Ví dụ, WPPNRI 714 bao gồm Vịnh Tolo và Biển Banda và WPPNRI 715 bao gồm các vùng nước của Vịnh Tomini, Biển Maluku, Biển Halmahera, Biển Seram và Vịnh Berau, đang dẫn đầu về sản lượng khai thác cá ngừ, đạt 11.090 tấn từ tiềm năng khoảng 13 nghìn tấn/năm.
Với dữ liệu sản lượng đánh bắt chỉ từ một khu vực, Indonesia có tiềm năng trở thành quốc gia dẫn đầu trên thị trường thủy sản quốc gia và toàn cầu trong khi vẫn ưu tiên tính bền vững môi trường trong quá trình khai thác.
Điều này phù hợp với chính sách của Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia (KKP), cụ thể là ưu tiên nền kinh tế xanh bao gồm mở rộng các khu bảo tồn biển, đánh bắt có thể đo lường dựa trên hạn ngạch, phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững trong môi trường biển, nghề cá ven biển và nội địa.
Ngoài ra còn có chính sách giám sát, kiểm soát các khu vực ven biển, đảo nhỏ cũng như xử lý rác thải nhựa trên biển thông qua phong trào tham gia của ngư dân hay còn gọi là Phong trào toàn quốc vì Tháng Yêu Biển.
Đo lường tiềm năng cá ngừ
Cá ngừ được săn đón bởi những người yêu thích ẩm thực Nhật Bản vốn đã quen với hải sản tươi sống hoặc sashimi.
Tiềm năng kinh tế của loài cá này cũng rất hứa hẹn. Năm 2022, Indonesia có thể sản xuất 301.799 tấn cá ngừ, với giá trị hơn 679 triệu USD. Với thành tích này, việc tiêu thụ và sử dụng cá ngừ trong nước cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Các loài cá thuộc họ cá ngừ như cá ngừ vằn và cá thu ngừ, một loại cá thường được người dân Indonesia tiêu thụ. Những loài này không chỉ tiêu thụ trong nước, mà cá ngừ của Indonesia còn được XK sang các thị trường nước ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Ả Rập Saudi, Liên minh châu Âu, Australia, Việt Nam, Anh, Philippines. Bộ trưởng Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia tuyên bố rằng sản lượng cá ngừ nước này là lớn nhất thế giới, đóng góp 15% cho thị trường toàn cầu.
Trong khi đó, Bộ cũng ghi nhận xuất khẩu cá ngừ sang Trung Quốc năm 2023 tăng cao về khối lượng, đạt 518,4% so với năm 2022.
Xuất khẩu cá ngừ của Indonesia năm 2023 đạt 3.391 tấn, trong khi các sản phẩm XK sang Trung Quốc bao gồm dạng nguyên con đông lạnh chiếm 80,47% tổng kim ngạch XK, tiếp theo là thịt cá ngừ cắt miếng (phile) không xương đông lạnh chiếm 18,36% và dạng tươi hoặc ướp lạnh ở mức 1,17%.
Ngoài Trung Quốc, Indonesia đang nỗ lực tiếp cận thị trường rộng lớn hơn ở khu vực Đông Á. Nước này cũng đang cố gắng thâm nhập thị trường Nhật Bản bằng việc đàm phán mức thuế XK sang thị trường này từ 9,6% xuống 0% đối với mặt hàng cá ngừ, với các loại sản phẩm chế biến từ cá ngừ như cá ngừ đóng hộp và cá ngừ vằn cũng như 02 mức thuế đối với sản phẩm cá ngừ vằn (katsuobushi) chế biến mã HS 1604.1-091 và cá ngừ khác mã HS 1604.14-099.
Thỏa thuận giảm thuế XK dự kiến có hiệu lực trong năm nay sẽ giúp Indonesia thúc đẩy XK cá ngừ sang thị trường Nhật Bản.
Trong khi đó, XK cá ngừ sang châu Âu của Indonesia đạt 101 triệu USD, tăng 15,64% so với năm 2022. Các sản phẩm XK chủ yếu là thịt cá ngừ cắt miếng không xương (phi lê) chiếm 85%; cá ngừ đóng hộp là 7,68%;
Giới thiệu cá ngừ Indonesia với thế giới
Trong năm 2024, Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia cũng đang tập trung về phía hạ lưu thông qua Cục Tăng cường năng lực cạnh tranh hải sản và thủy sản ( PDSPKP) trong chương trình “Tuyên bố cá ngừ của Indonesia năm 2024” nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của mặt hàng cá ngừ trên thị trường thế giới và trong nước.
Việc tuyên bố là một hình thức cam kết lớn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của mặt hàng này. Bộ đã chuẩn bị một số chương trình để tiếp nối tuyên bố, bao gồm chợ cá ngừ và tham gia trưng bày các sản phẩm thủy sản của Indonesia tại triển lãm Thủy sản Bắc Mỹ (SENA) 2024 tại Boston, Mỹ vào tháng 3 vừa qua.
Bộ KKP cũng sẽ tham gia tổ chức Ngày cá ngừ vào ngày 6/5/2024 tại Surabaya với sự phối hợp của Hiệp hội Nhà hàng và Khách sạn Indonesia (PHRI), Hiệp hội nghề cá ngừ; Chiến dịch trò chuyện về cá ngừ ở Bitung; Chiến dịch cá ngừ với hệ thống bán lẻ hiện đại cũng như thực hiện các hoạt động Ngày Cá Quốc gia với chủ đề cá ngừ.
Bộ KKP, đơn vị hỗ trợ các sản phẩm thủy sản của Indonesia tại sự kiện SENA 2024 ở Boston, cũng ghi nhận giá trị thương mại tiềm năng là 58,47 triệu USD, trong khi mặt hàng cá ngừ có thể tạo ra giá trị giao dịch là 29,50 triệu USD, tương đương 50,45% tổng giao dịch tiềm năng.
Đẩy mạnh sản xuất
Cho đến nay, Indonesia có thể sản xuất cá ngừ bằng cách đánh bắt chứ không phải thông qua nuôi trồng. Do đó, Bộ KKP đang tìm mọi cách để tăng sản lượng cá ngừ có giá trị cao này nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Đầu năm 2024, Bộ trưởng KKP đã bay tới Thổ Nhĩ Kỳ để nghiên cứu công nghệ nuôi cá ngừ nhằm tăng năng suất cá ngừ và duy trì tính bền vững.
Bộ cjo biết cá ngừ nuôi ở biển Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ, là cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương. Cá ngừ ở khu vực này có nguồn gốc từ việc đánh bắt cá ngừ con từ tự nhiên rồi được thả dần vào lồng nuôi khoảng 5 đến 6 tháng trong các lồng có kích thước 50-60 mét, độ sâu 18 mét.
Kế hoạch phát triển nuôi trồng là một bước đi cụ thể để chính phủ Indonesia xóa bỏ nạn đánh bắt trái bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) ở nước này. Các khu vực như vùng biển Kupang và Morotai được coi là lý tưởng để triển khai hệ thống nuôi này.
(vasep.com.vn) Tại cuộc họp thường niên của Ủy ban Quản lý Thủy sản Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC), diễn ra từ ngày 28 tháng 11 đến 3 tháng 12 năm 2024 tại Fiji, các nhà quản lý thủy sản sẽ bàn về việc tăng cường giám sát và áp dụng các biện pháp bảo tồn để duy trì tính bền vững cho ngành thủy sản cá ngừ, ngành có giá trị và sản lượng lớn nhất thế giới. Khu vực Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPO) chiếm 51% sản lượng cá ngừ toàn cầu, và WCPFC đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nguồn lợi thủy sản tại khu vực này.
(vasep.com.vn) Tháng 10, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt mức cao nhất kể từ đầu năm 2024. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, giá trị XK cá ngừ tăng 19%, đạt 821 triệu USD. XK cá ngừ sang các thị trường chính hiện đều tăng so với cùng kỳ.
(vasep.com.vn) Các DN XK cá rô phi Trung Quốc khẳng định sẽ quyết tâm bám trụ ở thị trường Mỹ bất chấp mối đe dọa áp thuế 60% từ Chính quyền Trump. Tuy nhiên, điều này có dễ dàng khi ngành này đang chịu áp lực ngày càng lớn do căng thẳng thương mại kéo dài và thuế NK sẽ tác động đến hàng loạt các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng?
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đang kêu gọi các nhà cung cấp tham gia đấu thầu hơn một triệu pound hải sản Thái Bình Dương khai thác tự nhiên cho các chương trình thực phẩm trong nước năm 2025.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch XK cá tra tháng 10/2024 đạt gần 202 triệu USD, tăng 17% so với tháng 10/2023. Lũy kế XK cá tra 10 tháng đầu năm nay sang các thị trường đạt 1,7 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tiếp tục tăng trong tháng 10/2024. Nhờ đó, tính đến hết tháng 10/2024 giá trị xuất khẩu tăng 11% so với cùng kỳ, đạt hơn 8,2 tỷ USD. Xuất khẩu các nhóm sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ, trừ mực và bạch tuộc.
(vasep.com.vn) Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ đang tạo nên làn sóng lan rộng trong ngành vận tải container và được coi là một trở ngại tiềm tàng đối với thương mại quốc tế.
Ngày 14/11, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Tọa đàm giữa các Trưởng Cơ quan đại diện (CQĐD) Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027 với lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp khu vực phía Nam.
(vasep.com.vn) Trung Đông là một thị trường tiềm năng đối với ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. XK thủy sản sang khối thị trường này liên tục gia tăng trong những năm gần đây với kim ngạch từ 200 – 320 triệu USD. Ước tính năm 2024, XK thủy sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 330 triệu USD, tăng 6% so với năm 2023.
(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn