Ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác Thủy sản (Cục Thủy sản) cho biết, sau khi Nghị định số 37/2024/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản có hiệu lực, đang có một vấn đề, đó là kích cỡ cá ngừ vằn cho phép khai thác hiện nay quy định trong Nghị định 37 là 500mm (50cm). Tuy nhiên sản lượng cá ngừ đạt kích cỡ này thực tế rất thấp. Theo đó, khi Nghị định 37 có hiệu lực, tất cả các cảng cá không dám cấp xác nhận nguyên liệu đối với cá ngừ vằn nhỏ hơn kích cỡ khai thác này.
Ông Hải chia sẻ, tham khảo ý kiến của các chuyên gia Ủy ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC), toàn bộ vùng biển Trung và Tây Thái Bình Dương không quy định kích thước khai thác cá ngừ vằn, các nước trong khu vực cũng không quy định.
Ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác Thủy sản (Cục Thủy sản) cho biết, sản lượng cá ngừ vằn đạt kích cỡ 500mm (50cm) thực tế rất thấp. Ảnh: Hồng Thắm.
“Nếu Việt Nam muốn quy định thì nên quy định kích cỡ 38 - 40cm để đảm bảo đúng cơ sở khoa học vì đến cỡ khoảng 40cm thì 50% cá thể cá ngừ vằn đã trưởng thành và tham gia sinh sản lần đầu”, ông Hải nói thêm.
Ông Hải đưa thêm dẫn chứng về một kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hải sản đã công bố về kích cỡ tham gia sinh sản lần đầu, nghĩa là có thể cho phép tham gia khai thác là kích cỡ 38cm đối với cá ngừ vằn cái và 38,7cm đối với cá ngừ vằn đực.
Ông Hải nói: “Đây là hai cơ sở thực tiễn và pháp lý. Chúng ta cần sớm điều chỉnh để đảm bảo việc xác nhận cá ngừ nhằm giữ được thị trường cá ngừ bởi như quy định hiện nay, chúng ta không cấp xác nhận đối với cá ngừ nhỏ hơn 50cm thì sẽ mất thị phần”.
“Thái Lan đang có cơ hội để lấn các thị trường cá ngừ mà Việt Nam đang có. Nếu tình trạng này kéo dài, các doanh nghiệp sẽ đói nguyên liệu và chúng ta sẽ mất thị trường. Trong khi đó, việc phát triển và chiếm lĩnh một thị trường phải mất 5 - 10 năm và để lấy lại rất khó”, ông Hải nhấn nhạnh.
Trước đó, ngày 16/6, Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng đã có công văn gửi Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam báo cáo tình hình, kết quả hoạt động quý II và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm quý III, IV/2024.
Cá ngừ vằn để sản xuất đồ hộp hiện nay thường trung bình 1,8 - 3,4kg/con. Ảnh: NNVN.
Công văn đề cập một số vướng mắc mà ngành thủy sản đang gặp phải. Đáng chú ý là quy định về kích thước tối thiểu được phép khai thác của các loài thủy sản sống trong vùng nước tự nhiên tại Nghị định 37/2024 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 19/5.
Cụ thể, đối với cá ngừ vằn, quy định chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác đối với loài này là 500mm (50cm). Cá ngừ vằn chiều dài 500mm tương đương size 5 - 7kg, trong khi tiêu chuẩn quốc tế đối với loài cá này là size 1,8 - 3,4kg. Cá ngừ vằn để sản xuất đồ hộp hiện nay thường trung bình 1,8 - 3,4kg. Thực tế, nhiều tàu khai thác ngừ vằn có size cỡ dưới 1kg và khách hàng chuộng các sản phẩm đóng hộp từ nguyên liệu cá size nhỏ.
VASEP cho hay, tại quy định (EU) 2019/1241 về bảo tồn của châu Âu, cũng không tìm thấy quy định về kích thước tối thiểu (minimum conservation reference sizes) của cá ngừ vằn (skipjack) mà chỉ có một số loài nhạy cảm; kích thước tối thiểu (minimum size) cũng thay đổi khác nhau tùy từng vùng biển và nguồn lợi tại khu vực đó.
Nội dung cơ bản là EU bảo vệ nguồn lợi thủy sản bằng các biện pháp như hạn ngạch (quota), thời gian cấm biển, nghề khai thác, FAD…, chứ không thuần túy chỉ bằng kích thước tối thiểu.
Nhiều ý kiến cho rằng, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không sớm điều chỉnh quy định chỉ đánh bắt cá ngừ vằn từ 500mm. Ảnh: Hồng Thắm.
Một thực tiễn nữa mà VASEP chia sẻ là các tàu cá của Tây Ban Nha vẫn đánh bắt cá ngừ vằn dưới 1,5kg và vẫn được cấp C/C. Tổ chức WCPFC cũng không có quy định kích thước tối thiểu một số loài cá ngừ, trong đó có ngừ vằn.
Ngoài cá ngừ vằn, theo VASEP, các doanh nghiệp cũng phản ánh quy định về kích cỡ khai thác đối với một số hải sản phổ biến khác không phù hợp, ví dụ cá trích xương, mực ống, tôm sắt cứng...
VASEP cũng cho rằng, khi Nghị định 37/2024/NĐ-CP có hiệu lực, nhiều ngư dân khai thác ở các tỉnh sẽ là chủ thể đầu tiên gặp không ít khó khăn liên quan đến việc tuân thủ các quy định về thay đổi ngư cụ mới có kích thước mắt lưới mới phù hợp, đến việc ghi chép nhật ký, khai báo và kiểm soát cỡ của loài mà ngư dân khai thác được.
VASEP kiến nghị cần rà soát lại các quy định về kích thước khai thác tối thiểu tại phụ lục V, Nghị định 37/2024 và xem xét để điều chỉnh phù hợp lại thông số quy định với một số loài thông dụng để báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ xem xét sửa đổi cho phù hợp với quy định về kích thước tối thiểu được phép khai thác của các loài thủy sản sống trong vùng nước tự nhiên, trong đó đề xuất khung tiếp cận như Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
Theo Nông nghiệp Việt Nam
(vasep.com.vn) Tại Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD do VASEP tổ chức ngày 23/12/2024, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã có bài phát biểu chúc mừng VASEP và các doanh nghiệp thành viên về những thành tựu ấn tượng đã đạt được trong năm 2024. Thứ trưởng cũng chỉ đạo một số nội dung trọng tâm để ngành thủy sản vượt qua thách thức và phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2025.
Ngành thủy sản– một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, chiếm 16% tổng kim ngạch XK của ngành nông nghiệp. Với kim ngạch XK từ 9 – 11 tỷ USD mỗi năm, ngành thủy sản Việt Nam tự hào đứng thứ 3 trên bản đồ thủy sản thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Na Uy.
(vasep.com.vn) Liên minh Châu Âu và Vương quốc Anh đã đạt được thỏa thuận về cơ hội khai thác thủy sản năm 2025 đối với hơn 88 hạn ngạch khai thác tổng cộng (TAC) tại vùng Đông Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Ấn Độ, Indonesia và Ecuador vẫn là ba nước xuất khẩu tôm hàng đầu sang Hoa Kỳ trong tháng 10/2024. Trong khi XK của Ấn Độ và Indonesia tăng nhẹ, XK của Ecuador lại chứng kiến mức giảm đáng kể.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong tháng 11/2024. Tuy nhiên mức tăng không nhiều, nên tính luỹ kế 11 tháng đầu năm 2024 giá trị XK vẫn giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ, đạt 268 triệu USD.
(vasep.com.vn) Trong tuần 50 (9-15/12/2024) năm 2024, thị trường cua hoàng đế Na Uy chứng kiến mức tăng khiêm tốn về giá của cả cua đực và cua cái.
(vasep.com.vn) Tính đến tháng 11 năm 2024, Hàn Quốc đã nhập khẩu 29.220 tấn cá thu đông lạnh, giảm đáng kể 20% so với 36.420 tấn được nhập khẩu trong cùng kỳ năm 2023. Mặc dù khối lượng nhập khẩu giảm, giá phân phối trong nước vẫn ổn định, dao động ở mức cao khoảng 90.000 KRW. Giá nhập khẩu trung bình cho mỗi kilogram cá thu đông lạnh tính đến tháng 11/2024 được ghi nhận là 2,30 USD. NK từ Na Uy đạt 26.624 tấn (chiếm 91% tổng nhập khẩu) với giá NK trung bình: USD 2,31/kg. NK từ Trung Quốc đạt 1.441 tấn (chiếm 5% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,32/kg. NK từ Hà Lan đạt 848 tấn (chiếm 3% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,16/kg.
Bất cứ sự nỗ lực nào, nếu có kết quả như mong đợi đều có niềm vui trong lòng các bên tham gia. Năm nay, trong hoàn cảnh thách thức bên trong lẫn bên ngoài hết sức lớn lao, nhưng ngành thủy sản đã về đích ở tháng cuối, đạt 10 tỷ USD toàn ngành, riêng tôm chiếm 40%. Quả là một tin mừng, niềm phấn khởi cho các bên tham gia trong ngành thủy sản nước nhà.
Theo UBND tỉnh Bến Tre, địa phương tập trung nhiều giải pháp nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành tôm trở thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín và khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế.
(vasep.com.vn) Trong năm 2024, khu vực Trung Đông đã nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với mức tăng trưởng 18%, đạt doanh thu 334 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Dự kiến, đến cuối năm 2024, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang khu vực này sẽ đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường NK thủy sản có tăng trưởng mạnh nhất, sau Trung Quốc.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn