Doanh nghiệp đau đầu vì thiếu nguyên liệu chế biến

Tin tổng hợp 08:53 11/10/2022 Bảo Ngọc
Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã chi hơn 13,2 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng thủy sản, rau quả, nguyên phụ liệu chế biến thực phẩm, trong đó nhiều nhất là các mặt hàng ngô, hạt điều, tôm cá…

 

Hoạt động cầm chừng vì đứt gãy nguồn cung nguyên liệu

Theo số liệu của Cục Thống kê TP.HCM, trong 8 tháng của năm 2022, Chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành chế biến lương thực thực phẩm Việt Nam tăng gần 9%, trong đó TP.HCM tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay của doanh nghiệp là nguồn cung nguyên liệu. Mặc dù Việt Nam có nguồn nguyên liệu thực phẩm dồi dào, nhưng các doanh nghiệp chế biến vẫn phải nhập đến 90%. Điều này khiến cho giá bán sản phẩm thực phẩm Việt khó cạnh tranh với các quốc gia có sản phẩm tương tự và mất lợi thế ở thị trường trong nước.

Thống kê từ cơ quan hải quan cho thấy, tính đến giữa tháng 9/2022, Việt Nam đã chi hơn 13,2 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng thủy sản, rau quả, nguyên phụ liệu chế biến thực phẩm từ Trung Quốc, EU… Trong đó, nhiều nhất là các mặt hàng ngô, hạt điều, thủy sản, rau quả.

Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và môi trường phía Nam lý giải, nông sản của Việt Nam còn khá manh mún, nhỏ lẻ, thiếu liên kết bền vững. Trong khi đó, việc thống nhất tổ chức sản xuất, áp dụng khoa học - kỹ thuật theo vùng từ các hộ nông dân còn nhiều nan giải. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, chế biến vì cần phải có nguồn hàng lớn. 

Ông Lê Nguyễn Đoan Duy, Giám đốc phát triển kinh doanh, Tập đoàn Nguyên liệu Á Châu chia sẻ, doanh nghiệp ông muốn xây dựng nhà máy chế biến công suất 100.000 tấn thì nguyên liệu đầu vào ít nhất cũng phải 200.000 - 300.000 tấn. Song, để đảm bảo được khối lượng nguyên liệu đầu vào này không dễ, do các vùng nguyên liệu không đáp ứng được.

Nhiều công ty ngành chế biến lương thực, thực phẩm khác cho hay, doanh nghiệp chỉ hoạt động được khoảng 70-80% công suất nhà máy do đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu nguyên phụ liệu để sản xuất… Thậm chí, doanh nghiệp còn đang đứng trước nguy cơ lỗ vốn, đền bù hợp đồng do chi phí sản xuất tăng cao. Việc đầu tư nguồn nguyên liệu từ nội địa đang là giải pháp được các doanh nghiệp hướng đến.

Giúp doanh nghiệp thì cần hỗ trợ nông dân

Theo ông Phạm Ngọc Hưng, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp TP.HCM, trước những biến động, nỗi lo đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn thế giới, khủng hoảng năng lượng… các công ty thực phẩm rất muốn có nguồn cung ổn định, nhất là cần có sự chủ động về nguồn nguyên liệu ngay tại Việt Nam.

Đặc biệt, nếu các hộ nông dân và doanh nghiệp sản xuất kết hợp với sự đầu tư của các công ty chế biến nguyên liệu thực phẩm thì cơ hội để tăng thêm giá trị cho nông sản là rất lớn. Điều này đòi hỏi việc mở rộng quy mô sản xuất với mức độ kiểm soát vệ sinh cao hơn tiêu chuẩn quốc tế và tiếp thị chuyên nghiệp.

Ông Lê Nguyễn Đoan Duy cho biết: “Hiện tại doanh nghiệp đang xây dựng những vùng nguyên liệu riêng, ví dụ như vùng nguyên liệu về dừa, vùng nguyên liệu sắn ở Nghệ An. Thông qua những vùng này, công ty sẽ kiểm soát và đảm bảo chất lượng đầu vào, đồng thời dần tự chủ nguồn cung nguyên liệu”.

Nỗ lực của doanh nghiệp thôi chưa đủ, để các doanh nghiệp có nguồn lực xây dựng được vùng nguyên liệu bền vững, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ người nông dân, đồng thời xây dựng những đầu mối liên kết, giúp nông dân thấy được giá trị của việc cung cấp cho doanh nghiệp chế biến để sản xuất ra các nguyên liệu, từ đó đảm bảo cho sự phát triển bền vững của cả một vùng.

Bảo Ngọc (Theo báo Đầu tư)

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nghiên cứu nâng gói tín dụng ưu đãi thủy sản lên 60.000 tỷ đồng

 |  10:04 27/09/2024

(vasep.com.vn) Ngày 08/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024.

Xuất khẩu phi lê cá minh thái của Mỹ tăng mạnh trong khi surimi vẫn trì trệ

 |  08:28 27/09/2024

(vasep.com.vn) Tháng 7/2024, xuất khẩu phi lê cá minh thái Alaska của Hoa Kỳ đã chứng kiến ​​mức tăng đáng kể theo năm về cả khối lượng và giá trị vào. Tuy nhiên, không thể nói như vậy đối với surimi cá minh thái của Hoa Kỳ.

Giá tôm tháng 9 cao nhất trong nhiều năm tại Thái Lan, Trung Quốc

 |  08:25 27/09/2024

(vasep.com.vn) Giá tôm tại trang trại ở Thái Lan đã tăng lên mức cao nhất kể từ thời điểm này trong năm kể từ năm 2017, trong khi giá ở Trung Quốc cũng tăng. 

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất cá tuyết đông lạnh từ Na Uy

 |  08:24 27/09/2024

(vasep.com.vn) Theo dữ liệu mới nhất từ Hội đồng Thủy sản Na Uy (NSC) trong tuần 36 (2-8/9), EU đang ngày càng phụ thuộc vào xuất khẩu cá tuyết nuôi tươi từ Na Uy vì Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cá tuyết đông lạnh chủ yếu từ Na Uy trong năm nay.

Tiềm năng tiêu thụ thủy sản tươi sống của Trung Quốc

 |  08:20 27/09/2024

(vasep.com.vn) Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, 8 tháng đầu năm nay nước này NK hơn 2,8 triệu tấn thủy sản, trị giá gần 11,4 tỷ USD, giảm gần 6% về khối lượng và giảm 11% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam là nguồn cung cấp lớn thứ 3 cho thị trường Trung Quốc.

Doanh số bán lẻ hải sản tươi sống và đông lạnh của Hoa Kỳ lại giảm

 |  08:22 26/09/2024

Theo báo cáo mới nhất về doanh số bán lẻ thực phẩm của 210 Analytics, người tiêu dùng Mỹ vẫn đang phải vật lộn với giá cả cao và tình hình kinh tế bất ổn.

Pêru: Xuất khẩu hải sản tăng gấp 5 lần nhờ bán bột cá sang Trung Quốc

 |  08:19 26/09/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu do Bộ Sản xuất của Peru công bố, xuất khẩu hải sản của Peru đã tăng đột biến vào tháng 7 năm 2024, tăng gần gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. 

American Seafoods cáo buộc các nhà sản xuất cá minh thái Nga lách lệnh cấm

 |  08:17 26/09/2024

(vasep.com.vn) Tổng giám đốc điều hành của American Seafoods, Einar Gustafsson, đang kêu gọi giám sát chặt chẽ hơn chuỗi cung ứng để chống lại tình trạng các sản phẩm bị cấm của Nga được tiếp thị gian lận là có nguồn gốc từ tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ.

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá tra nguyên con xẻ bướm đông lạnh từ Việt Nam

 |  08:12 26/09/2024

(vasep.com.vn) Bên cạnh sản phẩm chủ lực là cá tra phile đông lạnh Việt Nam, người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới cũng ưa chuộng các sản phẩm cá tra khác, trong đó có cá tra nguyên con xẻ bướm đông lạnh mã HS 03032400.

Nga: Giá cá minh thái H&G tăng nhanh do nguồn cung thấp

 |  08:39 25/09/2024

(vasep.com.vn) Giá cá minh thái Nga đã bỏ đầu và moi ruột (H&G) đã tăng hơn 1.200 USD/tấn do nhu cầu trong nước và tình trạng đánh bắt chậm lại.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC