Theo dự báo, đến năm 2050, nhu cầu lương thực của con người sẽ tăng 70%, tương đương 5,4 nghìn triệu tấn mỗi năm. Tuy nhiên, năng lực của ngành nông nghiệp để duy trì nhu cầu này bị hạn chế do thiếu đất, nước ngọt và đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu.
Trong khi canh tác rong biển được đánh giá là thân thiện với môi trường, do chúng có khả năng hấp thụ CO2 nhanh hơn 5 lần so với cây cối, đây là đối tượng thủy sản có vòng đời ngắn, sản lượng sinh khối cao, có khả năng tạo ra sinh kế bền vững cho người dân. Đó là lý do giải thích tại sao hoạt động trồng rong biển lại được quan tâm nhiều hiện nay.
Rong biển là một ngành hàng có tiềm năng rất lớn - Ảnh minh họa: TCTS
Theo Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), tại Việt Nam có 88 loài rong biển có giá trị kinh tế và có thể trồng được trên biển; diện tích tiềm năng khoảng 900.000 ha. Tuy nhiên, đến nay cả nước chỉ khai thác được khoảng 16.500 ha. Một ngành hàng quá nhiều dư địa phát triển nhưng cũng rất nhiều thách thức.
Nhiều chuyên gia thủy sản cho rằng, hiện nay rong biển Việt Nam chưa hình thành được vùng nguyên liệu được cấp mã số vùng trồng, diện tích nuôi trồng rong biển còn quá manh mún, phân tán. Các nghiên cứu khoa học về rong, tảo biển còn hạn chế, năng lực chế biến còn yếu, chưa có hiệp hội ngành hàng... nên trên bản đồ rong biển thế giới chưa có tên Việt Nam.
Nhằm tìm ra giải pháp thúc đẩy phát triển nuôi trồng rong tảo biển, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, việc cần làm là khởi tạo một không gian giá trị mới cho một ngành hàng có tiềm năng rất lớn, đưa rong biển trở thành một lĩnh vực kinh tế trọng điểm của ngành thủy sản.
“Định vị giá trị không gian trực tiếp và gián tiếp của ngành hàng rong biển Việt Nam là rất lớn, trong khi quy mô nuôi trồng còn chưa tập trung. Đề nghị Cục Thủy sản xắn tay xây dựng con đường để phát triển giá trị không gian ngành hàng rong biển, thành lập Hiệp hội rong biển,… để từ đó cùng nhau xây dựng chiến lược, nhằm khởi động, kích hoạt cho một ngành hàng mang nhiều giá trị tiềm năng của Việt Nam”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu rõ.
Theo VOV
(vasep.com.vn) Liên minh Thủy sản Toàn cầu (GSA), có trụ sở tại Portsmouth, New Hampshire, đã công bố vào 4/11 về việc phát hành Tiêu chuẩn Chế biến Thủy sản (SPS) phiên bản 6.0, một tiêu chuẩn chứng nhận mới dành cho các nhà chế biến thủy sản trên toàn thế giới.
(vasep.com.vn) Theo dữ liệu từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), tháng 9/2024, xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador đã giảm 11% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chính do nhu cầu giảm từ các thị trường quan trọng ở châu Á.
(vasep.com.vn) Ngày 31/10/2024, Na Uy và Nga thiết lập hạn ngạch khai thác cá tuyết Đại Tây Dương và cá haddock tại Biển Barents cho năm 2025. Động thái này đã đẩy giá nguyên liệu đông lạnh H&G của cả 2 loài này lên mức cao kỷ lục, đặc biệt là từ các nhà cung cấp Nga, do người mua cố gắng đảm bảo nguồn cung trong bối cảnh sắp thiếu hụt vào năm 2025.
(vasep.com.vn) Mùa khai thác cá minh thái Alaska (mùa B) đã kết thúc thành công, mặc dù có khó khăn ban đầu tại vùng Vịnh Alaska (GOA).
Tuyệt đối tuân thủ quy trình nuôi, mật độ thả nuôi, quy trình xử lý nước thải, chất thải và tăng cường chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho cá. Sử dụng chế phẩm sinh học, men vi sinh, chế phẩm tăng cường chức năng của gan, thận, đường ruột cho cá.
Những năm qua, người nuôi cá tra ở An Giang đã đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp nhằm tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế.
10 CEO nữ được chọn đáp ứng nhiều tiêu chí như tạo ra thay đổi tích cực, để lại dấu ấn cá nhân và có tinh thần lãnh đạo truyền cảm hứng.
(vasep.com.vn) Bộ Thương mại và Thủy sản Na Uy đã công bố mức tăng đáng kể đối với hạn ngạch cua tuyết vào năm 2025, nâng tổng sản lượng được phép đánh bắt lên 12.725 tấn.
(vasep.com.vn) Sự sụt giảm mạnh trong doanh số bán mực ống illex đã góp phần vào sự giảm 15% của xuất khẩu thủy sản của Argentina, chỉ đạt 45.200 tấn vào tháng 9/2024.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn