Đối diện nguy cơ bị châu Âu phạt ‘thẻ đỏ’, Thủ tướng Việt Nam ra hạn gỡ ‘thẻ vàng’

Tin tức IUU 08:02 13/09/2021 Nguyễn Trang
Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm 7/9 ra thời hạn cho các địa phương có tàu cá đánh bắt bất hợp pháp bị Liên minh châu Âu (EU) phạt “thẻ vàng” phải chấm dứt tình trạng vi phạm vào cuối năm nay, trước nguy cơ có thể bị EU tiếp tục phạt “thẻ đỏ” nếu không cải thiện.

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính.

Việt Nam hiện đang đối mặt với khoản thiệt hại lên tới 480 triệu USD mỗi năm trong xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU nếu bị phạt “thẻ đỏ”.

Việt Nam bị Ủy ban châu Âu đã phạt “thẻ vàng” vào tháng 10/2017 và cảnh báo có thể sẽ cấm nhập thủy sản từ Việt Nam nếu Hà Nội không “làm nhiều hơn” để giải quyết tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU).

Hình thức cảnh cáo “thẻ vàng” là một trong các bước quy định trong bộ quy tắc áp dụng cho quy trình giải quyết tình trạng đánh bắt thủy sản lậu được EU thông qua năm 2010. “Thẻ vàng” không đi kèm các biện pháp trừng phạt, nhằm để cho quốc gia bị cảnh cáo có thời gian “khắc phục tình hình”. “Thẻ xanh” sẽ được ban hành nếu vấn đề được giải quyết. Ngược lại, “thẻ đỏ” sẽ được đưa ra kèm theo một loạt các biện pháp trừng phạt, bao gồm lệnh cấm thương mại đối với các sản phẩm thủy sản của quốc gia đó.

Kể từ sau khi phạt “thẻ vàng”, Uỷ ban châu Âu (EC) đã đi kiểm tra thực tế tại Việt Nam hai lần vào các năm 2017, 2019. Nhưng đến nay, sau gần 4 năm thực hiện các khuyến nghị của EC, Việt Nam không những chưa gỡ được “thẻ vàng” mà còn có nguy cơ bị nâng lên “thẻ đỏ” vì tàu cá Việt Nam tiếp tục vi phạm khai thác hải sản trái phép ở các vùng biển nước ngoài, theo Vietnamnet.

Vì vậy, trong cuộc họp trực tuyến với các địa phương liên quan đến chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) hôm 7/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chậm nhất trong năm nay, các tỉnh phải chấm dứt tình trạng vi phạm của các tàu cá bằng các biện pháp như lắp đặt thiết bị VMS, đánh dấu tàu cá, kiểm soát chặt chẽ tàu cá, tuyên truyền, vận động người dân, hoàn thiện thể chế, khung pháp lý để xử lý vi phạm…

Theo báo cáo có tên “Đánh giá tác động kinh tế từ phân tích thương mại của việc không tuân thủ quy định về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU): Trường hợp Việt Nam” của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và Ngân hàng Thế giới công bố vào ngày 10/8, ước tính Việt Nam sẽ thiệt hại khoảng 387 triệu USD mỗi năm do mất doanh thu xuất khẩu từ hải sản đánh bắt tự nhiên bao gồm cá ngừ, mực và bạch tuộc, và 93 triệu USD mỗi năm do mất thu nhập từ xuất khẩu thủy sản nuôi, vốn sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp bởi lệnh cấm của EU.

Báo cáo cho thấy sản lượng hải sản đánh bắt tự nhiên của Việt Nam có thể giảm khoảng 30% trong vòng hai đến ba năm khi “thẻ đỏ” được áp dụng.

Trong khoảng thời gian từ sau khi bị “thẻ vàng”, từ giữa năm 2017 đến hết năm 2019, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU giảm đi 183,5 triệu USD, riêng hải sản giảm 43 triệu USD, và xuất khẩu tiếp tục giảm sâu hơn trong năm 2020 do tác động kép của “thẻ vàng” IUU và đại dịch Covid-19, vẫn theo báo cáo.

Kể từ năm 2019, EU từ vị trí thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ hai của Việt Nam đã rơi xuống vị trí thứ tư, sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc.

Theo nhận định của VASEP, nếu gỡ được “thẻ vàng”, ước tính Việt Nam sẽ thu về từ 1,2 – 1,4 tỷ USD xuất khẩu thủy sản sang EU, phần lớn là nhờ Hiệp định Thương mại giữa EU và Việt Nam (EVFTA).

Thuỷ sản hiện đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm 4% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước và tạo ra khoảng 4,7 triệu việc làm cho người dân Việt Nam.

(Theo VOA)

the do thu tuong viet nam ra han go ‘the vang’ the vang chau au

TIN MỚI CẬP NHẬT

NFA hợp tác với các đối tác để chống đánh bắt trái phép

 |  08:36 03/05/2024

(vasep.com.vn) Cơ quan Thủy sản Quốc gia (NFA) của Papua New Guinea (PNG) cho biết họ đang hợp tác với các đối tác để chống lại việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm dự kiến tăng trưởng 5,2% giai đoạn 2024-2032

 |  08:34 03/05/2024

(vasep.com.vn) Theo Global Market Insights Inc, quy mô ngành sản xuất thức ăn cho tôm được dự kiến sẽ tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 5,2% từ năm 2024 đến năm 2032. Điều này được dự đoán dựa trên nhu cầu ngày càng cao của thị trường toàn cầu về các sản phẩm thức ăn cho tôm.

Công ty protein côn trùng Ý định xây nhà máy 40.000 tấn ở Na Uy vào năm 2027

 |  08:33 03/05/2024

(vasep.com.vn) Nhà sản xuất nguyên liệu thức ăn nuôi trồng thủy sản thay thế Ittinsect của Ý đã công bố kế hoạch tăng trưởng đầy tham vọng của mình tại Diễn đàn Hải sản Bắc Đại Tây Dương hồi đầu tháng này.

VASEP phát hành Báo cáo Xuất khẩu thủy sản Quý I/2024

 |  14:07 02/05/2024

(vasep.com.vn) Sau khi sụt giảm liên tục trong nửa cuối năm 2023, sang quý I/2024, XK thủy sản của Việt Nam đã có tín hiệu hồi phục nhẹ với mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 2 tỷ USD. XK bứt phá mạnh mẽ vào tháng 1 là giai đoạn trước Tết Nguyên đán, nhưng có chiều hướng chững lại trong tháng 2 và tháng 3.

ASPA đề xuất cấm nhập khẩu tôm Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức

 |  08:58 02/05/2024

(vasep.com.vn) Hiệp hội Chế biến tôm Mỹ (ASPA) đã trình yêu cầu lên Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) về việc cấm nhập khẩu tôm từ Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức, theo quy định của mục 307, Đạo luật thuế quan năm 1930.

Nga trợ cấp vận tải đường sắt trong nước để thúc đẩy tiêu thụ thủy sản nội địa

 |  08:49 02/05/2024

(vasep.com.vn) Vận tải đường sắt nội địa của Nga chở các sản phẩm thủy sản từ vùng Viễn Đông đến miền Trung đã tăng đáng kể trong quý 1/2024. Chính phủ Nga đã trợ cấp vận chuyển thủy sản đông lạnh bằng đường sắt từ khu vực đánh bắt trọng điểm trong một nỗ lực rõ ràng nhằm khuyến khích tiêu dùng nội địa trong bối cảnh hạn chế xuất khẩu ngày càng tăng.

Giá surimi sẽ tiếp tục giảm trong năm 2024

 |  08:44 02/05/2024

(vasep.com.vn) Thời kỳ khó khăn trên thị trường surimi cá minh thái vẫn tiếp tục đối với các nhà sản xuất Mỹ, nhưng mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng giá trước đó. khi mà tập đoàn Pacific Andes bùng nổ giữa cuối năm 2015 và 2017.

Peru: Công bố hạn ngạch mùa cá cơm đầu tiên năm 2024

 |  12:45 01/05/2024

(vasep.com.vn) Peru đã chính thức công bố mùa khai thác cá cơm đầu tiên trong năm 2024, dự kiến sẽ bắt đầu ngày 16/4/2024, với hạn ngạch khai thác chính thức 2,475 triệu tấn.

Tìm hiểu về nhu cầu thị trường tôm châu Âu

 |  12:43 01/05/2024

(vasep.com.vn) Với gần 30 quốc gia và 10 loài tôm đặc biệt phổ biến, việc nhìn vào thị trường tôm châu Âu mang lại cái nhìn sâu sắc hấp dẫn về sự khác biệt văn hóa và ẩm thực trên khắp lục địa. Tôm thẻ chân trắng có thể là loại tôm phổ biến nhất ở châu Âu nhưng có tới hơn 10 loài tôm được tiêu thụ rộng rãi

FTA với Trung Quốc có hiệu lực trong bối cảnh bất lợi cho tôm Ecuador

 |  08:53 29/04/2024

(vasep.com.vn) Thuế suất nhập khẩu của Trung Quốc đối với tôm Ecuador mã HS 0306170 sẽ giảm xuống 0% theo các điều khoản của hiệp định thương mại tự do song phương.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC