Hiện nay, diện tích nuôi dao động 5.500 ha, trong đó các trang trại hộ gia đình chiếm 49%, các công ty nông nghiệp chiếm 49% và tập thể nông dân 2%.
Sản xuất cá tra
Sản xuất cá hồi
Và câu hỏi đặt ra là:
1. Tại sao xuất khẩu cá tra vào thị trường EU giảm về cả sản lượng, giá bán và giá trị?
2. Vấn đề liên quan đến các sản phẩm từ cá tra? (tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm? 3. Truy xuất nguồn gốc? Sản xuất thiếu thân thiện môi trường? Các chứng nhận chất lượng? TBTs…).
4. Chiến lược xây dựng thương hiệu?
5. Có phải do sức ép cạnh tranh ngày càng lớn đối với cá tra ở thị trường EU? (nhiều đối thủ và sản phẩm thay thế hơn? hình ảnh bị bôi nhọ và vấn đề truyền thông?...)
6. Năng lực cạnh tranh của DNCBXK cá tra?
Hiệu quả và năng suất là nhân tố quan trọng phản ánh năng lực cạnh tranh của DN. Vậy các DNCBXK cá tra hoạt động với hiệu quả và năng suất sản xuất như thế nào? So sánh với các đối thủ?
Mục tiêu
• Ước lượng hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào (TE) của các DNCBXK cá tra Việt Nam
• Ước lượng sự thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của các DNCBXK cá tra Việt Nam
• So sánh chỉ số TE và TFP giữa các DNCBXK cá tra Việt Nam
• So sánh chỉ số TE và TFP của DNCBXK cá tra Việt Nam với các DNCBXK cá hồi Na Uy và Vương Quốc Anh; và DNCBXK cá chẽm và tráp ở vùng Địa Trung Hải.
Phương pháp
Chỉ số năng suất Malmquist (MI) được sử dụng để đo lường sự thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của một doanh nghiệp: TFP=MI = EC×TC
- Trong đó EC là sự thay đổi hiệu quả đầu vào; TC là sự thay đổi hiệu quả công nghệ
EC =PEC×SEC
- Trong đó PEC là sự thay đổi hiệu quả kỹ thuật thuần túy; SEC là sự thay đổi hiệu quả quy mô
Áp dụng các mô hình phân tích đường bao dữ liệu (DEA) theo định hướng đầu vào để ước lượng hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào (TE) và sự thay đổi năng suất (TFP) cho mỗi DN.
Kết quả chỉ số hiệu quả của các DNCB cá tra
Nhìn chung, trung bình các DNCB cá tra đã hoạt động ở mức dưới đường biên sản xuất hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn lực bình quân của các doanh nghiệp giai đoạn 2009–2014 khoảng 67,7% dưới điều kiện CRS và 79,4% dưới giả định VRS, và hiệu quả quy mô đạt 85,5%. Trung bình các doanh nghiệp đã lãng phí nguồn lực 32,3% dưới điều kiện quy mô không đổi và 20,6% với điều kiện quy mô thay đổi. Vì vậy, các doanh nghiệp nên cải thiện hiệu quả của họ trung bình khoảng 14,5% để đạt hiệu quả quy mô tối ưu.
Những doanh nghiệp có quy mô lớn về doanh số và tài sản vốn (doanh nghiệp số 1, 8 và 20) đạt được hiệu quả hoàn toàn (TEVRS = 1) trong giai đoạn 2009-2014. Hơn một nửa số doanh nghiệp (12 doanh nghiệp) có chỉ số TEVRS thấp hơn mức hiệu quả trung bình trong mẫu nghiên cứu.
Kết quả cho thấy các DNCB cá tra xuất khẩu đang lãng phí cao trong việc sử dụng đầu vào của họ. Nguồn lực lãng phí lớn nhất là nguồn vốn nợ dài hạn với 45%/năm. Các doanh nghiệp quy mô lớn (mã số 1, 8 và 20) vẫn là những đơn vị sử dụng hiệu quả nguồn lực tài sản và vốn nợ. Có 9 doanh nghiệp (mã số 3, 4, 5, 6, 12, 14, 15, 16 và 17) sử dụng lãng phí hơn 30% đối với 4 nguồn lực đầu vào đang xem xét. Vì vậy, các doanh nghiệp này nên có những biện pháp quản trị tốt nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và vốn, trong đó đặc biệt chú trọng vốn nợ dài hạn.
Hình này so sánh mức sử dụng nguồn lực đầu vào thực tế và dự báo qua từng năm. Nguồn lực lãng phí lớn nhất theo các năm là nguồn vốn nợ dài hạn. Năm 2011 là năm sử dụng nguồn lực tốt nhất so với các năm còn lại.
Sự thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của các doanh nghiệp trong mẫu tăng lên khoảng 14,1%/năm là do sự tăng lên của hiệu quả kỹ thuật (EC) với 8,1%/năm và cải tiến công nghệ (TC) với 5,5%/năm. Nhìn chung, tăng trưởng năng suất trong những năm cuối là nhờ sự cải tiến về mặt công nghệ.
Kết quả cho thấy có 12 doanh nghiệp (chiếm 60%) có năng suất bình quân tăng và có 8 doanh nghiệp (chiếm 40%) có năng suất giảm trong giai đoạn 2009–2014. Đa số các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đã có cải tiến năng suất lớn. Tuy vậy, các doanh nghiệp cần có sự đầu tư cải tiến công nghệ, tiết kiệm nguồn lực để nâng cao hiệu quả và năng suất hơn nữa nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
KẾT LUẬN
DNCB cá tra Việt Nam có tốc độ tăng trưởng năng suất (TFP) cao hơn so với các DNCB cá hồi Na Uy và Vương Quốc Anh, và DNCB cá chẽm/cá tráp châu Âu.
Bài trình bày của TS. Nguyễn Ngọc Duy - Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang tại Hội thảo “Sản xuất và thị trường thủy sản Châu Âu - Phát triển thị trường cá tra trong bối cảnh chiến tranh thương mại” ngày 23/8/2018 trong khuôn khổ Hội chợ Vietfish 2018
(vasep.com.vn) Người đứng đầu hiệp hội ngành thủy sản lớn nhất Trung Quốc cho biết Trung Quốc sẽ không miễn thuế nhập khẩu bột cá và tôm giống từ Hoa Kỳ khỏi mức thuế 34%.
(vasep.com.vn) Tổng thống Donald Trump áp mức thuế 10% với hầu hết hàng nhập khẩu, bao gồm cả thủy sản, khiến giá thủy sản tại Mỹ có thể tăng mạnh. Các nước bị ảnh hưởng gồm Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia... Trong khi đó, các nước như Canada và Mexico được miễn phần lớn.
(vasep.com.vn) Quốc gia này đặt mục tiêu trở thành mô hình hợp tác liên ngành toàn cầu về các vấn đề lao động và an toàn
(vasep.com.vn) Brazil là thị trường đầy tiềm năng cho thủy sản Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 130 triệu USD năm 2024, chủ yếu từ cá tra. Nhu cầu tiêu thụ cao, nguồn cung nội địa thiếu hụt, cùng chính sách nới lỏng tiêu chuẩn nhập khẩu mở ra cơ hội lớn. Việt Nam có thể tận dụng giá cạnh tranh, hợp tác thương mại song phương, và đàm phán MERCOSUR để tăng thị phần.
(vasep.com.vn) Tổ chức Dầu cá, bột cá thế giới (IFFO) có trụ sở tại London, Vương quốc Anh đã công bố báo cáo về sự khởi đầu mạnh mẽ cho sản xuất bột cá và dầu cá toàn cầu vào năm 2025.
(vasep.com.vn) Ngành surimi Malaysia đang phát triển ở mức vừa phải, phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu sang châu Á. Hoạt động sản xuất tập trung tại các bang ven biển như Johor, Penang, Sabah và Sarawak.
(vasep.com.vn) Các nhà chế biến tôm của Ecuador đang tìm cách đa dạng hóa hoạt động bán hàng từ Trung Quốc sang châu Âu và Hoa Kỳ vì mức giá mà người mua tại thị trường chính của họ sẵn sàng trả hiện quá gần với chi phí nguyên liệu thô hiện tại.
(vasep.com.vn) Triển lãm Thủy sản Toàn cầu lần thứ 31, diễn ra từ ngày 6-8/5/2025 tại Fira de Barcelona ở Barcelona, Tây Ban Nha, sẽ có chương trình hội nghị thu hút hơn 80 chuyên gia trong ngành thủy sản để chủ trì hơn 20 phiên họp.
Phát triển thủy sản bền vững theo hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong định hướng phát triển ngành thủy sản giai đoạn hiện nay. Mặc dù vậy quá trình này vẫn còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, đặc biệt ở các địa phương.
Ngày 9.4.2025, Công ty cổ phần Nông nghiệp Hùng Hậu tổ chức Lễ Khánh thành nhà máy chế biến xuất khẩu HappyFood Vietnam tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Đây là nhà máy sản xuất tôm hoạt động với công suất 15.000 tấn tôm/năm.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn