Giá tôm giảm bất thường, người nuôi và doanh nghiệp lo lắng

Nguyên liệu 08:25 26/05/2018
Những ngày này đồng bằng sông Cửu Long lao xao vì giá tôm thương phẩm giảm giá hàng ngày. Giá tôm cỡ 70 con/kg cao điểm ở 120.000 đồng/kg nay còn dưới 100.000 đồng/kg.

Đầu năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025. Theo đó, với mục tiêu 10 tỷ USD/năm, phát triển ngành tôm trở thành ngành công nghiệp sản xuất lớn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái.

Các cường quốc nuôi tôm khác như  Equador, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan cũng đề ra tốc độ tăng trưởng sản lượng nuôi năm 2018 từ 10-15%. Thậm chí một nước còn đề ra những mục tiêu táo bạo hơn là đạt sản lượng cao nhất thế giới trong vài năm tới.

Cho tới thời điểm này, các nước Nam bán cầu đã có tôm thu hoạch. Năm nay, Ấn Độ còn tồn kho tôm vỏ block năm trước và lại bắt đầu thu hoạch vụ mới. Trong khi, ở các thị trường lớn vẫn còn hàng tôm tồn kho thì lại chưa tới thời điểm tiêu thụ mạnh. Cán cân cung cầu chao nghiêng bên cung khiến giá tôm thế giới giảm sụt mạnh. Riêng tại Việt Nam, từ đầu năm đến nay thương lái Trung quốc cũng giảm lượng thu mua.

Tình huống này còn thêm nặng nề hơn hay không? Còn kéo dài tới bao giờ là những câu hỏi từ người nuôi tôm. Mới đầu vụ, giá thức ăn và giá tôm giống đã liên tục tăng giá.

Ngay từ đầu vụ, đáng lẽ khi tôm thương phẩm ít thì giá tôm ở ĐBSCL phải cao nhưng năm nay giá lại rơi xuống mức tệ hại nhất trong nhiều năm qua. Vừa thiếu thông tin, vừa thiếu định hướng từ Nhà nước nhiều người nuôi tôm không khỏi lo lắng.

Không hộ nuôi ít vốn, lo xa đã ngưng chuyện thả nuôi, đợi tình thế mới. Một số hộ nuôi khác có suy nghĩ sâu hơn thì bày cách nuôi mới, thả nuôi mật độ thưa hơn, kéo dài thời gian nuôi, đợi lúc tôm có giá thì vớt bán.

Còn các DN chế biến tôm vướng trong tình trạng “ảm đạm”.  Hợp đồng đã ký kết nhưng khách hàng lại yêu cầu giảm giá. Các đơn hàng chào mới có giá mua quá thấp. Không ký hợp đồng nhà máy không có việc, tôm thương phẩm không có người mua. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, khả năng lớn người nuôi sẽ treo ao, người nuôi đối mặt với thiếu tôm nguyên liệu trầm trọng.

Trong bối cảnh này, DN mới thấy rõ hơn bao giờ hết sự cần thiết của việc xây dựng thương hiệu, lợi thế của những ao tôm nuôi theo quy trình chuẩn quốc tế. Những hệ thống phân phối cao cấp đặt hàng ở những DN tôm có thương hiệu mạnh. Những DN có thương hiệu mạnh là những DN có cái nhìn sâu xa, lâu dài tạo dựng các mối quan hệ mua bán hết sức sòng phẳng, hậu mãi đầy trách nhiệm. Họ cung ứng tôm có xuất xứ từ các trang trại, các ao tôm nuôi sạch, đúng quy trình chuẩn được xác nhận. Sản phẩm của họ được khách hàng tín nhiệm thời gian dài, và nằm trên kệ những hệ thống phân phối lớn, cao cấp, uy tín.

Đứng trước tình hình sản xuất tôm gặp khó khăn, Hiệp hội tôm Mỹ Thanh Sóc Trăng (MTSA) đã động viên hội viên bình tĩnh thả nuôi mật độ thưa hơn dự kiến để giảm thiểu rủi ro, thu hoạch tôm cỡ lớn hơn. Đây được cho là giải pháp dung hòa và đúng đắn tại thời điểm này bởi nếu dừng việc thả nuôi thì chi phí cải tạo ao đã thực hiện bị lãng phí và không nuôi thì lấy gì để sinh kế. Song song đó MTSA còn có những kiến nghị về giải pháp tới Chính phủ và ngân hàng để người nuôi được tháo gỡ phần nào về vốn cho phát triển nuôi tôm đúng hường đã đề ra của Chính phủ và Bộ NN&PTNT.

Nhiều DN tôm đang hi vọng tình hình không hay với con tôm sẽ sớm kết thúc, điều đó đồng nghĩa với việc giá tôm sẽ phục hồi. Tuy nhiên để vượt qua được giai đoạn này cần phải có sự đồng lòng của cả hệ thống như giải pháp thả nuôi giảm giá thành (có khống chế sự tăng giá không rõ ràng về con tôm giống, thức ăn; được hướng dẫn kỹ thuật nuôi tốt hơn…). Và về lâu dài bền vững là giải pháp xây dựng thương hiệu con tôm Việt (truy xuất nguồn gốc, tôm sạch, ao nuôi có chứng nhận đạt chuẩn nuôi…).

Quốc Hồ

TIN MỚI CẬP NHẬT

Vụ khai thác cá cơm Peru tăng có thể giúp hạ nhiệt giá bột cá

 |  08:34 19/07/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Dầu cá, bột cá thế giới (IFFO), mùa cá cơm đầu tiên của năm 2024 tại khu vực khai thác phía bắc-trung Peru đã kết thúc vào tháng 6, với sản lượng đạt hơn 98% hạn ngạch, mang lại hy vọng về sự hạ nhiệt của giá bột cá và dầu cá.

Canada cắt giảm 24% hạn ngạch cá trích Đại Tây Dương

 |  08:32 19/07/2024

(vasep.com.vn) 'Quyết định này được đưa ra với sự tham vấn của ngành, các bên liên quan, chủ sở hữu quyền và các tỉnh Nova Scotia và New Brunswick' -- Bộ trưởng Thủy sản Diane Lebouthillier

Giá tôm nguyên liệu ở Giang Tô, Trung Quốc giảm mạnh

 |  08:29 19/07/2024

(vasep.com.vn) Trong tuần 28 (từ ngày 8-14/7/2024), giá tôm tại đầm ở Ấn Độ tăng, nhưng lại giảm xuống mức thấp kỷ lục ở Giang Tô, Trung Quốc, thấp hơn cả giá nhập khẩu từ Ecuador. Trong khi đó, giá tôm ở Ecuador và Việt Nam ổn định, nhưng đang tăng ở Indonesia.

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp Thái Lan đầu năm 2024 tăng hơn 13%

 |  08:28 19/07/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Thái Lan đã tăng trưởng đáng kể trong 5 tháng đầu năm 2024, với mức tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị 979 triệu USD.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Chủ tịch FIATA hỗ trợ gỡ khó cho giá cước vận tải biển, ùn tắc cảng

 |  10:24 18/07/2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có Thư gửi Chủ tịch FIATA trao đổi về một số vấn đề đang gây ảnh hưởng đến hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Rabobank: Nguồn cung cá hồi sẵn sàng tăng trưởng trong nửa cuối năm, nhưng vẫn còn nhiều thách thức

 |  09:05 18/07/2024

Theo dự đoán của ngân hàng Hà Lan Rabobank, Sau nửa đầu năm 2024 "thất vọng" về sản lượng, nguồn cung cá hồi dự kiến ​​sẽ tăng trưởng trở lại vào nửa cuối năm. Na Uy và Vương quốc Anh dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trưởng sản lượng sau một thời gian nguồn cung yếu.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ chỉ trích MSC vì tiếp tục hiện diện ở Nga

 |  09:00 18/07/2024

(vasep.com.vn) Các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và những nhân vật chủ chốt trong ngành thủy sản Hoa Kỳ đang chỉ trích quyết định của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) vì vẫn tiếp tục cho phép các ngành thủy sản của Nga – đặc biệt là cá minh thái Nga – duy trì chứng nhận của MSC mặc dù phải chịu các lệnh trừng phạt kinh tế.

Mỹ: Năm 2024 khối lượng nhập khẩu cá rô phi thấp nhất trong 10 năm

 |  08:57 18/07/2024

(vasep.com.vn) Tổng cộng có 39 tổ chức từ Tây Phi và Na Uy đã kêu gọi chính phủ Na Uy cấm sử dụng dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi tại các trang trại nuôi cá hồi của quốc gia này. Một phần đáng kể dầu cá được sử dụng trong ngành cá hồi của Na Uy có nguồn gốc từ Tây Phi, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC