Ecuador bắt đầu quản lý FAD

Thị trường thế giới 09:59 03/09/2018 711
(vasep.com.vn) Ecuador đã đưa ra kế hoạch quản lý thiết bị thu hút cá (FADs),với mục tiêu chính là tăng cường quản lý một cách bền vững và sử dụng FADs tại các ngư trường khai thác cá ngừ cùng với lưới vây một cách có trách nhiệm. Kế hoạch này ban đầu được đề xuất bởi Tunacons, một liên minh của 4 công ty khai thác cá ngừ bằng lưới vây của Ecuador và Tri Marine của Mỹ, nhằm trở thành một phần quy định quốc gia.

Bộ Nuôi trồng Thủy sản và Nghề cá Ecuador đã ban hành Quy định Quản lý FADs quốc gia, đáng chú ý là hoạt động khai thác này tạo ra nguồn cung đáng kể cho các nhà máy chế biến cá ngừ và nhà phân phối và trong 2 thập kỷ qua. Hoạt động này đã tạo ra các tác động tích cực về mặt kinh tế và xã hội tại quốc gia Nam Mỹ này, nhưng cần phải được quản lý một cách bền vững hơn. Họ tin rằng việc đưa kế hoạch này vào trong quy định của quốc gia và việc thực hiện thành công quy định này sẽ giúp tiếng nói của chính phủ Ecuador có trọng lượng trong cuộc họp của IATTC.

Với kế hoạch này, chính phủ đang tìm cách đảm bảo việc sử dụng FADs có trách nhiệm, trong khi duy trì hiệu quả hoạt động của các đội tàu lưới vây. 5 công ty thuộc Tunacons tất cả có 45 tàu lưới vây và hiện đang là một phần trong Dự án Cải thiện Nghề cá (FIP) với mục tiêu ngắn hạn đạt được chứng nhận MSC.

Các bước cụ thể được đưa ra trong kế hoạch bao gồm việc thiết lập đăng ký đặc điểm của các vật thể nổi, cải thiện việc thu thập thông tin thông qua việc sử dụng công nghệ, và đóng góp vào việc nhận biết thành phần của mỗi loại trong bộ FADs và khả năng biến đổi về mặt không gian và thời gian. Ngoài ra, họ hi vọng đẩy nhanh việc nhận biết về khả năng ảnh hưởng của FADs tới hệ sinh thái, tạo ra một hệ thống theo đó thông tin có thể được trao đổi giữa các chủ tàu, các nhà khoa học và nhà quản lý và việc thiết kế FAD theo nguyên mẫu có khả năng ít gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái hơn.

Tunacons đã thúc giục chính phủ Ecuador về việc đưa ra các quy định nghiêm ngặt về FADs mặc dù các công ty trong liên minh này cũng sử dụng các thiết bị thu hút của mình. Quan điểm cứng rắn về FADs có thể giúp các công ty trong Tunacons tiến tới việc đánh giá MSC trong thời gian ngắn.

Trong khi kế hoạch này sẽ được thực hiện ngay lập tức, nó sẽ được xem xét trong 2 năm để tiến hành bất kỳ sửa đổi nào nếu có yêu cầu, dựa trên các biện pháp được thực hiện trong tương lai ở cấp nhà nước và các nghị quyết của IATTC, quy định việc khai thác cá ngừ tại khu vực Đông Thái Bình Dương (EPO).

Bạn đang đọc bài viết Ecuador bắt đầu quản lý FAD tại chuyên mục Thị trường thế giới của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Kibun Foods (Nhật Bản) sáp nhập công ty con, tăng cường hoạt động trong nước

 |  08:44 27/11/2024

(vasep.com.vn) Kibun Foods, nhà sản xuất các sản phẩm từ surimi lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, công bố rằng họ sẽ sáp nhập hai công ty con vào hoạt động cốt lõi của mình như một phần của chiến lược rộng lớn hơn nhằm hợp lý hóa hoạt động kinh doanh trong nước.

Giá cá tuyết H&G tăng kỷ lục, nhà NK Trung Quốc lo lắng

 |  08:42 27/11/2024

(vasep.com.vn) Giá cá tuyết cod Đại Tây Dương và cá tuyết chấm đen (haddock) đông lạnh bỏ đầu và ruột (H&G) liên tục ở mức cao đang khiến người mua và các nhà chế biến Trung Quốc lo lắng.

Cơ hội mới giữa những thách thức của xuất khẩu cá tra Việt Nam

 |  08:40 27/11/2024

(vasep.com.vn) Mặc dù ngành cá tra chiếm thị phần lớn nhất thế giới về kim ngạch XK và đứng trước các cơ hội thâm nhập thị trường mới, tuy nhiên vẫn tồn tại những thách thức làm giảm tốc độ bứt phá của toàn ngành.

Phụ phẩm ngành tôm có thể mang về cả tỷ USD

 |  08:37 27/11/2024

Tận dụng phụ phẩm trong ngành tôm mở ra cơ hội giúp doanh nghiệp thu về hàng tỷ USD.

Xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL: Triển vọng và thách thức

 |  08:34 27/11/2024

Bà Tô Thị Tường Lan, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỉ USD, song ngành này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm tới.

Những vấn đề quan tâm xoay quanh con tôm

 |  14:12 26/11/2024

Tình hình này, tôm nguyên liệu sẽ còn thiếu hụt đến hết quý 1 năm sau. Trong khoảng thời gian này, các DN chế biến đứng trước thách thức lớn, bởi phải mua tôm nguyên liệu giá cao nhưng giá tôm thành phẩm tiêu thụ phải cạnh tranh gay gắt với tôm giá rẻ hơn từ nhiều nước, dẫn đến giảm sụt hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Các nhà chế biến tôm Ấn Độ chuyển hướng sang thị trường Trung Quốc

 |  08:48 26/11/2024

(vasep.com.vn) Các nhà chế biến tôm Ấn Độ đang đầu tư vào các cơ sở mới và nâng cấp công nghệ bất chấp áp lực từ sự cạnh tranh của Ecuador và nhu cầu yếu ở các thị trường truyền thống.

NOAA công bố Kế hoạch hành động nhằm tăng cường Chương trình SIMP

 |  08:44 26/11/2024

(vasep.com.vn) Sau khi thu thập phản hồi từ hơn 7.000 bên liên quan, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đã xây dựng một kế hoạch hành động tập trung vào việc chống lại hoạt động đánh bắt bất hợp pháp và tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc hải sản.

Công văn của Cục Thủy sản về cấp SC/CC: Không yêu cầu DN phải nộp thêm các hồ sơ không có trong quy định hiện hành

 |  16:57 25/11/2024

(vasep.com.vn) Ngày 25/11/2024, Cục Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã có Công văn 2437/TS-KTTS về việc tổ chức thực hiện cấp giấy SC, giấy CC.

Nghị quyết 128/NQ-CP: Xử lý các "điểm nghẽn"về pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh

 |  16:53 25/11/2024

(vasep.com.vn) Ngày 12/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 218/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC