Theo các thông tin, Công ty Nanogen - đơn vị chủ trì nghiên cứu vaccine Nanocovax cho biết công suất sản xuất của hãng rất lớn, 10 triệu và có thể tăng lên 20 triệu liều/tháng. Ngoài số lượng nhiều, đáp ứng kịp thời nhu cầu bức xúc của bao người để sớm tham gia đẩy mạnh quá trình phục hồi nền kinh tế đang tổn thương không nhỏ. Vaccine này có chỉ số sinh miễn dịch ở tốp cao so các vaccine đang lưu hành cộng thêm yếu tố giá thành, giá bán rất thấp. Bao nhiêu điều lợi cùng một lúc, không vui sao được.
“Lão nông” cũng có thông tin thêm, cùng với việc thẩm định vaccine Nanocovax của Việt Nam đã qua thử nghiệm giữa kỳ giai đoạn 3, Hội đồng còn thẩm định một loại vaccine khác của ngoại quốc. Vaccine trong nước dù khẳng định đạt yêu cầu sinh miễn dịch và an toàn. Còn vaccine ngoại quốc thì chỉ căn cứ hồ sơ do công ty nhập khẩu cung cấp để thông qua, cấp phép, tuyệt nhiên không công bố bất cứ sự rủi ro nào.
Trong khi vaccine nào cũng có những rủi ro, vì những rủi ro này nên cơ quan cấp phép nước ngoài mới chỉ cấp phép sử dụng khẩn cấp (trừ một loại duy nhất được cơ quan FDA Mỹ cấp phép chính thức). Rõ ràng, theo logic, bức xúc chuyện chậm thông qua việc cấp phép cho vaccine Nanocovax là điều hiển nhiên cho bất cứ ai quan tâm tới việc muốn cải thiện tình hình chung, khó khăn hiện nay do covid-19 gây nên. Nhưng chuyện trên đời đâu thể toàn bích.
Có thể thời gian qua phía Nanogen còn thiếu những thủ tục tuy không phải quá lớn lao nhưng hết sức cần thiết cần phải bổ sung cho hoàn chỉnh như số liệu về tính hiệu quả của vaccine; có thể hồ sơ xin cấp phép của vaccine ngoại lại đầy đủ hơn và nhất là có minh chứng qua việc đã thương mại hóa chẳng hạn. Nhưng nói gì nói, vaccine Nanocovax đừng mất 2 tháng chờ đợi (tháng 4 tới tháng 6, theo thông tin trên mạng và chưa rõ do lý do nào) cho việc cấp phép thử nghiệm bước tiếp theo, biết đâu chúng ta đã được tiêm vaccine nội từ 2 tháng trước và thực tế 2 tháng qua đang diễn ra đã khác đi, chiều hướng không đến nỗi quá căng thẳng như đang có?
Người điều hành doanh nghiệp (DN) hoạt động sản xuất công nghiệp với số lượng lao động khá lớn ai không thể không lo âu cho sự an toàn cho tất cả người lao động. Chỉ cần có một lao động kiểm tra bị nghi dương tính là nỗi lo tăng cường độ gần sát đỉnh! Cho nên trong DN, hiện nay việc lớn lao quan trọng nhất không phải là lo mọi nguồn lực để phục hồi và tăng tốc trả nợ các hợp đồng đã ký kết trước đây bị ách tắc do hơn 2 tháng qua sản xuất bị thu hẹp, mà lo cho sự an toàn người lao động. Muốn giảm thiều rủi ro, tăng độ an toàn người lao động trong DN, ngoài các yếu tố như thực thi 5K, nâng cao năng lực và vai trò đội ngũ y tế nội bộ trong việc tầm soát và kiểm tra các điều kiện tổ chức sản xuất… thì đủ vaccine là con đường ngắn nhất để tiến tới hoạt động bình thường mới.
Cả nước gần trăm triệu dân, thông tin hôm qua mới tiêm trên 35 triệu liều, tỉ lệ thấp top dưới Đông Nam Á. Ai không âu lo, ai không mong chờ có nhiều vaccine và thiết nghĩ ai cũng mong nếu có vaccine chi phí phải chăng, vừa túi tiền Chính phủ hơn và sinh miễn dịch tốt thì quá vui, là một ước mơ không nhỏ khi từ nhiều tháng qua nghe thông tin tiến trình thử nghiệm có kết quả ban đầu khá triển vọng của vaccine nội.
Vui nhất, vỡ òa chắc nội bộ của hãng Nanogen vì có thành quả để đời, tin vui này là làn gió tươi mát cho người dân Việt Nam đang khắc khoải mong chờ vaccine, nhưng các nhà đều hành DN vui không nhỏ đâu. Bởi sắp giảm được áp lực trên vai, trong tâm tưởng. Hoạt động sản xuất mang lợi ích không riêng cá nhân ai, nhưng “lãnh đạo doanh nghiệp chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu để xảy ra bùng phát dịch bệnh trong DN!”, câu chữ đó ám ảnh không nhỏ! Lây lan dịch bệnh còn chút yếu tố may rủi! Lây lan ngoài địa phương có lãnh đạo nào chịu trách nhiệm hoàn toàn đâu, bởi lý do khách quan chi phối rất lớn.
Ước mơ đẹp đẽ đó sắp thành hiện thực. Nói gì nói cũng nên cám ơn tất cả người trong cuộc, có các thành viên các Hội đồng, dĩ nhiên đáng cám ơn nhất là những nhà khoa học là cha mẹ để của vaccine Nanocovax, và không quên cám ơn các vị chủ của Nanogen đã dám bỏ ra số tiền không nhỏ có thể là đầu tư mạo hiểm, để nghiên cứu và có kết quả đáng ngợi khen đang nhắc tới.
Bất ngờ ngoài mong đợi, ngay ngày hôm sau có thông tin mới là vaccine nội cần thêm thời gian theo dõi về chuẩn mực, tiêu chí cần thiết đã nói trên, nỗi buồn chợt ập tới như sắp làm tan nát con tim! Khoa học và sự thật ơi, biết đâu mà rờ! Lại tiếp tục nhức đầu lo tập trung phòng chống dịch, kẻ thù không thấy bóng dáng này tạo ra sức mạnh “mềm” làm điên đảo thế giới không từ ai, nhưng hình như có một số người vì lợi ích riêng nên muốn làm bạn với nó.
Sóc Trăng, ngày 21/9/2021
TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN
(Chú thích: Quan điểm trong bài viết là quan điểm của tác giả, không phải là quan điểm của VASEP)
(vasep.com.vn) Vào năm 2024, tổng sản lượng surimi cá tuyết của Nga tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 70.800 tấn.
(vasep.com.vn) Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) của Liên hợp quốc đã đề xuất một biện pháp mới cho công ước MARPOL, nhằm giảm phát thải khí nhà kính từ các hoạt động thương mại trên biển, bao gồm cả tàu đánh cá và vận tải biển toàn cầu. Mục tiêu của công ước này là đạt được mức phát thải ròng bằng 0, thông qua việc thu hẹp khoảng cách giá giữa nhiên liệu hàng hải truyền thống và nhiên liệu phát thải 'gần bằng 0'.
(vasep.com.vn) Nhật Bản dự kiến sẽ tăng gấp đôi sản lượng cá hồi nuôi và cá hồi vân, đạt hơn 50.000 tấn vào năm 2027, nhờ vào những tiến bộ trong công nghệ nuôi trồng thủy sản tuần hoàn trên cạn (RAS) và nhu cầu ngày càng cao đối với cá sashimi có nguồn gốc địa phương.
(vasep.com.vn) Diện tích thả nuôi cá tra năm 2024 đạt 5,7 nghìn ha, bằng với năm 2023; Sản lượng đạt 1,787 triệu tấn, tăng 4,3% so với năm 2023 (1,713 triệu tấn).
- Khóa học "Kiểm soát hiệu quả động vật gây hại trong nhà máy chế biến thủy sản và thực phẩm" nhằm đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được kiểm soát nghiêm ngặt, đáp ứng các yêu cầu trong chương trình SSOP của hệ thống HACCP cũng như tiêu chuẩn BRC, IFS, FSSC, BAP.... - Khóa học "HACCP cơ bản trong doanh nghiệp chế biến thủy sản" cập nhật có hệ thống kiến thức về HACCP & vệ sinh ATTP cho các doanh nghiệp, đồng thời nâng cao kỹ năng xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống HACCP, công tác quản lý chất lượng trong nhà máy thủy sản.
(vasep.com.vn) Kura Sushi, một trong những chuỗi nhà hàng sushi lớn nhất Nhật Bản, đã lên kế hoạch mở 14 nhà hàng mới tại Hoa Kỳ vào năm 2025, tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ sau "khởi đầu tuyệt vời" trong quý đầu tiên của năm tài chính 2025, theo thông tin từ Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hajime Uba.
(vasep.com.vn) Giá cua tuyết (Chionoecetes opilio) tại Hoa Kỳ tiếp tục tăng trong năm 2025, do nguồn cung ngày càng khan hiếm. Gary Morrison, giám đốc tăng trưởng và chiến lược của cơ quan báo cáo giá UCN, cho biết giá cua tuyết đông lạnh từ Newfoundland và Labrador (NL) của Canada, kích thước phổ biến 5-8 ounce, đã tăng từ 8,75 USD lên 8,95 USD/pound trong tuần thứ 3 của tháng 1, tăng 8-9% so với đầu tháng 11 và 60-62% so với cùng kỳ năm 2024.
(vasep.com.vn) Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phát hiện hàm lượng chất per- và poly-fluoroalkyl (PFAS) trong các mẫu nghêu đóng hộp nhập khẩu từ Trung Quốc, làm dấy lên mối lo ngại về sức khỏe. Các mẫu này được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 10 /2022 đến tháng 9/2024.
(vasep.com.vn) Indonesia đã nâng cấp hệ thống truy xuất nguồn gốc hải sản quốc gia Stelina để tương thích với tiêu chuẩn Đối thoại toàn cầu về truy xuất nguồn gốc hải sản (GDST), trở thành quốc gia đầu tiên tích hợp hệ thống chính phủ với các tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc quốc tế.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, QIV/2024, XK cá tra Việt Nam sang thị trường Trung Quốc & HK đạt 163 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023, và tăng đều ở tất cả các tháng. Lũy kế XK cá tra Việt Nam sang Trung Quốc & HK trong năm 2024 đạt 581 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn