Hàn Quốc tăng nhập khẩu cá ngừ

Xuất nhập khẩu 08:38 24/09/2018 711
(vasep.com.vn) Là nước có ngành khai thác quy mô lớn nên hàng năm Hàn Quốc ít NK cá ngừ từ các nước khác. Trung bình trong 10 năm qua nước này NK khoảng 12 nghìn tấn cá ngừ mỗi năm, đứng thứ 42 trong số các nước NK cá ngừ nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên, do nguồn lợi cá ngừ tại Thái Bình Dương ngày càng cạn kiệt, nên lệnh cấm khai thác tại các vùng biển ngày càng nhiều và kéo dài đã khiến sản lượng khai thác của đội tàu Hàn Quốc giảm. Và để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và sản xuất trong nước, nước này ngày càng tăng NK cá ngừ từ các nước.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), NK cá ngừ của Hàn Quốc đã tăng từ 7.645 tấn lên 16.134 tấn. Đặc biệt là từ năm 2010, khi khai thác của đội tàu nước này bị ảnh hưởng do các lệnh cấm khai thác tại khu vực WCPO nhằm bảo vệ nguồn lợi, Hàn Quốc đã tăng mạnh NK cá ngừ từ các nước.

Sản lượng khai thác giảm đồng nghĩa nguyên liệu để phục vụ sản xuất cá ngừ chế biến đóng hộp giảm, Hàn Quốc phải tăng NK cá ngừ chế biến đóng hộp và cá ngừ sống tươi đông lạnh từ các nước. Với việc tăng NK cá ngừ đông lạnh, nguyên liệu để phục vụ sản xuất, Hàn Quốc đã dần dần giảm NK cá ngừ chế biến đóng hộp từ bên ngoài. Tuy nhiên do sản lượng khai thác trong nước không ổn định vì nguồn lợi ngày càng cạn kiệt, nên vẫn phải NK thêm cá ngừ chế biến đóng hộp từ các nước khác.

Ngoài ra, nước này cũng NK cá ngừ tươi sống từ các nước để phục vụ nhu cầu ăn sashimi trong nước. Tuy nhiên, lượng NK dòng sản phẩm này không nhiều.

Hàn Quốc hiện đang NK cá ngừ từ hơn 42 quốc gia trên thế giới. Đứng đầu là Papua New Guinea, Kiribati, Trung Quốc, Đài Loan, Italy, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Pháp, Vanuatu, Thái Lan và Việt Nam là 12 nguồn cung cá ngừ lớn nhất cho thi trường Hàn Quốc, chiếm 86% tổng khối lượng NK cá ngừ của nước này.

NHẬP KHẨU CÁ NGỪ CỦA HÀN QUỐC

Nguồn cung

Khối lượng (kg)

Giá trị (nghìn USD)

T1-7/2017

T1-7/2018

Tăng giảm (%)

T1-7/2017

T1-7/2018

Tăng giảm (%)

Papua New Guinea

1.479.917

1.617.080

9,3

4.556

6.086

33,6

Kiribati

366.930

1.428.063

289,2

907

3.056

236,9

Trung Quốc

1.425.450

1.328.607

-6,8

11.271

10.010

-11,2

Đài Loan

1.090.602

1.189.067

9

8.117

8.844

9

Italy

475.983

891.449

87,3

11.438

23.644

106,7

Thổ Nhĩ Kỳ

359.840

754.460

109,7

9.639

16.018

66,2

Tây Ban Nha

166.350

644.337

287,3

3.907

14.615

274,1

Pháp

581.178

552.055

-5

11.819

14.471

22,4

Vanuatu

643.702

391.954

-39,1

4.497

2.818

-37,3

Thái Lan

439.758

379.715

-13,7

2.343

2.229

-4,9

Việt Nam

200.347

282.423

41

775

822

6,1

Các nguồn cung khác

1.626.770

1.548.364

-4,8

22.693

24.610

8,4

Tổng cộng

8.856.827

11.007.574

24,3

91.962

127.223

38,3

Trước đây, Các nước Châu Á là nguồn cung cá ngừ chính cho thị trường Hàn Quốc, chiếm 50% tổng khối lượng NK cá ngừ vào thị trường này. Nhưng hiện nay, nguồn lợi cá ngừ cạn kiệt và các lệnh cấm khai thác tại khu vực WCPO ngày càng thắt chặt nên sản lượng khai thác của các nước Châu Á giảm, giá cá ngừ tại khu vực này tăng đã làm hạn chế nguồn cung từ các nước sang thị trường Hàn Quốc. Thay vào đó, Hàn Quốc đã tăng NK từ các nước quốc đảo như Papua New Guinea, Vanuatua hay các nước Tây Phi như Ghana để bù đắp lại lượng nguyên liệu bị thiếu do giảm NK từ các nước Châu Á. Ngoài ra, giá cá ngừ từ các thị trường này thường mềm hơn so với các nước Châu Á.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, 7 tháng đầu năm nay, XK cá ngừ của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng 17%, đạt 989 triệu USD. XK các mặt hàng cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này đều tăng mạnh.

Dự báo, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi khi đẩy mạnh XK cá ngừ tươi và đông lạnh sang Hàn Quốc. Bên cạnh đó, nhờ Việt Nam đã ký được Hiệp định Thương mại Tự do với Hàn Quốc, nên việc DN đẩy mạnh XK cá ngừ của Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn.  Tuy nhiên, Hàn Quốc là nước rất khắt khe về chất lượng, bên cạnh đó, cùng với các cam kết về phát triển bền vững ngành cá ngừ, nước này đang qua tâm ngày càng nhiều đến nguồn cá ngừ ngay từ khâu khai thác. 

Bạn đang đọc bài viết Hàn Quốc tăng nhập khẩu cá ngừ tại chuyên mục Xuất nhập khẩu của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Kibun Foods (Nhật Bản) sáp nhập công ty con, tăng cường hoạt động trong nước

 |  08:44 27/11/2024

(vasep.com.vn) Kibun Foods, nhà sản xuất các sản phẩm từ surimi lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, công bố rằng họ sẽ sáp nhập hai công ty con vào hoạt động cốt lõi của mình như một phần của chiến lược rộng lớn hơn nhằm hợp lý hóa hoạt động kinh doanh trong nước.

Giá cá tuyết H&G tăng kỷ lục, nhà NK Trung Quốc lo lắng

 |  08:42 27/11/2024

(vasep.com.vn) Giá cá tuyết cod Đại Tây Dương và cá tuyết chấm đen (haddock) đông lạnh bỏ đầu và ruột (H&G) liên tục ở mức cao đang khiến người mua và các nhà chế biến Trung Quốc lo lắng.

Cơ hội mới giữa những thách thức của xuất khẩu cá tra Việt Nam

 |  08:40 27/11/2024

(vasep.com.vn) Mặc dù ngành cá tra chiếm thị phần lớn nhất thế giới về kim ngạch XK và đứng trước các cơ hội thâm nhập thị trường mới, tuy nhiên vẫn tồn tại những thách thức làm giảm tốc độ bứt phá của toàn ngành.

Phụ phẩm ngành tôm có thể mang về cả tỷ USD

 |  08:37 27/11/2024

Tận dụng phụ phẩm trong ngành tôm mở ra cơ hội giúp doanh nghiệp thu về hàng tỷ USD.

Xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL: Triển vọng và thách thức

 |  08:34 27/11/2024

Bà Tô Thị Tường Lan, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỉ USD, song ngành này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm tới.

Những vấn đề quan tâm xoay quanh con tôm

 |  14:12 26/11/2024

Tình hình này, tôm nguyên liệu sẽ còn thiếu hụt đến hết quý 1 năm sau. Trong khoảng thời gian này, các DN chế biến đứng trước thách thức lớn, bởi phải mua tôm nguyên liệu giá cao nhưng giá tôm thành phẩm tiêu thụ phải cạnh tranh gay gắt với tôm giá rẻ hơn từ nhiều nước, dẫn đến giảm sụt hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Các nhà chế biến tôm Ấn Độ chuyển hướng sang thị trường Trung Quốc

 |  08:48 26/11/2024

(vasep.com.vn) Các nhà chế biến tôm Ấn Độ đang đầu tư vào các cơ sở mới và nâng cấp công nghệ bất chấp áp lực từ sự cạnh tranh của Ecuador và nhu cầu yếu ở các thị trường truyền thống.

NOAA công bố Kế hoạch hành động nhằm tăng cường Chương trình SIMP

 |  08:44 26/11/2024

(vasep.com.vn) Sau khi thu thập phản hồi từ hơn 7.000 bên liên quan, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đã xây dựng một kế hoạch hành động tập trung vào việc chống lại hoạt động đánh bắt bất hợp pháp và tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc hải sản.

Công văn của Cục Thủy sản về cấp SC/CC: Không yêu cầu DN phải nộp thêm các hồ sơ không có trong quy định hiện hành

 |  16:57 25/11/2024

(vasep.com.vn) Ngày 25/11/2024, Cục Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã có Công văn 2437/TS-KTTS về việc tổ chức thực hiện cấp giấy SC, giấy CC.

Nghị quyết 128/NQ-CP: Xử lý các "điểm nghẽn"về pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh

 |  16:53 25/11/2024

(vasep.com.vn) Ngày 12/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 218/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC