Thị trường chứng khoán Việt Nam bị bao trùm bởi sắc đỏ trong phiên giao dịch ngày thứ 4. Thế nhưng, đâu đó ánh tím vẫn hiện lên với sự bứt phá của loạt cổ phiếu ngành thủy sản.
Theo Bộ Thương mại Mỹ (DOC), kết quả sơ bộ của đợt rà soát hành chính lần thứ 13 – POR13 cho thấy các sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (mã chứng khoán FMC) và Công ty Hải sản Nha Trang (Nha Trang Seaproduct Company) không bị bán phá giá vào Mỹ trong giai đoạn từ ngày 1/2/2017 đến ngày 31/1/2018.
Do đó, DOC thông báo thuế sơ bộ đối với 2 công ty trên là 0%.
Vì đây là hai bị đơn bắt buộc trong đợt POR13 nên 29 công ty khác của Việt Nam có nộp đơn xin xác định mức thuế suất khác biệt hoặc cam kết không có lô hàng nào xuất vào Mỹ trong khoảng thời gian nêu trên cũng được hưởng mức thuế 0%.
Tuy đây chưa phải là kết quả cuối cùng nhưng đại diện các doanh nghiệp xuất khẩu tôm cho biết đây là tin vui cho ngành chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam bởi với mức thuế này chứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam đã cung cấp số liệu thỏa đáng tới Bộ Thương mại Mỹ.
Được biết, theo thông lệ trong khoảng thời gian cuối quý 1 hoặc đầu quý 2, DOC sẽ đưa ra kết quả rà soát sơ bộ. Sau đó đến cuối quý 3, cơ quan này sẽ đưa ra kết quả cuối cùng.
Thông tin này ngay lập tức được thị trường chứng khoán hấp thụ khá tích cực bằng việc một loạt cổ phiếu ngành thủy sản cùng tăng kịch biên độ.
Cụ thể, dẫn đầu là cổ phiếu FMC. Sau ít phút giảm đầu buổi sáng, mã này đã liên tục tăng, đến đầu phiên chiều chính thức chạm trần và đạt 29.700 đồng/cổ phiếu.
Hòa trong không khí hân hoan đó để tăng trần là cổ phiếu ACL của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang; cổ phiếu AGF của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang; cổ phiếu CMX của Công ty Cổ phần Camimex Group; cổ phiếu HVG của Công ty Cổ phần Hùng Vương…
Ngoài ra, cổ phiếu MPC của đại gia tôm Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cũng tăng khá tốt với 1,3%, thị giá dừng ở mức 46.000 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, cổ phiếu AAM của Cổng ty Cổ phần Thủy sản Mekong và cổ phiếu IDI của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia I.D.I đều có mức tăng gần 5% trong phiên 10/4.
Báo cáo xuất khẩu thủy sản năm 2024 của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) được phát hành trong bối cảnh ngành thủy sản Việt Nam đạt được những kết quả tích cực, ghi nhận một năm thành công với tổng giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD, tăng trưởng 12% so với năm 2023. Đây là dấu mốc quan trọng, khẳng định sự phát triển bền vững và tiềm năng vượt trội của ngành thủy sản trong việc đóng góp vào nền kinh tế quốc dân.
(vasep.com.vn) Indonesia đang tiến một bước để cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc từ đại dương đến bàn ăn của ngành cá ngừ trị giá hàng triệu đô la của mình. Quốc gia châu Á này đã nâng cấp hệ thống truy xuất nguồn gốc hải sản quốc gia, Stelina, để tương thích với Tiêu chuẩn Đối thoại toàn cầu về truy xuất nguồn gốc hải sản (GDST), qua đó trở thành quốc gia đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn này.
Nhờ mạnh tiên phong nuôi cá bông lau thương phẩm, ông Lê Hồng Phương trở thành chủ trang trại cá bông lau lớn nhất vùng, nhiều năm liền có lãi ròng trên 1 tỷ đồng/năm.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo của Tổ chức Bột cá và Dầu cá Quốc tế (IFFO), thị trường bột cá và dầu cá toàn cầu đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể về sản lượng và nhu cầu vào cuối năm 2024.
(vasep.com.vn) Giá dầu cá đã giảm đáng kể vào đầu năm 2025, khi các nhà sản xuất Peru bán dầu cá sang Trung Quốc với giá khoảng 2.600 USD/tấn, giảm mạnh so với mức cao nhất 3.190 USD/tấn vào tháng 12/2024.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo nuôi trồng thủy sản mới nhất của Rabobank, những người sản xuất tôm có thể kỳ vọng giá sẽ cải thiện trong nửa đầu năm.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới của ENACT Africa, một sáng kiến do EU hậu thuẫn nhằm giải quyết tội phạm xuyên quốc gia, nghề cá của Somalia, bao gồm cả cá ngừ vây vàng, đang chịu áp lực nghiêm trọng từ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong năm 2024 tăng 4,99%, giá trị xuất khẩu đạt gần 113,37 triệu SGD, chiếm thị phần 9,68%
Đây là mục tiêu mà ngành thủy sản tiếp tục đặt ra trong năm 2025 - năm cuối tăng tốc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Xuất khẩu thủy sản năm 2024 vượt mốc 10 tỷ USD, kỳ vọng sẽ tiếp tục nối dài đà tăng trưởng trong năm 2025.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn