Ngày 23/11, Bộ trưởng Biển và Nghề cá (KKP) Sakti Wahyu Trenggono cho biết tổng hạn ngạch khai thác là 4,89 triệu tấn mỗi năm tại bốn khu vực đánh bắt thuộc hai khu vực quản lý nghề cá (WPP) của Indonesia.
Các nhà đầu tư Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu đã bày tỏ quan tâm đến kế hoạch này, trong đó các nhà đầu tư châu Âu muốn hoạt động tại khu vực phía Nam của Indonesia do trữ lượng lớn cá ngừ và các loài cá biển sâu khác.
Phát biểu tại một hội thảo trực tuyến, Bộ trưởng Trenggono cho biết KKP sẽ cung cấp hạn ngạch cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời phối hợp với Bộ Đầu tư về các thủ tục, quy trình đấu thầu và giấy phép.
Theo KKP, Khu vực đánh bắt số 3, gồm Biển Maluku (WPP số 715) và Biển Arafuru (WPP số 718) nằm gần Australia, có diện tích lớn nhất với hạn ngạch đánh bắt hàng năm 2,26 triệu tấn trị giá 46.120 tỷ rupiah.
Lớn thứ hai là Khu vực đánh bắt số 4, gồm các WPP số 572 và số 573 nằm ở Ấn Độ Dương, có hạn ngạch đánh bắt hàng năm 1,41 triệu tấn trị giá 35.180 tỷ rupiah. Tiếp đó là Khu vực đánh bắt số 2 nằm ở Biển Sulawesi và Thái Bình Dương (WPP số 716 và số 717), và Khu vực đánh bắt số 1 ở Biển Natuna (WPP số 711) tiếp giáp với Biển Đông.
KKP hy vọng kế hoạch cấp hạn ngạch nói trên sẽ giúp giảm thiểu tình trạng đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trong khu vực do các tàu địa phương và tàu nước ngoài thực hiện.
Bộ trưởng Trenggono cho rằng việc thả nổi quản lý lĩnh vực này sẽ gieo tai họa cho các thế hệ tương lai và Indonesia sẽ đánh mất tài nguyên thiên nhiên vì các lợi ích ngắn hạn. Mặt khác, việc quản lý thủy sản tốt cũng được kỳ vọng sẽ hỗ trợ nền kinh tế và xuất khẩu.
Theo ước tính của ông Trenggono, kế hoạch mới của KKP sẽ tăng gấp ba lần đóng góp của ngành thủy sản vào dự trữ ngoại hối so với mức năm 2020.
Cụ thể, kế hoạch cấp hạn ngạch đánh bắt sẽ đóng góp thêm 15 tỷ USD vào kho dự trữ ngoại vào năm 2024. KKP kỳ vọng rằng ngành đánh bắt sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng đầu tư và việc làm, đồng thời hỗ trợ các ngành liên quan.
Trong khi kế hoạch trên dường như trải thảm đỏ cho các tập đoàn lớn, Bộ trưởng Trenggono cam kết rằng KKP sẽ dành một số hạn ngạch cho ngư dân địa phương và một phần khác cho mục đích giải trí và du lịch với số lượng cụ thể sẽ được quyết định vào năm tới.
Theo kế hoạch, WPP số 712 ở Biển Java, WPP số 713 ở Eo biển Makassar và Biển Bali, và WPP số 571 ở Eo biển Malacca sẽ được dành cho ngư dân địa phương sử dụng các phương pháp đánh bắt truyền thống. Ba khu vực đánh bắt này ước tính có tổng trữ lượng tiềm năng hàng năm lên tới 2,58 triệu tấn cá, cùng 321.364 tấn động vật giáp xác như cua, mực, tôm và tôm hùm.
KKP cũng cam kết sẽ kiểm đếm số lượng ngư dân trong nước và giúp hồi sinh các làng chài. Ngoài ra, Bộ này sẽ cung cấp các hỗ trợ khác như nhiên liệu, trong một nỗ lực chung thông qua các hợp tác xã và các công ty xăng dầu như Pertamina thuộc sở hữu của nhà nước./.
(vasep.com.vn) Giá dầu cá đã giảm đáng kể vào đầu năm 2025, khi các nhà sản xuất Peru bán dầu cá sang Trung Quốc với giá khoảng 2.600 USD/tấn, giảm mạnh so với mức cao nhất 3.190 USD/tấn vào tháng 12/2024.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo nuôi trồng thủy sản mới nhất của Rabobank, những người sản xuất tôm có thể kỳ vọng giá sẽ cải thiện trong nửa đầu năm.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới của ENACT Africa, một sáng kiến do EU hậu thuẫn nhằm giải quyết tội phạm xuyên quốc gia, nghề cá của Somalia, bao gồm cả cá ngừ vây vàng, đang chịu áp lực nghiêm trọng từ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong năm 2024 tăng 4,99%, giá trị xuất khẩu đạt gần 113,37 triệu SGD, chiếm thị phần 9,68%
Đây là mục tiêu mà ngành thủy sản tiếp tục đặt ra trong năm 2025 - năm cuối tăng tốc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Xuất khẩu thủy sản năm 2024 vượt mốc 10 tỷ USD, kỳ vọng sẽ tiếp tục nối dài đà tăng trưởng trong năm 2025.
(vasep.com.vn) Dù đối mặt với nhiều thách thức trong nửa cuối năm nhưng khép lại năm 2024, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam vẫn tăng 17% so với năm 2023, đạt 299 triệu USD. Để có thể tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng trong năm 2025, ngành sản xuất và xuất khẩu cá ngừ đóng hộp rất cần sự phối hợp đồng bộ của các bên liên quan.
Trong tháng cuối cùng của năm 2024, thị trường nội địa đã soán ngôi Mỹ để vươn lên vị trí số 1 về đóng góp doanh thu cho Vĩnh Hoàn.
Sau gần một ngày ra khơi, 8 tàu cá của ngư dân phường Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh đánh bắt được 100 tấn cá cơm, bán thu hơn một tỷ đồng.
(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã đạt mốc xuất khẩu hải sản vượt 3 tỷ USD vào năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp đạt mức tăng trưởng kỷ lục. Theo báo cáo từ Bộ Đại dương Hàn Quốc, xuất khẩu hải sản trong năm nay đạt 3,03 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm 2023, mặc dù gặp phải những thách thức về kinh tế và môi trường toàn cầu.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn