Gỡ vướng mắc để phát triển thủy sản

Nguyên liệu 10:31 20/09/2017
Sau hơn ba năm triển khai Nghị định số 67/2014/NÐ-CP (Nghị định 67) về một số chính sách phát triển thủy sản, cùng với việc hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ, đời sống của ngư dân vùng ven biển từng bước được cải thiện. Tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện Nghị định 67 vẫn còn một số vướng mắc cần được tháo gỡ.

Nâng cấp đội tàu thiếu đồng bộ

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), việc triển khai thực hiện Nghị định 67 thời gian qua đã thu được nhiều tín hiệu vui: Có 27 trong số 28 tỉnh, thành phố ven biển phê duyệt danh sách chủ tàu đủ điều kiện vay vốn để đóng mới, nâng cấp cho 1.948 trong số 2.284 tàu, trong đó đóng mới 761 tàu, gồm 301 tàu vỏ thép, 53 tàu composite, 407 tàu vỏ gỗ và 105 tàu cá nâng cấp đi vào hoạt động sản xuất. Ngoài ra, các địa phương: Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu đã thẩm định, phê duyệt hỗ trợ 3.740 chuyến biển với 155,540 tỷ đồng cho các tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ có tổng công suất máy chính từ 400 mã lực (CV) trở lên.

Ðồng hành cùng ngư dân, ngân sách nhà nước bước đầu đã duy trì ưu tiên bố trí vốn cho các chương trình hỗ trợ có mục tiêu thuộc lĩnh vực thủy sản, gồm: khu neo đậu tránh trú bão cho tàu, đầu tư phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản, chương trình phát triển giống thủy sản. Ðến tháng 7-2017, các ngân hàng thương mại đã ký hợp đồng tín dụng để đóng mới, nâng cấp 1.005 tàu (880 tàu đóng mới, 125 tàu nâng cấp).

Một chính sách hỗ trợ kịp thời nữa là bảo hiểm cho thân tàu, ngư lưới cụ và thuyền viên với tổng giá trị bảo hiểm trong năm 2016 là 39.722 tỷ đồng, số tàu tham gia bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ là 12.579 tàu cá và số thuyền viên được hưởng bảo hiểm là 128.291 người. Nhiều chính sách khác được triển khai như hỗ trợ đào tạo hướng dẫn thuyền viên, hỗ trợ vận chuyển hàng hóa...

Việc phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ trong khi cơ sở hạ tầng nghề cá (như cảng cá, khu neo đậu) chưa tốt dẫn đến tình trạng quá tải tại nhiều bến cảng. Bên cạnh đó, thủ tục cho ngư dân vay vốn lưu động còn rườm rà. Công tác đào tạo ngư dân vận hành tàu hiện đại vẫn khó thực hiện vì chưa có quy định hỗ trợ thuyền trưởng và máy trưởng tàu cá vỏ thép và tàu vật liệu mới. Các chính sách về bảo hiểm nhất là khi có sự cố, còn gặp nhiều khó khăn. Công tác kiểm soát chất lượng tàu hạn chế từ khâu tư vấn thiết kế đến giám sát, thẩm định, đăng kiểm. Hậu quả là 40 tàu đóng mới, của ngư dân các tỉnh, thành phố: Bình Ðịnh, Phú Yên, Thanh Hóa, Quảng Nam, bị hư hỏng do chất lượng kém, vỏ thép bị gỉ sét nặng, máy tàu thường xuyên hư hỏng; máy dò, hầm bảo quản, bóng đèn bị hỏng hoặc không hoạt động... gây thiệt hại cho ngư dân.

Lắng nghe thực tiễn, hoàn thiện chính sách

Bình Ðịnh là một trong những địa phương có số lượng tàu vỏ thép bị hỏng nhiều nhất sau khi đóng mới thời gian qua. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Ðịnh Trần Châu cho biết, ngư dân gặp rất nhiều khó khăn do tàu ngừng hoạt động trong thời gian dài để sửa chữa, không thể ra khơi đánh bắt cho nên khó có tiền trả lãi ngân hàng. Nên có chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tư đóng tàu mới. Ngư dân có thể vay của ai, đóng tàu ở đâu là do họ lựa chọn, khi hoàn thành sẽ được hỗ trợ một lần, như vậy sẽ thuận lợi cho cả ngư dân, ngân hàng và cơ quan quản lý nhà nước.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Ðào Công Thiên cũng lưu ý, ngư dân có thể đóng ở đâu, mua thiết bị chỗ nào, ngân hàng sẽ chi đến đó, không nên để họ cầm tiền mặt sẽ khó bảo đảm chi hiệu quả. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa kiến nghị thêm, cần hỗ trợ ngư dân mua ngư lưới cụ, vì họ đang phụ thuộc vào vốn vay tư nhân. Có tàu, máy tàu, trang thiết bị… nhưng không có ngư cụ thì ngư dân cũng không có tiền trả nợ, cần đưa mục này vào Nghị định 67 sửa đổi. Mặt khác, tàu đóng theo Nghị định này đều là những tàu hiện đại, người sử dụng cần có trình độ chuyên môn để điều khiển tàu hiệu quả, vì vậy phải tổ chức đào tạo, đào tạo lại cho ngư dân.

Qua ba năm triển khai Nghị định 67, nhiều địa phương cho rằng cần tiếp tục xem xét sửa đổi Nghị định cho phù hợp thực tiễn. Ðồng thời chú ý tăng cường vai trò giám sát của người dân, chủ tàu trong quá trình đóng mới, bảo dưỡng, nâng cấp tàu cá nhằm bảo đảm được chất lượng tàu đóng mới. Các ngân hàng thương mại nên vào cuộc mạnh hơn nữa, có giải pháp thích hợp để tháo gỡ khó khăn cho ngư dân, áp dụng cơ chế cho vay thích hợp, bổ sung cơ chế xử lý rủi ro đối với vay vốn lưu động. Quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong giám sát đóng mới, giải ngân vốn vay, hướng dẫn chuyển đổi đối với những chủ tàu không còn khả năng tiếp tục thực hiện dự án. Bộ NN và PTNT cần rà soát lại quy hoạch phát triển đội tàu cá, gắn với việc điều tra, bảo đảm nguồn lợi thủy sản bền vững, phù hợp năng lực đánh bắt, tránh tình trạng đóng tàu ra thừa, không có ngư trường. Phải có cơ chế huy động nguồn lực, xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng thiết yếu của các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, nhất là các cảng cá động lực tại các khu vực: Hải Phòng, Ðà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang…

(Theo báo Nhân Dân)

Bạn đang đọc bài viết Gỡ vướng mắc để phát triển thủy sản tại chuyên mục Nguyên liệu của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

VASEP khuyến nghị DN thành viên tuân thủ tốt các quy định tại NĐ 37/2024 và các quy định chống khai thác IUU trong thời gian chờ Chính phủ sửa đổi phù hợp nghị định 37/2024

 |  08:01 27/07/2024

Ngày 26/7/2024, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn số 83/CV-VASEP tới Các Doanh nghiệp thành viên Chương trình DN cam kết chống khai thác IUU của VASEP về việc Các DN thành viên tiếp tục cập nhật, tuân thủ tốt các quy định tại NĐ 37/2024 và các quy định chống khai thác IUU trong thời gian chờ Chính phủ sửa đổi phù hợp nghị định 37/2024

Doanh nghiệp logistics chia sẻ khó khăn chi phí vận tải biển

 |  08:42 26/07/2024

Nguyên nhân chính dẫn đến tăng giá cước vận tải biển là tình trạng tắc nghẽn tại các cảng lớn trên thế giới. Ngoài ra là cuộc khủng hoảng hàng hải ở Biển Đỏ.

Doanh nghiệp thuỷ sản chọn chế biến sâu để vượt khó

 |  08:39 26/07/2024

Thay vì tập trung vào xuất khẩu thô, một vài doanh nghiệp thuỷ sản đã mạnh tay đầu tư nhà máy sản xuất chế biến sâu, nâng cao giá trị để vượt khó… Tuy nhiên, chiến lược này còn nhiều trở ngại đối với các doanh nghiệp ít vốn.

Thai Union tuyên bố Red Lobster nợ gần 4 triệu USD do dự báo nhu cầu không nhất quán

 |  08:27 26/07/2024

(vasep.com.vn) “Đối với Thai Union – và thẳng thắn mà nói là đối với bất kỳ nhà cung cấp nào trong ngành thủy sản – việc tồn kho hàng triệu pound sản phẩm đặc biệt gây thiệt hại do thời hạn sử dụng của sản phẩm có hạn."

Giá bán buôn sò điệp Mỹ tăng

 |  08:25 26/07/2024

(vasep.com.vn) Giá tại cảng đã tăng nhẹ trở lại cho cả sò điệp Đại Tây Dương lớn nhất và cỡ trung bình được đánh bắt ở Mỹ.

Colombia tạm dừng nhập khẩu tôm Ecuador do lo ngại virus đốm trắng

 |  08:23 26/07/2024

(vasep.com.vn) Viện Nông nghiệp Colombia (ICA) đã tạm dừng cấp giấy phép nhập khẩu tôm sống và các động giáp xác khác từ Ecuador, cùng với các sản phẩm và phụ phẩm có nguy cơ cao liên quan, được mô tả là biện pháp phòng ngừa.

Ủy ban Hạ viện Hoa Kỳ đề xuất cắt giảm 22% ngân sách Thủy sản của NOAA vào năm 2025

 |  08:26 25/07/2024

(vasep.com.vn) Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ đã đề xuất cắt giảm 22% ngân sách năm 2025 của NOAA Fisheries (Cơ quan nghề cá NOAA của Hoa Kỳ), cắt giảm đáng kể nguồn tài trợ cho cơ quan chịu trách nhiệm quản lý ngành thủy sản của Hoa Kỳ.

Sự bất cập của các dự án cải thiện nghề cá trong việc giải quyết tình trạng lạm dụng lao động

 |  08:23 25/07/2024

(vasep.com.vn) Việc xác nhận tình trạng lao động cưỡng bức và buôn người có trong dự án cải thiện nghề cá (FIP) của Vương quốc Anh một lần nữa nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải đánh giá lại các FIP như một công cụ bảo vệ quyền lao động trong ngành thủy sản.

Giá bạch tuộc tăng vọt do sản lượng đánh bắt chậm ở Morocco, Mauritania

 |  08:18 25/07/2024

(vasep.com.vn) Theo các nguồn tin thị trường, giá bạch tuộc ở EU đang tăng do sản lượng đánh bắt chậm ở Morocco và Mauritania.

Mỹ: Nhập khẩu cá rô phi của Mỹ năm nay dự kiến giảm

 |  08:16 25/07/2024

(vasep.com.vn) “Nhìn vào số liệu nhập khẩu cá rô phi tươi và đông lạnh, chúng ta có thể hình dung 2024 là một năm ảm đạm của ngành nhập khẩu rô phi trong 10 năm qua”, ông Francisco Murillo, CEO của Tropo Farm cho biết.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC