Giá giảm ảnh hưởng tới xuất khẩu cá ngừ của Thái Lan

Thị trường thế giới 15:25 16/12/2019 711
(vasep.com.vn) Nhu cầu thấp và nguồn cung dư thừa khiến giá cá ngừ vằn tại Bangkok giảm mạnh trong thời gian qua, ảnh hưởng tới XK cá ngừ của Thái Lan. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), trong 8 tháng đầu năm 2019, XK cá ngừ của Thái Lan tăng 3% về khối lượng, nhưng giảm 3,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Giá cá ngừ giảm đã ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của các nhà sản xuất đồ hộp, trong khi người mua lại muốn ký hợp đồng ở mức giá thấp. Sự mâu thuẫn về lợi ích kinh tế đã kiến các giao dịch mua bán các sản phẩm cá ngừ diễn ra chậm.

XK cá ngừ của Thái Lan sang các thị trường nhìn chung đều thấp hơn so với cùng kỳ. Tốp 9 thị trường XK chính chiếm gần 67% tổng khối lượng XK cá ngừ của nước này.

Sự đa dạng hóa sản phẩm cá ngừ XK của Thái Lan ở thị trường EU và Bắc Mỹ đã tạo thêm lợi thế cho các công ty cá ngừ hộp Thái Lan “lấn sân” tiếp sang Trung Đông - “thị trường đích” mới nổi này đang có tỷ trọng lớn hơn cả EU và Mỹ cộng lại. Thái Lan đã XK gần 90 nghìn tấn các sản phẩm cá ngừ sang khối thị trường này trong 8 tháng đầu năm 2019, chiếm 25% tổng khối lượng XK cá ngừ của nước này. Tuy nhiên, tính đến hết tháng 8, XK cá ngừ của Thái Lan sang Trung Đông có xu hướng giảm. Ai Cập và Ảrập Xêút là 2 thị trường NK nhiều nhất cá ngừ của Thái Lan tại Trung Đông, với tỷ trọng lần lượt là 29% và 24%. Trong khi XK sang Ai Cập có xu hướng giảm so với cùng kỳ, XK sang Ả Rập Xêút lại có xu hướng tăng.

Trong khi đó, XK cá ngừ của Thái Lan sang Mỹ đang tăng 7,3% về khối lượng và 8,4% về giá trị, giúp tỷ trọng thị trường Mỹ trong tổng XK cá ngừ của Thái Lan tăng thêm 1 điểm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, ngày 25/10/2019, Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) tuyên bố tổng thống Donald J. Trump dừng 1,3 tỷ USD ưu đãi thương mại dành cho Thái Lan theo Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP - chương trình ưu đãi thương mại lớn nhất và lâu đời nhất của Mỹ, được xây dựng để thúc đẩy phát triển kinh tế bằng cách cho phép nhập cảnh miễn thuế vào Mỹ) do nước này không đáp ứng các yêu cầu quốc tế về quyền của người lao động. Trong danh mục sản phẩm của Thái Lan bị rút GSP có các sản phẩm cá ngừ mã HS16041450( cá ngừ và cá ngừ vằn, không đóng trong hộp kín, trọng lượng <6,8kg/sản phẩm). Điều này dự kiến sẽ ảnh hưởng tới ngành cá ngừ Thái Lan vì Mỹ là thị trường NK cá ngừ chế biến đóng hộp lớn nhất của nước này, chiếm tới 25% tổng doanh số XK cá ngừ chế biến đóng hộp của Thái Lan.

Trong vài năm gần đây, Thái Lan nỗ lực phát triển thị trường Trung Đông nhằm bù đắp lại lượng sụt giảm tại EU sau khi EU bỏ ưu đãi thuế quan (theo Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập) cho Thái Lan trong năm 2015. Tính đến hết tháng 8/2019, XK cá ngừ của Thái Lan sang EU vẫn tiếp tục giảm so với cùng kỳ. Mặc dù nước này đã được EU gỡ bỏ thẻ vàng hồi đầu năm nhưng nước này vẫn không thể phục hồi XK sang thị trường này, do không cạnh tranh được với các nước đang được ưu đãi thuế quan như Ecuador, Philippines…

Mặt khác, XK cá ngừ của Thái Lan sang châu Phi cũng đang suy giảm, giảm từ mức 23.679 tấn trong 8 tháng đầu năm 2018 xuống còn 9.569 tấn trong cùng kỳ năm 2019, chỉ chiếm 3% tổng khối lượng XK cá ngừ của Thái Lan.

Australia và Nhật Bản vẫn là thị trường XK hàng đầu của Thái Lan, đặc biệt là các sản phẩm có giá trị cao. Tuy nhiên, XK sang các thị trường này sang giảm cả về khối lượng và giá trị so với năm trước.

THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CÁ NGỪ CỦA THÁI LAN

Thị trường

Khối lượng (tấn)

Giá trị (nghìn USD)

T1-8/2018

T1-8/2019

Tăng giảm (%)

T1-8/2018

T1-8/2019

Tăng giảm (%)

Trung Đông

91.845

89.937

-2,1

359.276

343.542

-4,4

Ai Cập

30.776

26.295

-14,6

97.871

79.931

-18,3

Ả Rập Xêút

17.987

21.212

17,9

78.994

88.727

12,3

Mỹ

61.716

66.193

7,3

302.213

327.693

8,4

Libya

8.920

27.447

207,7

40.816

111.021

172,0

Nhật Bản

32.036

25.830

-19,4

155.947

130.157

-16,5

Australia

27.019

24.410

-9,7

134.614

118.378

-12,1

Canada

19.867

16.955

-14,7

97.326

82.092

-15,7

Montenegro

413

15.635

3.686,8

1.454

967

-33,5

EU

20.838

14.705

-29,4

97.614

69.264

-29,0

Hà Lan

2.950

2.342

-20,6

13.612

11.349

-16,6

Anh

2.732

2.213

-19,0

15.725

12.291

-21,8

Các nước khác

127.008

118.337

-6,8

503.607

450.647

-10,5

Tổng cộng

346.580

357.019

3,0

1.510.456

1.458.877

-3,4

(Nguồn: ITC)

TIN MỚI CẬP NHẬT

Giải pháp cho vấn đề nguồn nước vùng ĐBSCL

 |  16:14 06/05/2024

Có lẽ chưa lúc nào vấn đề nguồn nước cho vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được quan tâm như gần một thập niên qua. Trong tám năm, kể từ 2016, mùa mưa lũ nông dân lo âu khi những kỳ nước nổi mênh mông kéo dài dường như chỉ còn trong ký ức; tới mùa khô, nhiều địa phương ven biển nháo nhào vét những dòng nước ngọt hiếm hoi còn sót; các đoạn sạt lở, sụt lún tiếp tục gia tăng, chưa biết chừng nào giảm bớt con số báo động.

Giá xuất khẩu cá tra dự báo tăng khoảng 10% trong nửa cuối năm nay

 |  10:17 06/05/2024

(vasep.com.vn) Quý đầu năm nay, xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 411 triệu USD, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tình hình XK cá tra dự kiến sẽ tốt hơn từ quý 3 năm nay kéo theo xu hướng giá XK sẽ được điều chỉnh tăng ít nhất khoảng 10% so với giá hiện tại.

EU chi 3,7 tỷ USD cho Quỹ bảo vệ đại dương

 |  10:05 06/05/2024

(vasep.com.vn) Tại “Hội nghị Đại dương của chúng ta 2024” diễn ra tại Hy lạp, đại diện EU tuyên bố sẽ chi 3,7 tỷ USD để bảo vệ đại dương, thúc đẩy tính bền vững, quá trình chuyển đổi xanh thông qua một loạt sáng kiến trong năm 2024.

Anh kiểm tra biên giới các sản phẩm thực phẩm tươi sống của EU

 |  09:37 06/05/2024

(vasep.com.vn) Ngày 30/ 4, Vương quốc Anh đã áp dụng các biện pháp kiểm tra biên giới đối với các sản phẩm thực phẩm tươi sống nhập từ EU vào nước này - hơn 4 năm sau khi nước này rời khỏi khối thông qua Brexit.

Ngành thủy sản chưa chuẩn bị cho Đạo luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm

 |  08:31 04/05/2024

(vasep.vom.vn) Các chuyên gia thương mại cảnh báo ngành thủy sản Mỹ chưa sẵn sàng tuân thủ các yêu cầu truy xuất nguồn gốc trong Đạo luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm (FSMA), dự kiến ​​có hiệu lực vào năm 2026.

Châu Âu muốn thúc đẩy sản xuất rong biển

 |  08:30 04/05/2024

(vasep.com.vn) Năm 2019, Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu đã gọi rong biển là 'siêu thực phẩm'. Chứa nhiều yếu tố quan trọng như iốt, vitamin C và sắt, nó có một lợi thế quan trọng mà ngay cả hải sản cũng không thể đánh bại - đó hàm lượng axit béo omega-3 cao. 

Tanzania thiệt hại 5,9 triệu USD do đánh bắt bất hợp pháp trong năm 2019-2023

 |  08:27 04/05/2024

(vasep.com.vn) Tanzania đã chịu tổn thất đáng kể do đánh bắt bất hợp pháp, lên tới khoảng 5,9 triệu USD từ năm 2019 đến năm 2023.

NFA hợp tác với các đối tác để chống đánh bắt trái phép

 |  08:36 03/05/2024

(vasep.com.vn) Cơ quan Thủy sản Quốc gia (NFA) của Papua New Guinea (PNG) cho biết họ đang hợp tác với các đối tác để chống lại việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm dự kiến tăng trưởng 5,2% giai đoạn 2024-2032

 |  08:34 03/05/2024

(vasep.com.vn) Theo Global Market Insights Inc, quy mô ngành sản xuất thức ăn cho tôm được dự kiến sẽ tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 5,2% từ năm 2024 đến năm 2032. Điều này được dự đoán dựa trên nhu cầu ngày càng cao của thị trường toàn cầu về các sản phẩm thức ăn cho tôm.

Công ty protein côn trùng Ý định xây nhà máy 40.000 tấn ở Na Uy vào năm 2027

 |  08:33 03/05/2024

(vasep.com.vn) Nhà sản xuất nguyên liệu thức ăn nuôi trồng thủy sản thay thế Ittinsect của Ý đã công bố kế hoạch tăng trưởng đầy tham vọng của mình tại Diễn đàn Hải sản Bắc Đại Tây Dương hồi đầu tháng này.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC