Giá cá tra trong những ngày gần đây bất ngờ tăng mạnh, từ 28.000 đồng tăng lên 31.000 - 32.000 đồng/kg, các nhà máy chế biến thủy sản không mua được nguyên liệu, bởi người nuôi giữ cá, chờ tăng giá. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Doanh nghiệp “đói” nguyên liệu
Theo ông Doãn Tới, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Nam Việt, giá cá tra trong những ngày gần đây bất ngờ tăng mạnh, từ 28.000 đồng/kg đã tăng lên 31.000 - 32.000 đồng/kg, các nhà máy chế biến thủy sản không mua được nguyên liệu, bởi người nuôi giữ cá, chờ tăng giá. Giá cá tăng cao do thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại (từ ngày 8/1/2023).
Đặc biệt, thông qua Hội nghị thúc đẩy giao thương nông sản, thủy sản Việt - Trung vừa diễn ra, Trung Quốc đã đẩy mạnh mua cá tra với số lượng lớn, khiến thị trường rơi vào tình trạng cung không đủ cầu.
Hiện Công ty Cổ phần Nam Việt đã có đơn hàng lên đến 500 container (tương đương 12.000 tấn) xuất sang thị trường Trung Quốc (size cá từ 800gram trở lên). Công ty đang nỗ lực giao hàng, bởi có vùng nuôi 600ha, sản lượng đạt 200.000 tấn/năm.
Ông Nguyễn Thành Tân, người nuôi cá tra ở xã Long Giang, huyện Chợ Mới (An Giang) phấn khởi cho biết: “Cả tuần nay giá cá tăng mạnh, doanh nghiệp xuống tận ao đặt tiền cọc trước để giữ mối mua cá giúp cho nông dân chúng tôi rất phấn khởi. Bởi, trong thời gian qua, cá tra nguyên liệu ở mức 28.000 đồng/kg, người nuôi thua lỗ nặng, bởi giá thành nuôi đã lên đến 29.000 - 30.000 đồng/kg. Nay giá cá tăng lên 31.500 - 32.000 đồng/kg, người nuôi đã có lời".
Giá cá tăng cao do thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại (từ ngày 8/1/2023) nên tiêu thụ cá tra của Việt Nam rất lớn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Giá cá tra đang trên đà tăng mạnh. Dự kiến, đến cuối tháng 2/2023, giá cá sẽ ở mức 33.000 đồng/kg, bước sang tháng 4/2023, giá có thể tăng đến 35.000-36.000 đồng/kg. Hiện, toàn tỉnh An Giang có 1.628 ha mặt nước nuôi cá tra. Thời gian qua, do tình trạng thua lỗ kéo dài, người nuôi bỏ ao rất nhiều, khi Trung Quốc mua cá trở lại, tình trạng cung không đủ cầu đã xảy ra.
Giá tăng nhưng người nuôi hạn chế
Từ đầu năm đến nay, giá bán cá tra nguyên liệu luôn ổn định ở mức cao, tuy nhiên, với giá thức ăn tăng cao, các vật tư đầu vào khác như xăng dầu, thuốc, thức ăn công nghiệp, hóa chất xử lý môi trường, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản cũng tăng giá, người nuôi lợi nhuận từ 500 - 1.500 đồng/kg.
Nhưng điều nghịch lý ở các địa phương có diện tích nuôi cá tra lớn tại ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp và TP Cần Thơ... lại hạn chế mở rộng diện tích nuôi.
Ông Lê Văn Tâm, ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) có gần 20 năm trong nuôi cá tra, ông Tâm cho biết, chưa bao giờ giá thức ăn cho cá tăng liên tục như hiện nay. Từ đầu năm 2022 đến nay, giá thức ăn đã tăng lên 6.000 đồng/kg, chưa kể giá xăng dầu và các loại chi phí khác cũng tăng theo khiến giá thành cá tra bị đội lên cao. Đây cũng là lý do mà nhiều người đã thu hẹp quy mô nuôi cá, dù giá cá tra đang đứng ở mức cao so với mọi năm.
Thời gian qua, do tình trạng thua lỗ kéo dài, người nuôi bỏ ao rất nhiều, khi Trung Quốc mua cá trở lại, tình trạng cung không đủ cầu đã xảy ra. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Riêng gia đình ông Tâm trước đây thường nuôi 5 hầm cá, bình quân mỗi hầm rộng 2-3 ngàn mét vuông nhưng nay chỉ thả nuôi 3 hầm vì nếu thả nuôi mới trong giai đoạn này, giá thành sản xuất cá tra thấp nhất cũng 30.000 đồng/kg nên bán ra phải trên giá này hoặc giá thức ăn phải giảm xuống thì người nuôi cá mới mong có lợi nhuận.
Là người có thâm niên nuôi cá tra hàng chục năm nay, ông Nguyễn Ngọc Hải, Giám đốc HTX cá tra Thới An, ở quận Ô Môn, TP Cần Thơ xác nhận, giá cá tra thương phẩm hiện ở mức tăng cao so với hơn 2 năm qua. Với giá này, người nuôi có lãi. Tuy nhiên, thực tế tỷ lệ nông dân vui mừng chưa được 10% vì thời điểm này không mấy người có cá để bán, do thời gian qua phải treo ao hoặc “ngâm cá” nên quá lứa.
Theo ông Hải, giá lên xuống là quy luật thị trường, có thể sụt giảm trong nay mai. “Tôi nói thật, giá cá có trên 30.000 đồng/kg vẫn chưa xứng đáng với người nuôi cá tra nhưng thị trường là vậy, mai mốt giá lại sụt thì sao?”, ông Hải nói.
Dự báo ngành hàng cá tra từ 2023-2025
Bảo Ngọc (Theo báo Nông nghiệp)
(vasep.com.vn) Các nhà sản xuất surimi Ấn Độ đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể trên thị trường vì giá surimi nhiệt đới vẫn giữ nguyên.
(vasep.com.vn) Nhu cầu ngày càng tăng đối với các bữa ăn nhanh đang thúc đẩy sự đổi mới trong các danh mục thủy sản đông lạnh và thủy sản bảo quản được lâu.
(vasep.com.vn) Tính đến tháng 8/2024, Peru ghi nhận sụt giảm sản lượng thủy sản so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 118.000 tấn, trị giá 173,9 triệu PEN (46,2 triệu USD, giảm 57% về sản lượng và 28% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Quy định phải bổ sung i-ốt vào muối dùng trong chế biến thực phẩm hiện vẫn đang tiếp tục gây khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam.
Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, ngành tôm Việt Nam cần nâng cao chất lượng và giảm chi phí để cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
(vasep.com.vn) Một cuộc khảo sát mới do tổ chức phi chính phủ Oceana thực hiện cho thấy 84% công dân tại Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha và Síp yêu cầu tăng cường tính minh bạch về các sản phẩm thủy sản chế biến, bao gồm cả các sản phẩm đóng hộp và đông lạnh.
(vasep.com.vn) Theo một giám đốc điều hành của Bord Bia, Hội đồng Thực phẩm Ireland, các loại thủy sản có vỏ của Ireland, chẳng hạn như cua nâu và tôm càng, đã thâm nhập vào thị trường bán lẻ và ăn uống cao cấp của Trung Quốc và đạt được doanh số bán hàng mạnh mẽ.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 10/2024, XK cá tra sang Canada đạt hơn 1 triệu USD, giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế XK cá tra sang thị trường này tính đến ngày 15/10/2024 đạt 32 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.
CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang và CTCP Thực phẩm Bích Chi đều "về đích" lợi nhuận sớm chỉ sau 9 tháng, không chỉ do sản lượng bán hàng cải thiện mà còn nhờ tỷ giá USD tăng cao.
Ngày 2/11, Sở KH-CN Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức vòng chung kết và trao giải cuộc thi 'Đổi mới sáng tạo ngành thủy sản' tỉnh năm 2024.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn