưng nay tàu cá của bà mới tìm được 8 người. Mặc dù đã chủ động cho lao động ứng tiền trước nhưng nhiều lao động hoặc chạy theo tàu khác hoặc theo đi nghề khác có thu nhập cao hơn.
Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội nghề cá thành phố Đà Nẵng cho biết: Âu thuyền Thọ Quang hiện có khoảng 600 đến 700 tàu cá các tỉnh miền Trung vào neo đậu, trong đó hơn 30% tàu cá nằm bờ. Đáng lo ngại, do thiếu bạn thuyền, nhiều tàu cá đóng theo Nghị định 67 ở Đà Nẵng phải nằm bờ dẫn đến nợ nần chồng chất.
“Tình trạng khan hiếm lao động nghề biển kéo dài, một phần do nghề biển nhiều rủi ro, nguy hiểm, thu nhập bấp bênh. Trong khi đó, Đà Nẵng đang trong quá trình phát triển đô thị có nhiều loại hình dịch vụ du lịch, dễ kiếm tiền thu hút được nhiều lao động”, ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội nghề cá Đà Nẵng cho biết.
Thiếu lao động đi biển, bài toán khó khăn cho các chủ tàu khi ra khơi - Ảnh: VGP/Lưu Hương
Theo đại diện Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi, địa phương hiện có 5.720 tàu cá, trong đó có 3.592 tàu cá trên 90 CV đánh bắt xa bờ. Trong khi đó, số lao động trực tiếp tham gia sản xuất trên biển chỉ khoảng 38.000 người (chưa kể ngư dân đi bạn cho các tàu cá ngoài tỉnh), nên nhiều tàu không đủ lao động để ra khơi.
Nguyên nhân dẫn đến khan hiếm lao động đi biển là do Chính phủ ban hành nhiều chính sách ưu đãi để ngư dân đóng tàu lớn khiến lượng tàu thuyền phát triển nhanh, trong khi thanh niên ở vùng biển thì chọn hướng đi xuất khẩu lao động hoặc lên bờ làm nghề khác... Số lao động gắn bó với nghề ngày càng già, không còn đủ sức để làm nghề.
“Để giải quyết bài toán cân đối cung-cầu lao động nghề biển, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo cho các tỉnh kiểm soát chặt chẽ việc phát triển thêm tàu mới. Thời gian tới, tỉnh Quảng Ngãi sẽ triển khai các chính sách hỗ trợ ngư dân ưu tiên đóng mới tàu lớn, giảm dần và đi đến loại bỏ những tàu nhỏ khai thác ven bờ, nhằm cân đối lực lượng lao động phù hợp với số lượng tàu thuyền. Đồng thời, triển khai hỗ trợ đào tạo lao động trẻ đi biển, ông Phùng Đình Toàn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cho biết.
(vasep.com.vn) Ngày 25/11/2024, Cục Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã có Công văn 2437/TS-KTTS về việc tổ chức thực hiện cấp giấy SC, giấy CC.
(vasep.com.vn) Ngày 12/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 218/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024.
(vasep.com.vn) Mùa đánh bắt cá minh thái Alaska năm 2024 chính thức kết thúc vào ngày 1/11, với tổng sản lượng surimi của tiểu bang đạt 174.078 tấn, giảm 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
(vasep.com.vn) Một ngư trường đánh bắt cá ngừ Đại Tây Dương của Senegal, đã trở thành ngư trường đầu tiên trong khu vực đạt được chứng nhận của Hội đồng Quản lý Biển (MSC).
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tháng 10 năm nay đạt hơn 80 triệu USD, tăng 17%. Lũy kế 10 tháng, XK tôm sang thị trường này thu về 646 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ.
(vasep.com.vn) Giá cá tuyết và cá haddock Atlantic H&G đông lạnh từ Nga và Na Uy trong tuần 45 của năm 2024 (từ ngày 4 đến 10 tháng 11) đã tăng từ 54% đến 140% so với tuần 52 của năm 2023 (từ ngày 25 đến 31 tháng 12). Đây là tuần sau khi Tổng thống Mỹ Joseph Biden ban hành lệnh hành pháp (EO) 14114 mở rộng lệnh cấm nhập khẩu hải sản từ Nga, bao gồm cả các sản phẩm chế biến tại các quốc gia thứ ba như Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Một liên minh các hội đồng cố vấn nghề cá châu Âu đã thông qua đề xuất cấm khai thác biển sâu, với lý do thiếu bằng chứng cho thấy hoạt động này sẽ không gây hại cho sinh vật biển và hệ sinh thái.
Thời gian qua, với việc giải quyết các vấn đề môi trường, ngành thủy sản phải đối mặt với không ít hạn chế và thách thức.
(vasep.com.vn) Tại cuộc họp thường niên của Ủy ban Quản lý Thủy sản Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC), diễn ra từ ngày 28 tháng 11 đến 3 tháng 12 năm 2024 tại Fiji, các nhà quản lý thủy sản sẽ bàn về việc tăng cường giám sát và áp dụng các biện pháp bảo tồn để duy trì tính bền vững cho ngành thủy sản cá ngừ, ngành có giá trị và sản lượng lớn nhất thế giới. Khu vực Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPO) chiếm 51% sản lượng cá ngừ toàn cầu, và WCPFC đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nguồn lợi thủy sản tại khu vực này.
(vasep.com.vn) Tháng 10, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt mức cao nhất kể từ đầu năm 2024. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, giá trị XK cá ngừ tăng 19%, đạt 821 triệu USD. XK cá ngừ sang các thị trường chính hiện đều tăng so với cùng kỳ.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn