Tính đến tuần đầu tiên của tháng 12/2024, giá cá ngừ vằn tại Bangkok vẫn giữ nguyên ở mức 1.550 USD/tấn, với các nhà chế biến vừa và nhỏ trả khoảng 1.580 USD/tấn. Giá cá ngừ vằn giao trong tháng 12 dự kiến sẽ tiến gần hơn đến mức 1.600 USD/tấn, nhưng giá tại Bangkok đã "không tiếp tục tăng" trong tháng này, như dự kiến trước đó.
Vào ngày 16/12, một nguồn tin có trụ sở tại EU cho biết giá cá ngừ vằn tại Bangkok là 1.575 USD/tấn, trong khi phần lớn các nguồn tin Châu Á xác nhận giá ở mức 1.550 USD/tấn trong tuần này. Sản lượng đánh bắt của các đội tàu Châu Á ở Trung Tây Thái Bình Dương đang ở mức tốt.
Tuy nhiên, giá cá ngừ vằn được giao dịch ở mức thấp hơn một chút, 1.530 USD/tấn. Giữa tháng 12 đã có 08 tàu đông lạnh đã được dỡ hàng tại các cảng của Thái Lan, với 05 tàu khác sẽ được giao trước khi kết thúc năm.
Trong khi đó, ở Đông Thái Bình Dương, giá cá ngừ tại Manta, Ecuador, đã giảm xuống còn 1.600 USD/tấn nhưng chủ yếu vẫn giao dịch ở mức khoảng 1.650 USD/tấn. Sản lượng đánh bắt thấp hơn trong thời gian áp dụng lệnh cấm đã được bù đắp bởi lượng hàng của tàu vận tải từ Châu Á. Tháng 11 trước đó, giá tại Manta đã vượt qua mức giá tương đương tại Bangkok và hiện vẫn cao hơn.
Sự ổn định này được cho là do lượng nguyên liệu dự trữ của các nhà máy ở mức cao và sản lượng đánh bắt liên tục ở mức cao, mặc dù lệnh cấm đánh bắt bằng thiết bị dẫn dụ cá (FAD) diễn ra trong 72 ngày đã bắt đầu vào đầu tháng 12 và làm chậm nỗ lực đánh bắt.
Các nhà chế biến cá ngừ của Ecuador, giống như các công ty tôm địa phương và các ngành công nghiệp khác, đã phải đối mặt với tình trạng mất điện trong những tháng gần đây. Họ dựa vào máy phát điện để duy trì hoạt động chế biến và bảo quản lạnh ở tốc độ tối đa.
(vasep.com.vn) Theo dữ liệu Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu tôm nước ấm đông lạnh của Trung Quốc trong tháng 11/2024 giảm 7% so với cùng kỳ năm 2023, với hai nhà cung cấp chính là Ecuador và Ấn Độ ghi nhận mức sụt giảm đáng kể về khối lượng.
Sau thời gian sụt giảm, trong tuần đầu tiên của năm 2025, giá cá tra nguyên liệu tại Đồng Tháp tăng trở lại.
Ngày 7/1/2025, tại tỉnh Đồng Tháp, nhà máy chế biến thủy sản Hoa Kỳ với tổng vốn đầu tư gần 700 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển Đa quốc gia (IDI) làm chủ đầu tư đã được khởi công xây dựng. Đây là nhà máy số 3 của doanh nghiệp này.
Phiên đấu giá đầu năm mới tại chợ Toyosu (Tokyo) ngày 5/1, một con cá ngừ vây xanh được bán với giá 207 triệu yen (khoảng 1,32 triệu USD), mức giá cao gấp đôi năm trước và cao thứ hai trong lịch sử.
Cá rô phi là đối tượng thủy sản nuôi phổ biến thứ hai toàn cầu, do đó, các tổn thất do dịch bệnh virus có thể tác động tiêu cực đến kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Để giảm thiểu những tác động này, cần triển khai các chiến lược ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả tại các trang trại.
(vasep.com.vn) Năm 2024 vừa qua, ngành tôm phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Tuy vậy, ngành tôm đã kiên trì và nỗ lực vượt qua thử thách, khẳng định vị thế vững chắc trong xuất khẩu, là một trong những trụ cột kinh tế, đóng góp đáng kể vào sự phát triển quốc gia.
Trong lĩnh vực thủy sản, ngành hàng cá tra vẫn tiếp tục đóng vai trò then chốt của tỉnh Đồng Tháp. Con cá tra từ lâu đã được xác định là ngành hàng chủ lực của tỉnh, diện tích nuôi cá thương phẩm đạt 2.630ha, với sản lượng 540.000 tấn. Không chỉ gia tăng về diện tích nuôi qua từng năm, tỉnh cũng rất chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao giá trị ngành hàng, xử lý bệnh gan thận mủ, bóng hơi, nhiễm khuẩn, và tận dụng phụ phẩm làm phân hữu cơ, góp phần giảm chi phí sản xuất. Đồng Tháp đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II để đưa vào giống cá tra hậu bị cải thiện di truyền, tăng khả năng kháng bệnh và năng suất, dần thay thế đàn bố mẹ cũ.
Hoa Kỳ là đối tác hàng đầu của nước ta và những thay đổi trong chính sách của quốc gia này (nếu có) sẽ ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
(TBTCO) - Chương trình Doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan đã góp phần mở rộng các lợi ích của Hiệp định thương mại tự do (FTA) đối với doanh nghiệp, đặc biệt là khi các nước thành viên ký kết thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên (MRA).
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn