Nhiều năm qua, việc tuyển dụng lao động của các công ty thủy sản gặp rất nhiều khó khăn, cho dù đã thu hút bằng nhiều cách và thông báo tuyển rộng rãi nhưng vẫn thiếu trầm trọng. Giải bài toán này, DAI DAI THANH SEAFOODS đã chọn giải pháp thay thế bằng máy cắt miếng I-Cut 130 của Marel. Với tốc độ đạt đến 1.000 nhát cắt/phút, độ chính xác cao, thiết bị này có thể thay cho 1/3 lượng công nhân tay nghề cao.
Theo ông Hàng Quốc Định - Trưởng phòng Kinh doanh DAI DAI THANH SEAFOODS cho biết, trước khi đầu tư máy cắt miếng, để chạy kịp đơn hàng, có thời điểm công ty phải tăng lương gấp 3 lần bình thường cho công nhân để làm mặt hàng cắt miếng từ phile, nhưng họ cũng không mặn mà do sản phẩm này đòi hỏi độ chính xác cao, thao tác nhiều, mất nhiều công. Mặc dù công ty vẫn thường xuyên nhận đơn hàng cá tra cắt miếng theo gram, theo cm và cá tra cắt khúc nhưng công nhân phải cân kiểm tra từng miếng trước và sau khi cắt chứ không thể tính toán và định lượng bằng mắt thường do đó có sự sai số cao, năng suất thấp, miếng cắt không đồng đều và chưa đẹp. Tại mùa cao điểm, công ty không dám nhận các đơn hàng trên 4 container/tháng và yêu cầu sai số sản phẩm nhỏ: từ 20-25gr/miếng.
Ông Hàng Quốc Định - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty TNHH Thủy sản Đại Đại Thành
Sau khi biết đến máy I-Cut 130 của Marel và được sử dụng thử, DAI DAI THANH SEAFOODS đã quyết định đầu tư thiết bị này cho nhà máy và coi đây là giải pháp thay thế việc thiếu hụt công nhân tay nghề cao, tăng công suất và giảm thời gian thu hồi đầu tư.
Trước đây, với sản phẩm 30-40gr/miếng, khi công nhân cắt bằng tay, khách hàng phản ánh có sai số đến 70% về lượng, đồng thời tỷ lệ hao hụt đến 20% dẫn tới giá thành cạnh tranh không tốt. Kể từ khi nhà máy trang bị I-Cut 130, sai số không còn là vấn đề nữa, với 100 miếng cá thành phẩm, khách hàng kiểm tra ngẫu nhiên 100% đạt yêu cầu, độ đồng dạng đẹp, năng suất cao và giải pháp máy móc thay thế con người này đã giải quyết đơn hàng một cách nhanh chóng. Thời gian gần đây, ngoài sản phẩm cắt miếng phile thẳng, công ty phát triển thêm được sản phẩm cá tra phile cắt miếng với vết cắt nghiêng góc 45 độ. Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, ngoài việc cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, DN nắm được cơ hội càng nhanh thì càng có lợi thế. Đối với khách hàng trước đây mua hàng do công nhân cắt thủ công bằng tay, sau khi nhận sản phẩm cắt máy và so sánh, họ rất hài lòng, nhất là thị trường Nhật Bản.
Nhật Bản – thị trường chiếm từ 20-30% sản lượng cắt miếng của DAI DAI THANH SEAFOODS là thị trường XK rất khó tính và yêu cầu cao, họ tính khẩu phần ăn theo gram trong đó có tính toán chi tiết cả thành phần phần trăm dinh dưỡng cho người già và trẻ nhỏ. Điều đó khiến họ đòi hỏi khắt khe, chính xác về trọng lượng sản phẩm. Trang bị máy cắt, công ty tự tin nhận đơn hàng và cũng nhận được phản hồi tích cực về phía khách hàng cả về hình thức và chất lượng của sản phẩm.
Những quy định khắt khe về VS ATTP, thời gian, điều kiện làm việc đã khiến cho các DN thủy sản, trong đó có DN cá tra nhiều năm phải đau đầu tranh giành, thu hút lao động nhưng hiện nay, giải pháp đưa máy móc thiết bị vào thay con người, nhà máy đã giải quyết được khoảng 20% lao động tay chân. Chắc chắn trong thời gian tới, lượng đơn hàng XK của DAI DAI THANH SEAFOODS sẽ tăng. Ông Định khẳng định.
Bà Phạm Thị Mận – Trưởng phòng Kỹ thuật của DAI DAI THANH SEAFOODS nhận xét, một chiếc máy I-Cut 130 của Marel có khả năng thay thế từ 50-60 lao động tay nghề cao. Đây là giải pháp thay thế tốt cho công đoạn cuối sản xuất, dễ vận hành, nhỏ gọn và vệ sinh rất dễ dàng. Đặc biệt, lưỡi dao tùy chỉnh được góc cắt được thiết kế ngoài tầm với của con người nên an toàn cho công nhân trong quá trình sử dụng. So với các máy cắt khác thì đây là ưu điểm vượt trội để đảm bảo an toàn trong quá trình cắt mà không gặp các sự cố lao động. Chỉ bằng một vài thao tác lập trình đơn giản, máy cắt này còn đo được tỷ lệ rỗng của từng con cá nguyên liệu để cắt thanh hoặc cắt khúc chính xác, phụ trội thấp và ít có máy cắt hiện đại nào có được ưu điểm nổi bật này. Với tỷ lệ hao hụt thấp 0,05%, nhà máy chế biến đã tiết kiệm được khoản chi phí lớn và quan trọng là giảm được áp lực về nhân công.
(vasep.com.vn) Để ứng phó với lệnh cấm của chính phủ Trung Quốc đối với các sản phẩm hải sản Nhật Bản vào tháng 9 năm ngoái, Sugiyo, một công ty chế biến surimi lớn của Nhật Bản, đang chuyển hướng bằng cách tiếp thị thanh cua, được sản xuất tại nhà máy ở Hoa Kỳ, sang thị trường Trung Quốc.
Hội nghị Thượng đỉnh Đa dạng sinh học của Liên hợp quốc lần thứ 16 (COP 16) được coi là bước đi quan trọng để thế giới tạo dựng "hòa bình với thiên nhiên".
(vasep.com.vn) Cá rô phi và cá tra là các loài cá thịt trắng được ưa thích trên thế giới vì giá cả hợp lý, thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Tại một số thị trường lớn như Hoa Kỳ, cá rô phi được tiêu thụ nhiều hơn so với cá tra. Trung Quốc hiện đang là nguồn cung cá rô phi lớn nhất cho thị trường này. Tuy nhiên, 9 tháng đầu năm nay, thị trường cá rô phi đang có sự thay đổi, cả về sức mua, nguồn cung và sức tiêu thụ.
(vasep.com.vn) Chương trình mới của MSC có mục tiêu cuối cùng là giúp các ngư trường đạt được chứng nhận MSC. Sáng kiến này bổ sung cho các Dự án Cải thiện Ngư trường (FIP) hiện có.
(vasep.com.vn) Sản lượng tôm nuôi của Ecuador, Châu Á và Trung Quốc dự kiến sẽ có mức tăng trưởng nhẹ vào năm tới, trong khi Ấn Độ dự kiến sẽ phục hồi sau sự sụt giảm sản lượng trong năm 2023 và 2024.
(vasep.com.vn) Sản lượng nuôi cá chẽm và cá tráp (seabass và seabream) ở Địa Trung Hải đang chậm lại sau nhiều năm tăng trưởng nhanh chóng, theo ông Gorjan Nikolik, nhà phân tích cao cấp của ngân hàng Hà Lan Rabobank.
(vasep.com.vn) EU đã đạt được thỏa thuận về hạn ngạch đánh bắt cho Biển Baltic trong năm 2025. Các loài chủ chốt bị ảnh hưởng bởi thỏa thuận này bao gồm cá trích, cá tuyết và cá hồi.
3 quý của năm 2024, sản lượng tôm nước lợ là hơn 1,1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,8 tỷ USD. Trong khi mục tiêu ngành thủy sản đặt ra cho xuất khẩu tôm cả năm là 4 tỷ USD.
Theo Sở NN&PTNT Vĩnh Long, hiện nay tình hình xuất khẩu cá tra gặp khó khăn, giá cá thương phẩm giảm, chi phí sản xuất tăng khiến người nuôi e ngại thả giống, diện tích nuôi cá tra giảm so cùng kỳ
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn